Recep Tayyip Erdogan: 2 thập kỷ định hình Thổ Nhĩ Kỳ
Kết quả của cuộc bầu cử lần 2 ngày 28/5 đã giúp ông Recep Tayyip Erdogan tiếp tục là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước có vị trí địa lý giáp giới giữa 2 lục địa Á-Âu và có ảnh hưởng quan trọng đến cục diện chính trị tại Trung Đông, Ukraine và NATO.
“Người khổng lồ” chính trị
Từ những khởi đầu khiêm tốn, ông Recep Tayyip Erdogan đã trở thành một “người khổng lồ” về chính trị, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt 2 thập niên qua và được đánh giá là người định hình lại đất nước của mình. Sinh tháng 2/1954, ông Erdogan là con trai của một cảnh sát biển bên bờ Biển Đen. Khi 13 tuổi, cha ông quyết định chuyển đến Istanbul với hy vọng sẽ cho 5 đứa con của mình một nền giáo dục tốt hơn. Chàng trai trẻ Erdogan bán nước chanh và bánh vừng để kiếm thêm tiền. Anh theo học một trường Hồi giáo trước khi tốt nghiệp Đại học Marmara của Istanbul và cũng từng là cầu thủ chơi bóng đá bán chuyên nghiệp.
Từ những khởi đầu khiêm tốn, ông Recep Tayyip Erdogan đã trở thành một “người khổng lồ” về chính trị.
Trong những năm 1970 và 1980, ông Erdogan hoạt động tích cực trong giới Hồi giáo, tham gia đảng Phúc lợi ủng hộ Hồi giáo của Necmettin Erbakan. Khi đảng ngày càng nổi tiếng vào những năm 1990, ông Erdogan được bầu làm ứng cử viên cho chức Thị trưởng Istanbul năm 1994 và điều hành thành phố trong 4 năm tiếp theo. Nhưng, nhiệm kỳ kết thúc khi ông bị kết tội kích động hận thù chủng tộc vì đã đọc công khai một bài thơ theo chủ nghĩa dân tộc. Sau khi ngồi tù 4 tháng, ông trở lại chính trường nhưng đảng của ông đã bị cấm vì vi phạm các nguyên tắc thế tục nghiêm ngặt của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.
Video đang HOT
Tháng 8/2001, ông thành lập đảng Công lý và Phát triển (AKP) có nguồn gốc Hồi giáo với đồng minh Abdullah Gul. Năm 2002, AKP giành đa số trong cuộc bầu cử quốc hội và năm sau, ông Erdogan được bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông vẫn là Chủ tịch của AKP cho đến ngày nay.
Xây dựng đất nước
Từ năm 2003, ông trải qua 3 nhiệm kỳ thủ tướng, chủ trì một thời kỳ tăng trưởng kinh tế ổn định và được quốc tế ca ngợi là một nhà cải cách. Tầng lớp trung lưu gia tăng và hàng triệu người đã thoát nghèo khi ông Erdogan ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ để hiện đại hóa Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng, những người chỉ trích nói ông ngày càng trở nên chuyên quyền.
Đến năm 2013, những người biểu tình đã xuống đường, một phần vì chính phủ của ông có kế hoạch chuyển đổi một công viên được nhiều người yêu thích ở trung tâm Istanbul, nhưng cũng là một thách thức đối với cách lãnh đạo của ông. Các cuộc biểu tình ở công viên Gezi đã đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp cầm quyền của ông Erdogan. Đối với những người gièm pha, ông đã hành động rất quyết đoán. Ông Erdogan cũng bất hòa với một học giả Hồi giáo sống ở Mỹ tên là Fethullah Gulen, người từng có phong trào văn hóa – xã hội đã giúp ông giành chiến thắng trong 3 cuộc bầu cử liên tiếp và đã tích cực loại bỏ quân đội khỏi chính trị. Sự bất hòa này có hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội Thổ Nhĩ Kỳ về sau.
Sau 1 thập kỷ cầm quyền, đảng của ông Erdogan cũng tiến tới dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ đội khăn trùm đầu trong các dịch vụ công vốn được đưa ra sau cuộc đảo chính quân sự năm 1980. Lệnh cấm này được dỡ bỏ với phụ nữ trong ngành cảnh sát, quân đội và tư pháp. Những người chỉ trích phàn nàn ông đã làm sứt mẻ những trụ cột nền cộng hòa thế tục của người cha lập quốc Mustafa Kemal Ataturk. Bản thân là người theo đạo nhưng ông Erdogan luôn phủ nhận việc muốn áp đặt các giá trị Hồi giáo, khẳng định ông ủng hộ quyền của người Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện tôn giáo của họ một cách cởi mở hơn. Tuy nhiên, ông đã nhiều lần ủng hộ việc hình sự hóa tội ngoại tình. Ông ca ngợi tình mẫu tử nhưng lên án các nhà nữ quyền và nói rằng đàn ông và phụ nữ không thể được đối xử bình đẳng.
Cải cách chức vụ
Bị cấm tái tranh cử chức thủ tướng, vào năm 2014, ông Erdogan đã ứng cử vào vai trò tổng thống, vốn chủ yếu mang tính nghi thức khi đó. Nhưng, ông đã có những kế hoạch lớn để cải cách chức vụ, tạo ra một hiến pháp mới có lợi cho tất cả người Thổ Nhĩ Kỳ và đưa đất nước của họ nằm trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng, ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã phải đối mặt với 2 cú sốc quyền lực. Đảng của ông đã mất thế đa số trong quốc hội ở cuộc bỏ phiếu năm 2015 và vào năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ chứng kiến cuộc đảo chính bạo lực đầu tiên trong nhiều thập kỷ.
Những người nổi dậy đã suýt bắt được ông khi đang đi nghỉ tại một khu nghỉ mát ven biển, nhưng ông đã được đưa đến nơi an toàn bằng máy bay. Sau đó, ông trở lại Istanbul trước sự cổ vũ của những người ủng hộ. Âm mưu đảo chính bị đổ lỗi cho phong trào Gulen, dẫn đến khoảng 150.000 công chức bị sa thải và hơn 50.000 người bị giam giữ, bao gồm binh lính, nhà báo, luật sư, cảnh sát, học giả và các chính trị gia người Kurd.
Giống như các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, Tổng thống Erdogan vẫn không công nhận đảng Công nhân người Kurd (PKK, vốn đã bị đặt ngoài vòng pháp luật). Ông Erdogan từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đã tìm kiếm vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột ở Ukraine. Dù là lãnh đạo của một quốc gia NATO, ông đã mua một hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga và chọn Nga để xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Với việc ông Erdogan tái đắc cử, dự báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục căng thẳng với phương Tây và khó nồng ấm với Mỹ. Nước này cũng khó gia nhập Liên minh châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của mình, vì EU ngày càng chỉ trích cách lãnh đạo của ông Erdogan. Trong khi đó, việc ông Erdogan tái cử sẽ khó xoay chuyển cục diện ở Syria, vì ông không chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Syria
Ông R. T. Erdogan tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhiệm kỳ thứ ba
Ngày 3/6, ông Recep Tayyip Erdogan đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhiệm kỳ 5 năm mới. Đây là nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba của ông.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trước những người ủng hộ tại Istanbul ngày 28/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại lễ nhậm chức tại Quốc hội, ông Erdogan tuyên bố với tư cách là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông cam kết bảo vệ sự tồn tại và độc lập của đất nước, tuân thủ Hiến pháp, pháp quyền, dân chủ, các nguyên tắc và cải cách của người sáng lập đất nước cũng là Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Ataturk cũng như các nguyên tắc của nền cộng hòa.
Ông Erdogan đã giành chiến thắng trong vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 28/5 vừa qua với 52,2% số phiếu ủng hộ. Ông giữ chức Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm 2003-2014 và Tổng thống từ năm 2014. Với việc tiếp tục giữ chức Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhiệm kỳ thứ 3, thời gian cầm quyền của ông Erdogan kéo dài sang thập niên thứ 3.
Dự kiến, nền kinh tế đang suy thoái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là phép thử tức thời nhất đối với Tổng thống Erdogan, người đã tuyên bố rằng lạm phát là vấn đề cấp bách nhất của nước này. Đồng nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ sớm rơi vào tình trạng rơi tự do và tỷ lệ lạm phát hàng năm lên tới 85% trong năm 2022.
Bước ngoặt nào cho Thổ Nhĩ Kỳ? Vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ xem như đã bắt đầu vào ngày 20/5, khi các công dân Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài tiến hành bỏ phiếu. Ngày 28/5 tới, cuộc bầu cử vòng 2 trên toàn quốc sẽ chính thức diễn ra. Và, không phải ngẫu nhiên, các chuyên gia phân tích quốc tế xem đây sẽ...