Razer cập nhật cho Blade 17 mới nhất CPU Core i9 thế hệ 11
Đi kèm với CPU Core i9 thế hệ 11 thì Razer Blade 17 mới nhất còn có GPU RTX 3080 lên đến 16GB và màn hình 360Hz.
Razer mới đây đã giới thiệu mẫu Blade 17 với những cập nhật cấu hình mới nhất nhắm mục tiêu đến cả game thủ và người sáng tạo nội dung. Bên cạnh đó còn có Blade 15 Base nhẹ nhàng hơn, rẻ hơn nhưng trang bị vẫn khá tốt với CPU thế hệ thứ 11 mới nhất của Intel.
Cụ thể hơn, Blade 17 được trang bị Core i9-11900H thế hệ thứ 11 của Intel, đây là chip PC chơi game 10 nanomet đầu tiên của Intel mang lại tốc độ tăng 19% so với các CPU thế hệ trước tương đương. Người dùng còn có thể tăng xung nhịp cho chip lên đến 4,9 GHz còn mức tiêu thụ điện là 65W. Tất cả những thông số đó đảm bảo cho máy có một hiệu suất cực cao bên cạnh hiệu quả năng lượng cũng cao hơn.
Bên cạnh việc sở hữu CPU mạnh, Blade 17 còn có GPU RTX 3080 lên đến 8GB hoặc 16GB. Màn hình có 3 tuỳ chọn gồm màn hình cảm ứng 120Hz 4K HDR 400 nit cho nhu cầu sáng tạo nội dung, tiếp theo là màn hình 360Hz 1080p để chơi game nhanh nhất có thể và cuối cùng là màn hình 240Hz 2,560 x 1,440 kết hợp được cả 2 nhu cầu trên.
Các thông số kỹ thuật khác bao gồm 32GB RAM DDR4 Dual Channel 3.200 MHz (có thể nâng cấp lên 64GB), ổ SSD NVMe lên đến 4TB (với khe M.2 có thể nâng cấp). Cổng kết nối gồm 2 ổng Thunderbolt 4 (USB-C 3.2 Gen2), ba Cổng USB 3.2 Gen 2 Type A, HDMI 2.1 và đầu đọc thẻ SD UHS-III. Máy hỗ trợ WiFi6, một webcam 1080p với Windows Hello IR, 4 mic và pin 70,5 WHr.
Nhiều trang bị như thế nhưng máy chỉ nặng 2,7kg, mỏng chỉ 19,9 mm. Mức giá để đặt trước là 2.400 USD trong khi đó bản màn hình 4K, 32GB RAM và RTX 3080 với 16GB DDR6 VRAM có giá lên tới 3.700 USD.
Tiếp theo là mẫu Blade 15 bản Base với cấu hình thấp hơn so với mẫu Blade 15 ra mắt vào tháng 5 vừa rồi. Máy vẫn có những trang bị khá tốt gồm bộ vi xử lý 8 nhân i7-11800H của Intel và đồ họa lên đến RTX 3070 8GB. Màn hình IPS 144Hz 1080p, được chứng nhận THX hoặc màn hình QHD 165Hz, phủ 100% dải màu DCI-P3.
Video đang HOT
Các tính năng khác trên Blade 15 Base bao gồm một cổng Thunderbolt 4 (USB-C), ba cổng USB 3.2 Gen 2, một cổng USB-C 3.2 Gen 2, HDMI 2.1 và Gigabit ethernet. So với phiên bản cao cấp hơn thì bản này đã bị cắt giảm cổng Thunderbolt và đầu đọc thẻ SD UHS III. Tuy nhiên, giá cũng giảm chỉ còn 1.800 USD so với 2.300 USD phải bỏ ra để mua bản nâng cao trước đó.
Trên tay bàn phím Razer BlackWidow v3 Mini HyperSpeed: Tên thì dài nhưng layout lại ngắn, chơi game đỡ mỏi hơn, có cả lựa chọn không dây 2.4GHz hoặc Bluetooth 5.0
Tuy chỉ có kích thước 65% nhưng bàn phím này vẫn đáp ứng hầu hết các tính năng cho game thủ, vẫn có dàn đèn LED RGB "quẩy" xuyên màn đêm.
Xu hướng hiện nay của bàn phím cơ là những sản phẩm nhỏ gọn hơn Fullsize và Tenkeyless, đặc biệt là với những bàn phím hướng tới mục đích chơi game. Với kích thước phím nhỏ ta sẽ có tư thế chơi game thoải mái hơn, tránh việc bị mỏi vai vì đặt 2 tay cách quá xa nhau. Razer cũng có một sản phẩm để đáp ứng xu hướng này là chiếc BlackWidow v3 Mini Hyperspeed, phiên bản 65% của phím Fullsize BlackWidow v3.
Hộp của BlackWidow v3 Mini Hyperspeed vẫn giữ thiết kế màu đen và xanh đặc trưng của Razer, với khá nhiều những thông số được in bên ngoài.
Phụ kiện trong hộp có phím và một sợi dây USB Type-C để sạc hoặc dùng phím ở chế độ có dây.
Nếu bạn chưa biết chiếc bàn phím này được thiết kế "Dành cho game thủ" thì hãng sẽ nhắc lại nhiều lần với thiết kế dưới đáy của phím.
Tại đây ta cũng tìm thấy những chiếc chân để dựng cao phím, với 2 loại ngắn dài khác nhau và đều được bọc cao su để chống trơn trượt.
BlackWidow V3 Mini Hyperspeed có điểm mạnh về sự đa dạng trong cách kết nối, bao gồm cả kết nối có dây, Bluetooth 5.0 và Wireless 2.4GHz.
Dongle dành cho Wireless 2.4GHz được đặt gọn ở gần phần chân phím.
Đây là một bàn phím với layout 65%, tức nhỏ hơn Tenkeyless ở hàng phím Function phía trên và đặt gọn phần phím điều hướng để tiết kiệm diện tích.
Mặc dù có ít phím hơn, nhưng về chức năng thì BlackWidow V3 Mini Hyperspeed vẫn được đảm bảo nhờ những phím chức năng bấm theo tổ hợp. Hãng cũng in luôn những chức năng này lên keycap theo kiểu "Ninja".
Switch của phím được đặt khá cao, nên sẽ nổi lên trên chứ không chìm vào trong thân phím. Kiểu thiết kế này sẽ giúp đèn LED trở nên nổi bật hơn, nhưng trên sử dụng thực tế cũng đòi hỏi người dùng phải vệ sinh phím thường xuyên.
Keycap phím được làm bằng nhựa ABS, nên dùng trong thời gian dài sẽ có thể bị bóng do mồ hôi tay của người dùng.
Ngược lại, nhờ được làm theo dạng double-shot (đổ khuôn 2 lớp) nên những ký tự trên phím sẽ không bị mờ.
Phiên bản chúng ta có ngày hôm nay sử dụng switch màu vàng được chính Razer sán xuất, là dạng Linear (tuyến tính) yên lặng với lực nhấn 45g - tương đương với Cherry Red (màu đỏ). Bên cạnh đó còn có switch màu xanh là dạng Clicky và có lực nhấn nặng hơn ở ngưỡng 50g.
Sản phẩm của Razer ta không nói về hệ thống đèn LED thì sẽ là thiếu sót lớn! Phím được trang bị đèn RGB đổi màu tương thích với Razer Chroma có thể điều chỉnh từng phím. Đến cả logo hình con rắn 3 đầu ở phần đáy phím cũng có đèn LED luôn, sẵn sàng "xập xình" trong những trận game buổi đêm!
Razer Blade 14 ra mắt: laptop gaming 14 inch nhỏ nhất và mỏng nhất Razer Blade 14 cũng đánh dấu lần đầu tiên Razer sử dụng chip AMD, cụ thể là AMD 5900HX. Thế hệ gần nhất của Razer Blade 14 sử dụng CPU Intel thế hệ thứ 7 và GPU GTX 1650. Mới đây, Razer quyết định làm mới cho dòng máy này bằng con chip Ryzen 5900HX của AMD và GPU RTX 3080 đem đến...