Rau xanh khan hiếm: Hà thành liều mình ăn hàng Tàu
Rau xanh trên địa bàn Hà Nội đang khan hiếm nên tăng giá mạnh, mỗi ngày một giá khiến không ít người phải chuyển sang mua các loại rau củ quả có nguồn gốc Trung Quốc, mặc dù biết rõ chúng chưa chắc đã đảm bảo an toàn.
Ghi nhận của PV tại các chợ cho thấy, giá rau xanh vẫn không ngừng tăng. Giá nhiều loại rau tăng gấp gần 3 lần so với trước thời điểm mưa to. Trong khi đó, số lượng rau đổ về chợ đã giảm đi đáng kể, sạp nào cũng chỉ lèo tèo vài ba loại. Đáng lưu ý, chất lượng cũng kém hẳn, rau bị dập nát nhiều.
Cụ thể, tại chợ Đại Từ, chợ Mai Động trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội), giá rau muống là 7.000-9.000 đồng/mớ, tăng 2.000 đồng/mớ; rau cải mơ, rau mùng tơi, rau ngót đều 10.000 đồng/mớ, tăng từ 4.000-6.000 đồng/mớ, tùy loại; cải ngồng 25.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với cách đây một tuần, còn nếu so với thời điểm trước đợt mưa to, loại rau này tăng 12.000 đồng/kg; cải chíp cũng tăng 10.000 đồng, lên 25.000 đồng/kg,…
Chị Lê Thị Hằng, chủ một sạp rau tại chợ Đại Từ, cho biết, vừa qua Hà Nội có mưa to, sau đó nắng cũng to làm diện tích rau ngập úng và bị thối nát rất nhiều. Vì thế, rau xanh khan hàng, giá tăng liên tục.
“Tôi đi lấy rau mà thấy mỗi ngày tăng thêm một giá. Nhiều loại rau tăng giá mạnh quá như rau cải mơ, hôm nay tôi không dám lấy vì quá đắt”, chị Hằng nói.
Mưa lớn cộng với nắng to khiến diện tích rau bị ngập úng đều thối nát, hàng đổ về chợ khan hiếm dẫn đến giá tăng mạnh
Chị Hà, nhà ở Long Biên, Hà Nội có ít đất để trồng rau. Chị bảo, tuần trước trời mưa to nên rau thối hết, không có hàng để bán. Sáng nay, chị bó vét được 20 mớ cải mơ cuối cùng, đến chợ Bồ Đề để bán lẻ thì tiểu thương mua buôn hết, giá 7.000 đồng/mớ. “Họ mua về bán lại ít cũng 10.000 đồng/mớ”, chị Hà nói.
Giá rau xanh đã rục rịch tăng khoảng 1 tuần nay, song 3 ngày nay thì tăng mạnh. Duy nhất chỉ có các loại củ quả là giá vẫn ổn định, có nhích nhẹ nhưng không đáng kể. Đặc biệt, các mặt hàng rau, củ của Trung Quốc đổ về chợ nhiều hơn, như bắp cải, khoai tây, cà rốt, cà chua, cải thảo, xúp lơ,…
Video đang HOT
“Rau xanh đắt đỏ nên nhiều người chuyển sang mua rau củ Trung Quốc. Giá các loại rau này ổn định hơn, như bắp cải giá vẫn 14.000 đồng/kg, cải thảo 20.000 đồng/kg, khoai tây 15.000 đồng/kg,…”, chị Hằng cho hay.
Hai ngày nay, chị Hoàng Thùy Dung ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai) đành phải mua các loại bắp cải, khoai tây về ăn mặc dù biết đó là hàng Trung Quốc, để tránh thâm hụt vào khoản tiền đi chợ hàng ngày. “Biết là chất lượng rau củ Trung Quốc chưa chắc đã an toàn, hai năm nay không dám mua về ăn. Song, mua các loại rau kia đắt quá, lại còn dập nát, có mua về lúc nhặt cũng bỏ hết nên đánh liều ăn tạm rau củ Trung Quốc”, chị Dung nói.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã rau Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, đợt mưa lớn kết hợp với nắng to vừa rồi khiến diện tích rau bị thiệt hại nặng nề. Toàn hợp tác xã có 250 ha trồng rau nhưng có tới 150 ha bị tàn phá vì mưa lớn rồi nắng to, khiến rau bị ngập úng thối nát rất nhiều. Đặc biệt, với một số loại như cải ngồng, cải mơ, cải ngọt, bầu, mướp,… là thiệt hại nặng nhất do dễ thối hỏng.
“Rau bị thối dẫn đến nguồn cung khan hiếm, giá rau theo đó tăng lên khá cao, có những loại giá đã tăng lên gấp đôi, song, dân vẫn không có rau để mà bán”. Ông Đức nói rằng, để phục hồi diện tích rau phải mất ít nhất từ 20 ngày cho đến 1 tháng, khi đó nguồn cung sẽ ổn định và giá rau mới có thể giảm.
Theo_VietNamNet
Đồ chơi dân gian phong phú nhưng khó hút khách Hà thành
Đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, giá cả phải chăng với người tiêu dùng... Những tưởng đồ chơi dân gian đang dần lấy lại được chỗ đứng trên thị trường nhưng thực tế những món đồ chơi này vẫn vắng khách mua.
Không vắng bóng nhưng... vắng khách
Càng cận Trung thu, thị trường đồ chơi trẻ em trên các tuyến phố như Hàng Mã, Lương Văn Can lại càng nhộn nhịp.
Nếu như vài năm trước, thị trường đồ chơi trẻ em dịp Trung thu bị các mặt hàng đồ chơi có xuất xứ ngoại nhập gần như độc chiếm thì năm nay, các mặt hàng đồ chơi có gắn mác "made in Vietnam" xuất hiện ngày càng nhiều trên kệ hàng.
Các mặt hàng đồ chơi dân gian ngày càng phong phú.
Đặc biệt là sự quay trở lại của các mặt hàng đồ chơi dân gian, với đủ loại đồ chơi như mặt nạ ông địa, đầu sư tử, đèn ông sao, đèn lồng... màu sắc rất sặc sỡ bắt mắt các "thượng đế nhí". Giá cả phù hợp nhiều đối tượng người tiêu dùng, mỗi chiếc đèn ông sao có kích cỡ khác nhau giá dao động 15.000 - 75.000 đồng/chiếc. Đầu sư tử, đầu lân giá dao động 250.000 - 2.500.000 đồng/1 chiếc tùy vào kích thước và độ công phu của sản phẩm.
Cứ vài gian hàng lại có một gian bán đồ chơi truyền thống. Thế nhưng những món đồ dân gian tưởng như quen thuộc ấy lại trở nên xa lạ với từ trẻ nhỏ đến thanh niên, người lớn tuổi. Mọi người hầu hết chỉ lướt qua ngắm đồ chứ không mua khiến các gian hàng trở nên vắng khách.
Một bạn trẻ tại "chợ trung thu" cho biết: "Tôi ghé hỏi mua một vài món đồ dân gian để làm quà, một chiếc đầu lân mặc dù rất đẹp nhưng lại là đồ thủ công dễ hỏng, khó bảo quản nên ngắm thì thích chứ không mua".
Các mẫu đồ chơi hiện đại được nhiều trẻ em ưa chuộng.
Anh Vũ Quyết Thắng (Lĩnh Nam, Hà Nội) cùng cậu con trai của mình chỉ ngắm qua những món đồ chơi dân gian. "Cũng thích mua cho con một món đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, đèn cá chép... Nhưng có quá nhiều đồ chơi mới bắt mắt hơn nên thằng bé không để ý đến những món đồ dân gian đơn giản kia, trẻ con mà", anh cười chia sẻ.
Chủ một cửa hàng có bán một số đồ chơi dân gian như đầu sư tử, đèn kéo quân, đèn ông sao..., cho biết: "Hàng bán rất chậm hay không muốn nói là bị "ế", tôi phải bán thêm các món đồ chơi hiện đại khác để có khách. Treo những món đồ này chắc chỉ để phong phú thêm các mặt hàng thôi".
Con phố tấp nập kẻ mua người bán, nhưng những gian hàng kín khách vây quanh hầu hết là kinh doanh đồ chơi hiện đại. Những món đồ như mặt nạ phát sáng, đèn nhựa chạy pin hiện đại, bờm nơ lấp lánh, robot thông minh... cực kỳ thu hút từ trẻ nhỏ cho đến thanh niên, thậm chí cả phụ huynh các em.
Một chủ cửa hàng chia sẻ :"Xuất xứ của những món đồ chơi này hầu hết là từ Trung Quốc có mẫu mã đa dạng, bắt mắt, giá thành cũng rẻ nên thu hút được sự quan tâm của khách hàng".
Tín hiệu mừng cho đồ chơi dân gian
Nghệ nhân làm đèn kéo quân Vũ Văn Sinh ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội cho biết, nếu những năm trước nghệ nhân chỉ lắc đầu ngao ngán vì thị trường quay lưng với đồ chơi dân gian thì năm nay, thị trường đã "có chỗ" cho đồ chơi gian.
Nghệ nhân Sinh cho biết thêm, nhà ông đã làm nghề này đến đời thứ ba. Cái đèn kéo quân nhìn bề ngoài thì đơn giản nhưng lại tốn rất nhiều công sức. Từ chẻ tre dựng khung, cho đến làm trục sao cho cân, dán giấy màu vào đèn. Có khi cả ngày chỉ làm được một cái mà giá bán từng sản phẩm lại không thấm vào đâu so với nguyên liệu và công sức bỏ ra.
Các hàng bán đồ chơi dân gian lâm vào cảnh vắng khách.
Cũng theo ông Sinh, năm nay số lượng đơn hàng nhà ông nhận được có tăng nhưng vẫn không thể cạch tranh được với đồ chơi ngoại nhập. Ngoài nguyên nhân chính là những món đồ chơi này mẫu mã chưa bắt mắt, làm thủ công hoàn toàn nên giá thành khá cao, thì còn do hiện tại sản phẩm chưa có nơi trưng bày, giới thiệu nên khách hàng khó tiếp cận.
Theo Pháp luật Việt Nam
Nho chuỗi ngọc 2 triệu/kg: Nhà giàu Hà thành lên cơn sốt Mỗi chùm chỉ vài quả, quả tròn mọng, to bằng đầu ngón tay, có vị chua,... Loại nho lạ với bốn màu đỏ, đen, hồng, trắng có tên currant được trồng ở Pháp, Úc đang được giới nhà giàu Việt lùng mua về ăn mặc dù giá của chúng lên đến 2 triệu đồng/kg. Từng biết đến và được ăn thử loại nho...