Rau rừng đồ món đặc sản của người Mường Hòa Bình
Rau rừng đồ là món ăn dân dã mang hương vị núi rừng của người Mường – Hòa Bình mang đậm phương thức hái lượm cổ bởi lẽ rau đồ là việc đồ tổng hợp nhiều loại rau rừng cùng một lúc.
Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món rau đồ độc đáo và hấp dẫn này của người Mường Hòa Bình qua bài viết sau nhé!
Rau rừng đồ đặc sản của người Mường Hòa Bình
Món rau rừng đồ món đặc sản độc đáo của Hòa Bình:
Trong món rau đồ của người Mường, có rất nhiều loại khác nhau từ lá cây rừng đến các loại rau vườn nhà. Các loại rau phổ biến trong món ăn chính là rau cải mèo, lá lốt, rau đu đủ, lá hom,… Không chỉ có hương vị độc đáo, lạ miệng, món rau đồ còn là một món ăn rất tốt cho sức khoẻ.
Theo nhiều người dân ở đây, miền núi Hòa Bình trước đây vốn được biết tới như khu vực rừng núi hiểm trở, không có nhiều điều kiện về thuốc men. Do đó các bậc đi trước đã dùng các loại rau rừng như một vị thuốc chữa bệnh.
Theo y lý phương Đông, các loại rau rừng có vị đắng, chát vốn có tính nóng và có công dụng phòng chống cảm sốt rất hiệu quả, đồng thời chúng còn làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Cách chế biến món rau rừng đồ độc đáo và hấp dẫn:
Video đang HOT
Về cách chế biến, món ăn này được làm rất đơn giản. Các loại rau sau khi rửa sạch, được thái nhỏ, trộn đều thêm cùng hoa chuối thái mỏng, rồi đồ lên bằng chõ gỗ. Hoa chuối thái mỏng có tác dụng trung hoà, làm giảm bớt vị đắng và chua trong món ăn. Đến khi nước sôi thì người dân bắc chõ lên đồ. Thời gian chờ rau chín chỉ tầm khoảng 15 phút, đến khi bạn thấy mùi thơm của lá lốt. Món rau này chín bằng hơi nên không nát, khi ăn có độ ẩm vừa phải.
Thưởng thức món rau đồ:
Nếu như nhiều bạn lo lắng rằng vị chua chát và đắng sẽ rất khó ăn, thì hãy yên tâm bởi món ăn này có ăn kèm cùng món nước chấm vô cùng hấp dẫn. Chính là nước chấm ớt lòng cá.
Cách làm nước chấm ăn cùng món rau đồ:
Gia vị chấm được làm khá cầu kì với nguyên liệu chính là bộ lòng của cá lớn, thường từ 2kg trở lên. Bất kì loại cá nào cũng có thể lấy để chế biến gia vị chấm này nhưng ngon nhất phải kể đến bộ lòng cá chép, cá lăng lòng hồ Hoà Bình.
Lòng cá sau khi rửa sạch đem đi ướp với gừng, ớt, lá và quả móc mật. Chờ khoảng nửa tiếng để lòng cá ngấm sau đó cho vào xào. Bạn không cần phải cho thêm nước vì trong quá trình xào nước từ bộ lòng cá sẽ tiết ra nhiều hơn.
Nước chấm lòng cá khi chế biến xong sẽ có màu vàng đậm của nghệ tươi, điểm sắc đỏ của ớt và chút màu xanh của hành lá. Đó cũng là thời điểm mọi người cùng nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món rau rừng đồ. Vị chát, đắng tự nhiên ở đầu lưỡi hòa quyện cùng với vị béo, ngọt, cay, thơm của thứ nước chấm lòng cá sẽ để lại ở mỗi thực khách những dư vị khó diễn tả thành lời.
Thưởng thức rau đồ cùng nước chấm
Món rau rừng đồ là món ăn quen thuộc hàng ngày của người dân Hoà Bình. Trong những bữa ăn dịp lễ tết cũng không thể thiếu vắng món ăn độc đáo này. Vào dịp lễ tết các gia đình ở Hoà Bình mở cỗ rất to với nhiều món thịt mán, cá nướng, thịt trâu,… Những món ăn này nếu thưởng thức nhiều sẽ có cảm giác ngấy, và một đĩa rau rừng lành tính sẽ giúp cân bằng lại vị giác của bạn.
Đặc sản cá Ốt đồ của người Mường Hòa Bình
Đặc sản cá Ốt đồ của người Mường Hòa Bình là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người Mường (Hòa Bình) vào những dịp lễ Tết.Vậy các bạn hãy cùng tìm hiểu về món đặc sản của người Mường Hòa Bình qua bài viết sau nhé!
Đặc sản cá Ốt đồ của người Mường Hòa Bình
Món cá Ốt đồ:
Món ăn này có cách chế biến gần giống với cá hấp ở dưới xuôi nhưng thời gian nấu lâu hơn khá nhiều.
Nồi hấp cá được người Mường gọi là cái Ốt, có hình dáng tương tự cái chõ và cách làm chín bằng hơi ấy được người Mường gọi là đồ, giống như kiểu đồ xôi. Có lẽ đó là lý do mà cái tên cá Ốt đồ ra đời.
Cách làm món cá Ốt đồ của người Mường Hòa Bình:
Phần nguyên liệu chuẩn bị để làm cá Ốt đồ:
Nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng để có được món cá Ốt đồ ngon đúng điệu cũng lắm công phu và thời gian nấu nướng.
Cá trôi, cá trắm đều được nhưng ngon nhất là cá quả, cá chép ta nuôi thả tự nhiên.
Cách chế biến món cá Ốt đồ:
Cá sau khi được bắt dưới ao lên, được đánh vẩy, bỏ ruột, xát muối cho thật sạch nhớt rồi đem ướp với các loại gia vị như: muối, hạt tiêu, gừng, xả, ớt, hạt dổi chừng 30 phút cho ngấm sau đó đem trộn với thật nhiều măng, gói đùm vào lá chuối và đặt lên Ốt đồ từ 10 - 12 tiếng.
Lẫn trong mùi thơm của khói củi là mùi hương hấp dẫn của cá và những gia vị đặc trưng mang đậm hương vị của sản vật núi rừng vô cùng hấp dẫn.
Cách làm món cá Ốt đồ Hòa Bình
Thưởng thức đặc sản cá Ốt đồ của người Mường Hòa Bình:
Món cá Ốt đồ ngon và đạt yêu cầu là phải chín thật nhừ, mềm mà không được nát. Cả cá và măng quyện với những loại gia vị thơm nức mũi, mềm mà ngọt, nhai được cả xương.
Măng rừng hút lấy những tinh túy của cá tiết ra nên vừa ngọt lại đậm đà. Cá nhờ măng, dổi, gừng, sả, ớt... mà vừa thơm lại thêm tròn vị.
Vì cách chế biến khá mất thời gian nên mỗi khi vào dịp lễ Tết quan trọng, các đầu bếp thường dành cả ngày trời để chuẩn bị món ăn này cho được chu đáo.
Vào mùa lạnh, món cá Ốt Đồ có thể để được tới 4 - 5 ngày vẫn thơm ngon như thường.
Nếu có dịp ghé qua những bản làng của người Mường ở Hòa Bình, bạn hãy tìm cách thưởng thức món ăn này một lần nhé.
Món thịt trâu nướng lá bưởi Hòa Bình thơm ngon đậm đà Món thịt trâu nướng lá bưởi là món đặc sản ngon đậm đà của mảnh đất Lương Sơn, Hòa Bình. Món ăn được làm từ những thớ thịt săn chắc của những chú trâu leo núi và chiếc lá bưởi thơm hương vườn nhà. Món thịt trâu nướng lá bưởi Hòa Bình thơm ngon đậm đà Cách làm món thịt trâu nướng lá...