Rau rừng dân dã ở Đắk Lắk đếm không xuể, nhưng có 1 loài rau rừng đặc sản được giới sành ăn hay săn lùng
Những mớ rau rừng tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng khi chế biến sẽ biến thành những món ăn ngon, đậm đà, mang bản sắc riêng, độc đáo, được nhiều thực khách yêu thích.
Rau rừng thường dùng để gọi chung những loại rau tự mọc ở trong rừng, rẫy, hay bò lan trên bờ suối, hốc cây, thành đám rộng dưới những tán cây râm mát.
Ở Đắk Lắk có rất nhiều loại rau rừng, với những cái tên dân dã như rau dớn, lá bép, cà đắng, măng le… mang hương vị ngon ngọt, mát lành, đọng lại dư vị khó quên cho ai đã từng một lần thưởng thức.
Lá bép (bìa phải) được người dân hái về bày bán cùng các loại rau rừng khác.
Thường thì mùa nào thức nấy, nhưng vào mùa mưa, khoảng tháng 5 đến tháng 10 dương lịch thì các loại rau rừng mọc rộ và tươi non hơn.
Bà HRai Ktla (buôn Alê A, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) kể rằng, trước đây, cứ vào mùa mưa là bà con trong buôn làng lại kéo nhau vào rừng, hay đi ven suối để kiếm rau rừng.
Rau rừng hái về nhiều ăn không hết lại đem ra phố bán hoặc trao đổi hàng hóa. Nhờ đó, rau rừng dần dần được nhiều người ở phố thị biết đến và ưa chuộng. Bây giờ, rừng đã xa, rẫy cũng vắng, muốn ăn những loại rau này không phải có sẵn ngay, nên ở nhiều nhà hàng rau rừng bỗng trở thành đặc sản…
Rau rừng được ưa chuộng bởi hương vị lạ, thanh mát, dễ ăn, dễ kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Đơn cử như lá bép, một loại rau rừng khá quen thuộc, khi nấu chín có mùi vị đặc trưng, ngọt thanh.
Video đang HOT
Lá phát triển trong môi trường tự nhiên, hoang dã, không chịu sự tác động của con người như bón phân, xịt thuốc, cho hái lá quanh năm, nhưng nhiều và ngon nhất là vào mùa mưa. Từ lá bép, mỗi dân tộc sẽ có một cách chế biến riêng, thông dụng nhất vẫn là dùng phần ngọn và lá non nấu với thực phẩm khác như cá tươi, cá khô, tôm, cua, thịt gà…
Loại lá bép này còn là nguyên liệu không thể thiếu trong món canh thụt truyền thống của người M’nông. Dù được chế biến cách nào đi chăng nữa, lá bép vẫn giữ hương vị ngọt, thơm đặc trưng.
Hiện nhiều nhà hàng, quán ăn đã chế biến lá bép thành nhiều món ăn ngon khi kết hợp với các thực phẩm khác như: cá hộp, thịt hộp…mang đến cho nó nhiều hương vị mới mẻ độc đáo.
Món canh bột lá yao của người Êđê có thành phần không thể thiếu là lá yao-1 loài rau rừng đặc sản.
Ngoài là nguyên liệu chính cho các món canh, xào, nhiều loại rau rừng còn là một thứ gia vị không thể thiếu trong món ăn truyền thống của người dân Tây Nguyên như lá yao, lá é, cỏ thơm…
Những loại lá này trước đây cũng mọc ở rừng, được người dân tộc thiểu số thường xuyên sử dụng để nêm nếm vào thức ăn, tạo ra những hương vị đặc biệt.
Đơn cử như loại lá có hình thù tương tự như lá bép, bề mặt trơn nhẵn, vị ngọt ngọt, mùi thơm đặc biệt, người Êđê gọi là lá yao, người M’nông gọi là lá r’nhao, dùng nêm nếm thức ăn thay bột ngọt.
Món canh bột của người Êđê nhất định phải dùng lá yao. Lá được giã nhuyễn cùng với gạo rồi nấu cùng nhiều nguyên liệu như thịt bò, xương heo, cây môn thục, lõi cây chuối non, ớt, củ nén… để tạo nên món ăn thơm ngon.
Bên cạnh đó, lá é có mùi hương nồng thường được đồng bào Tây Nguyên sử dụng làm gia vị để ướp thịt, nêm món cà đắng, canh thụt để món ăn có hương vị đậm đà hơn.
Rau rừng đồ món đặc sản của người Mường Hòa Bình
Rau rừng đồ là món ăn dân dã mang hương vị núi rừng của người Mường - Hòa Bình mang đậm phương thức hái lượm cổ bởi lẽ rau đồ là việc đồ tổng hợp nhiều loại rau rừng cùng một lúc.
Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món rau đồ độc đáo và hấp dẫn này của người Mường Hòa Bình qua bài viết sau nhé!
Rau rừng đồ đặc sản của người Mường Hòa Bình
Món rau rừng đồ món đặc sản độc đáo của Hòa Bình:
Trong món rau đồ của người Mường, có rất nhiều loại khác nhau từ lá cây rừng đến các loại rau vườn nhà. Các loại rau phổ biến trong món ăn chính là rau cải mèo, lá lốt, rau đu đủ, lá hom,... Không chỉ có hương vị độc đáo, lạ miệng, món rau đồ còn là một món ăn rất tốt cho sức khoẻ.
Theo nhiều người dân ở đây, miền núi Hòa Bình trước đây vốn được biết tới như khu vực rừng núi hiểm trở, không có nhiều điều kiện về thuốc men. Do đó các bậc đi trước đã dùng các loại rau rừng như một vị thuốc chữa bệnh.
Theo y lý phương Đông, các loại rau rừng có vị đắng, chát vốn có tính nóng và có công dụng phòng chống cảm sốt rất hiệu quả, đồng thời chúng còn làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Cách chế biến món rau rừng đồ độc đáo và hấp dẫn:
Về cách chế biến, món ăn này được làm rất đơn giản. Các loại rau sau khi rửa sạch, được thái nhỏ, trộn đều thêm cùng hoa chuối thái mỏng, rồi đồ lên bằng chõ gỗ. Hoa chuối thái mỏng có tác dụng trung hoà, làm giảm bớt vị đắng và chua trong món ăn. Đến khi nước sôi thì người dân bắc chõ lên đồ. Thời gian chờ rau chín chỉ tầm khoảng 15 phút, đến khi bạn thấy mùi thơm của lá lốt. Món rau này chín bằng hơi nên không nát, khi ăn có độ ẩm vừa phải.
Thưởng thức món rau đồ:
Nếu như nhiều bạn lo lắng rằng vị chua chát và đắng sẽ rất khó ăn, thì hãy yên tâm bởi món ăn này có ăn kèm cùng món nước chấm vô cùng hấp dẫn. Chính là nước chấm ớt lòng cá.
Cách làm nước chấm ăn cùng món rau đồ:
Gia vị chấm được làm khá cầu kì với nguyên liệu chính là bộ lòng của cá lớn, thường từ 2kg trở lên. Bất kì loại cá nào cũng có thể lấy để chế biến gia vị chấm này nhưng ngon nhất phải kể đến bộ lòng cá chép, cá lăng lòng hồ Hoà Bình.
Lòng cá sau khi rửa sạch đem đi ướp với gừng, ớt, lá và quả móc mật. Chờ khoảng nửa tiếng để lòng cá ngấm sau đó cho vào xào. Bạn không cần phải cho thêm nước vì trong quá trình xào nước từ bộ lòng cá sẽ tiết ra nhiều hơn.
Nước chấm lòng cá khi chế biến xong sẽ có màu vàng đậm của nghệ tươi, điểm sắc đỏ của ớt và chút màu xanh của hành lá. Đó cũng là thời điểm mọi người cùng nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món rau rừng đồ. Vị chát, đắng tự nhiên ở đầu lưỡi hòa quyện cùng với vị béo, ngọt, cay, thơm của thứ nước chấm lòng cá sẽ để lại ở mỗi thực khách những dư vị khó diễn tả thành lời.
Thưởng thức rau đồ cùng nước chấm
Món rau rừng đồ là món ăn quen thuộc hàng ngày của người dân Hoà Bình. Trong những bữa ăn dịp lễ tết cũng không thể thiếu vắng món ăn độc đáo này. Vào dịp lễ tết các gia đình ở Hoà Bình mở cỗ rất to với nhiều món thịt mán, cá nướng, thịt trâu,... Những món ăn này nếu thưởng thức nhiều sẽ có cảm giác ngấy, và một đĩa rau rừng lành tính sẽ giúp cân bằng lại vị giác của bạn.
Gỏi vịt rau rừng Nếu ai đã từng mê mẩn rau rừng, hẳn sẽ không thể quên hương vị chua, đắng, thơm, chát rất đặc trưng. Với những vị đó,hôm nay, bạn sẽ được chiêu đãi cùng với vị thanh ngọt của thịt vịt. Hãy tưởng tượng những miếng thịt vịt xé từ phần ức, được thấm gia vị cùng với lát rau rừng độc đáo. Nghe...