Rau quả, trái cây giúp cai nghiện thuốc lá

Theo dõi VGT trên

Một nghiên cứu mới đây cho thấy ăn nhiều rau, quả có thể giúp người hút thuốc lá từ bỏ thói quen có hại này.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát qua điện thoại 1000 người hút thuốc lá trong độ tuổi &ge 25 trên khắp nước Mỹ. Họ theo dõi các đối tượng nghiên cứu trong 14 tháng tiếp sau đó và hỏi xem liệu họ có kiêng được hút thuốc lá trong tháng trước đó hay không.

Rau quả, trái cây giúp cai nghiện thuốc lá - Hình 1

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá ăn nhiều rau, quả nhất dễ bỏ được thuốc lá trong ít nhất 30 ngày hơn gấp 3 lần người ăn ít rau, quả nhất.

Kết quả trên vẫn đúng ngay cả khi tính đến các yếu tố gây nhiễu như độ tuổi, giới tính, chủng tộc, giáo dục và thu nhập.

Những người hút thuốc lá ăn nhiều rau, quả hơn thì cũng giảm được số lượng điếu thuốc hút trong mỗi ngày.

Rau quả, trái cây giúp cai nghiện thuốc lá - Hình 2

Có một số lý do có thể giải thích cho hiện tượng này: Một là vì những người ăn nhiều rau, quả hơn sẽ ít phụ thuộc vào nicotine hơn. Hai là vì ăn nhiều rau, quả nên người hút thuốc lá sẽ hấp thu lượng chất xơ nhiều hơn nên sẽ cảm thấy no nê hơn.

Video đang HOT

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nicotine and Tobacco Research số ra ngày 21/5.

Theo VNE

Bỏ thuốc lá, bác sĩ cũng gặp khó!

Thật bất ngờ khi được nghe những chia sẻ rất chân thành của các bác sĩ BV Bạch Mai về tỉ lệ cán bộ y tế hút thuốc và tâm tư của những người trong cuộc tại Hội nghị Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 2012 vừa tổ chức mới đây.

Bỏ thuốc lá, bác sĩ cũng gặp khó! - Hình 1

Thuốc lá là thủ phạm gây ra nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc động mạch chi (Trích tài liệu của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng)

Bác sĩ cũng bị "dẫn dụ"

Bên cạnh những cán bộ y tế bị "vướng" vào thuốc lá do hoàn cảnh và nhanh chóng thoát khỏi nó khi được tiếp cận, nghiên cứu các tài liệu về tác hại của thuốc lá như PGS.TS. Bùi Huy Phú, nguyên trưởng khoa Hô hấp bệnh viện Bạch mai, hay bị "ảnh hưởng" bởi những chia sẻ "Tôi không hiểu sao nhiều bác sĩ, giáo sư cũng hút thuốc lá?" của GS.TS Nguyễn Đình Hường, nguyên Viện trưởng Viện Lao và Bệnh phổi, một trong những chuyên gia tiên phong trong phòng chống tác hại thuốc lá thì vẫn còn tới khoảng 20% sinh viên y hút thuốc và có một tỉ lệ tương tự ở các bác sĩ đang công tác tại một số bệnh viện.

Đặc biệt, nhiều chuyên gia kỳ cựu của ngành y tế đã không ngần ngại bày tỏ, dẫn chứng các cá nhân nổi tiếng trong ngành y nghiện thuốc lá nặng và nhấn mạnh, tình trạng tai biến mạch máu não, đột quỵ... của những trường hợp này có sự "đóng góp" rất lớn của thuốc lá.

Thậm chí, có những bác sĩ, từng nghiện thuốc lá, chia sẻ rất thật rằng: "Các bác sĩ nghe nhiều về tác hại, biết thuốc lá hôi rình, hút vào thì ho khù khụ, chẳng có lợi gì nhưng vẫn thích nó bởi bị phụ thuộc vào nó (nicotine - PV). Và vì bị phụ thuộc vào nó nên sinh ra tâm lý bất chấp tất cả biển báo cấm hút hay sự khó chịu của cộng đồng và cả sức khỏe bản thân".

Bỏ thuốc lá, bác sĩ cũng gặp khó! - Hình 2
Trích tài liệu của ThS. BS Vũ Văn Giáp (Ảnh: Nhân Hà)

Theo lý giải của những người trong cuộc, họ hiểu rất rõ tác hại của thuốc lá (như nghiện thuốc lá là một bệnh lý rối loạn tâm thần, chất nicotine trong thuốc lá tương tự như cocain nghiện thuốc lá gây ra đột quỵ, tai biến mạch máu não, bệnh phổi tắc nghẽn cho bản thân, hen suyễn cho con cháu...) nhưng cũng có tới hàng nghìn lý do khiến họ bị "dẫn dụ" (với những thế hệ lão thành, thuốc lá vốn là một phần thưởng của cơ quan, với những thế hệ sau, thuốc lá tạo cảm giác nam tính, phấn khích, mạnh mẽ, giúp tăng độ tập trung...), trong đó nhiều người thừa nhận họ bị nicotine, một chất gây nghiện được xếp tương đương cocain, "trói chặt" mất rồi.

Có lẽ vì thế mà một bác sĩ công tác tại một trong những bệnh viện hàng đầu về hô hấp đã phải ngậm ngùi: "Biết và thực hiện (thay đổi hành vi) là một khoảng cách dài, đầy khó khăn" khi nói về thực trạng hút thuốc của đồng nghiệp.

Bỏ thuốc lá, bác sĩ cũng gặp khó! - Hình 3

Trích tài liệu của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng

Bỏ thuốc - Quan trọng là tư tưởng?

Chia sẻ kinh nghiệm tư vấn cai nghiện thuốc lá, ngoài việc cung cấp các thông tin hữu ích về tác hại của thuốc lá đối với tim mạch, PGS Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký hội Tim mạch học Việt Nam, Trưởng đơn vị Tim mạch can thiệp, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch mai cho rằng vì "thuốc lá là viên đạn bọc đường" nên chẳng lời tư vấn nào hiệu quả bằng chính thực tế "nước sôi lửa bỏng" của bệnh nhân. Và điển hình của việc "cạch thuốc lá đến già" là trường hợp một bệnh nhân nam 35 tuổi, không có tiền sử bệnh tim mạch ngoại trừ hút thuốc lá (nặng) đã phải nhập viện 2 lần do nhồi máu cơ tim chỉ trong 4 tháng, lần sau nặng hơn lần trước chỉ vì sau lần cấp cứu thứ nhất đã hút thuốc trở lại.

Về tình trạng khó cai thuốc lá, theo ThS. BS Vũ Văn Giáp, Bộ môn Nội tổng hợp, ĐH Y Hà Nội, TT Hô hấp - BV Bạch Mai, nhiều người không vượt qua được cái ngưỡng khó chịu, không thể chịu đựng những tác dụng phụ khi cai thuốc và quay trở lại hút thuốc là vì nghiện thuốc lá là một bệnh rối loạn tâm thần do nicotine "dắt dây". Điều này có nghĩa khi thực sự bị nghiện thuốc lá, cơ thể sẽ có cảm giác dễ chịu, thoải mái khi được cung cấp đủ nicotine và cảm giác bứt rứt, cáu gắt, mất ngủ... sẽ đeo đẳng khi lượng nicotine trong máu sụt giảm dưới ngưỡng. Do đó, theo ThS. Giáp, cần phải kết hợp tư vấn điều trị (củng cố những tác hại của hút thuốc và những cái lợi khi bỏ thuốc cho người bệnh) và sử dụng thuốc có cơ chế phóng thích chất kích thích dopamin như thuốc lá nhưng lại ức chế sự liên kết giữa nicotine và thụ thể (cơ chế gây nghiện) giúp duy trì nồng độ nicotine trong máu ở mức thấp... theo đơn kê của bác sĩ, từ đó giúp giảm thiểu những hội chứng khó chịu do cai thuốc gây ra, giúp tăng hiệu quả cai thuốc lá.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Ngô Quý Châu, PGĐ bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội hô hấp Hà Nội, Giám đốc trung tâm Hô hấp, Trưởng bộ môn Nội trường ĐH Y Hà Nội, ngay cả sử dụng loại thuốc mới nhất, hiệu quả nhất hiện nay thì cũng chỉ giúp khoảng 25% bệnh nhân bỏ được thuốc lá.

Bỏ thuốc lá, bác sĩ cũng gặp khó! - Hình 4
PGS.TS Ngô Quý Châu (bên trái) và ThS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cùng chia sẻ những thông tin hữu ích về tác hại của thuốc lá

Do đó, theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này, ngoài sự hỗ trợ của pháp luật, vai trò của tư vấn, truyền thông, phổ biến giáo dục về tác hại của thuốc lá tới đối tượng hút thuốc và các đối tượng liên quan (phụ nữ, trẻ em)... phải luôn là những hoạt động can thiệp then chốt. Cụ thể, theo GS.TS Nguyễn Đình Hường, vai trò của truyền thông rất quan trọng, ví như chỉ cần một áp phích có hình ảnh một đôi môi đỏ quyến rũ kèm lời nói: "Hãy hôn một người không hút thuốc lá, bạn sẽ thấy sự khác biệt như thế nào" mà GS mang về từ một hội nghị quốc tế, nhiều sinh viên y, bác sĩ đã bỏ thuốc lá.

Còn theo kinh nghiệm thực tế của PGS.TS. Bùi Huy Phú, nguyên trưởng khoa Hô hấp bệnh viện Bạch mai và cũng là người từng hút thuốc, cai thuốc lá quan trọng là tư tưởng, có quyết tâm thì mới thực hiện được. PGS.TS. Hoàng Long Phát lại nhấn mạnh nên chú ý vai trò của phụ nữ, trẻ em trong việc hỗ trợ những người thân trong gia đình bỏ thuốc lá.

Bỏ thuốc lá, bác sĩ cũng gặp khó! - Hình 5
Bỏ thuốc giúp giảm tới hơn 60% nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim (trích tài liệu của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng)

"Bỏ thuốc lá không hề dễ chút nào. Lần thứ nhất chỉ cần nói ra là thôi không hút nữa là bỏ được luôn nhưng rồi hút lại lúc nào chẳng biết. Lần thứ 2 thì là do tức câu nói: "Miệng anh lúc nào cũng như cái bát nhang" của đồng nghiệp. Đến lần thứ 3 thì xuất phát từ suy nghĩ nhiều về sức khỏe của mình, sự quan tâm, khích lệ bỏ thuốc lá của con nhưng lúc này không tự bỏ được vì môi trường có khói thuốc rất kích thích người nghiện. Tôi cũng không muốn dùng các loại thuốc thay thế nên đã chọn thuốc ức chế thụ thể. Lần đầu dùng thuốc không thành công vì khi uống khi không. Đến lần thứ 2, đúng đến viên thứ 8 thì bao thuốc nằm im trong túi cả ngày. Lúc này, cộng thêm quyết tâm, tôi bỏ thuốc lá luôn", TS Phạm Đình Đài, Phó trưởng khoa đột quỵ, bệnh viện 103, người đã từng nghiện thuốc lá tới vài chục năm, bỏ thuốc tới lần thứ 3 mới thành công, chia sẻ rất thật và cũng là lời kết cho một Hội nghị bổ ích không chỉ về mặt chuyên môn nghề nghiệp mà còn thiết thực với chính từng bác sĩ.

Trần Phương

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loại rau dễ 'ngậm' hóa chất, cách nhận biết cần nắm rõLoại rau dễ 'ngậm' hóa chất, cách nhận biết cần nắm rõ
13:49:51 15/02/2025
Cứu sống sản phụ ngừng tuần hoàn do tắc mạch ốiCứu sống sản phụ ngừng tuần hoàn do tắc mạch ối
19:28:00 14/02/2025
Thường xuyên uống nước đỗ đen rang có tác dụng gì?Thường xuyên uống nước đỗ đen rang có tác dụng gì?
21:26:29 14/02/2025
Người bị tiểu đường nên ăn sữa chua mỗi ngày vì nguyên nhân nàyNgười bị tiểu đường nên ăn sữa chua mỗi ngày vì nguyên nhân này
19:47:06 14/02/2025
Cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh não mô cầuCảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh não mô cầu
19:15:27 14/02/2025
Dấu hiệu chỉ xuất hiện vào ban đêm cho thấy thận đang 'kêu cứu'Dấu hiệu chỉ xuất hiện vào ban đêm cho thấy thận đang 'kêu cứu'
11:34:46 15/02/2025
7 dấu hiệu gan không tốt cần đi khám ngay7 dấu hiệu gan không tốt cần đi khám ngay
20:50:11 13/02/2025
8 lợi ích bất ngờ của socola8 lợi ích bất ngờ của socola
17:15:12 14/02/2025

Tin đang nóng

Lời nhắn gửi tới CSGT Hà Nội gây xúc động: "Em xin được cảm ơn 2 anh ngàn lần"Lời nhắn gửi tới CSGT Hà Nội gây xúc động: "Em xin được cảm ơn 2 anh ngàn lần"
12:12:35 15/02/2025
Ca sĩ MLee xin lỗi vì thông tin sai lệch ảnh hưởng đến Hoa hậu Tiểu VyCa sĩ MLee xin lỗi vì thông tin sai lệch ảnh hưởng đến Hoa hậu Tiểu Vy
14:51:07 15/02/2025
Lời khai của chủ tịch hội nông dân xã đột nhập cướp tại nhà lãnh đạo HĐND tỉnhLời khai của chủ tịch hội nông dân xã đột nhập cướp tại nhà lãnh đạo HĐND tỉnh
12:16:21 15/02/2025
Hội cầu thủ "chi đậm" cho nửa kia: Sổ đỏ, túi Chanel,... riêng Văn Hậu làm điều khiến Doãn Hải My cực thíchHội cầu thủ "chi đậm" cho nửa kia: Sổ đỏ, túi Chanel,... riêng Văn Hậu làm điều khiến Doãn Hải My cực thích
13:27:44 15/02/2025
2 giảng viên Hà Nội kết hôn, chưa vội có con mà cùng du học tiến sĩ: "Mình xuất sắc thì mới tìm được người ưu tú"2 giảng viên Hà Nội kết hôn, chưa vội có con mà cùng du học tiến sĩ: "Mình xuất sắc thì mới tìm được người ưu tú"
12:55:49 15/02/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz trở lại sau 12 năm ê chề tủi nhục, chưa được bao lâu thì lại bị... cho bốc hơi!"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz trở lại sau 12 năm ê chề tủi nhục, chưa được bao lâu thì lại bị... cho bốc hơi!
12:56:12 15/02/2025
Chi Pu công khai bạn trai?Chi Pu công khai bạn trai?
12:58:35 15/02/2025
Nam ca sĩ đình đám bị tình cũ "đăng đàn" tố cáo thao túng giam cầm, "bắt cá nhiều tay" ngay ngày ValentineNam ca sĩ đình đám bị tình cũ "đăng đàn" tố cáo thao túng giam cầm, "bắt cá nhiều tay" ngay ngày Valentine
15:10:29 15/02/2025

Tin mới nhất

Ia Pa ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại

Ia Pa ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại

16:40:04 15/02/2025
Sau khi bị chó cắn, ông K. không xử lý gì và không đi tiêm phòng vắc xin, huyết thanh kháng dại. Con chó của gia đình ông sau đó tự chết và được người nhà làm thịt ăn.
Một loại rau mầm chứa 'thần dược' đẩy lùi bệnh tiểu đường

Một loại rau mầm chứa 'thần dược' đẩy lùi bệnh tiểu đường

13:51:43 15/02/2025
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm trên 89 người từ 35-75 tuổi có đường huyết lúc đói cao, một chỉ số thể hiện tình trạng tiền tiểu đường.
Người phụ nữ đột tử sau bữa ăn trưa, bác sĩ khuyến cáo 3 thói quen gây hại

Người phụ nữ đột tử sau bữa ăn trưa, bác sĩ khuyến cáo 3 thói quen gây hại

12:58:12 15/02/2025
Đặc biệt sau khi ăn no, dạ dày sẽ giãn ra khiến cơ hoành di chuyển lên trên và áp lực ngực tăng lên. Máu sẽ chảy nhiều vào dạ dày, làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ tim, tăng gánh nặng cho tim và gây tử vong đột ngột.
Tự ý bỏ uống thuốc điều trị nguy hại ra sao?

Tự ý bỏ uống thuốc điều trị nguy hại ra sao?

12:14:52 15/02/2025
Bệnh nhân còn có dấu hiệu suy thận do hội chứng gan - thận với chỉ số creatinine tăng hơn 50% so với bình thường và lượng nước tiểu giảm mạnh.
Chứng mỏi mắt có nguy hiểm không?

Chứng mỏi mắt có nguy hiểm không?

11:41:34 15/02/2025
Mắt bị mỏi, thị lực giảm ảnh hưởng nhiều đến công việc và đời sống hằng ngày. Mắt bị mỏi làm giảm mức độ tập trung, mắt khô hoặc chảy nhiều nước mắt, mắt mờ hơn và trở nên nhạy cảm hơn.
Loạn thông tin về dịch bệnh

Loạn thông tin về dịch bệnh

11:38:27 15/02/2025
Có lẽ vì độ nóng về cái chết nữ diễn viên tài sắc này nên các bài viết đề cập đến cái chết của cô, về virus cúm A và độc tính của nó xuất hiện tần suất ngày càng dày đặc, kèm theo đó là lời khuyên của các chuyên gia y tế trong, ngoài nư...
Yên Bái: Nhiều giải pháp phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi

Yên Bái: Nhiều giải pháp phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi

11:26:37 15/02/2025
Khuyến khích người dân chủ động tiêm vắc xin phòng cúm; tiêm vắc xin có thành phần sởi, rubella đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Nhiều người mắc cúm mùa với diễn biến nặng

Nhiều người mắc cúm mùa với diễn biến nặng

11:24:32 15/02/2025
Tuy nhiên, đối với những người có bệnh nền hoặc sức đề kháng suy giảm, cúm có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, suy đa tạng, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn dâu dây mỗi ngày?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn dâu dây mỗi ngày?

21:23:54 14/02/2025
Hãy cùng khám phá các thông tin về dinh dưỡng của dâu tây, lợi ích sức khỏe, các rủi ro tiềm ẩn và cách bạn có thể tận hưởng loại quả này trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Uống nước lá vối tươi hay vối khô tốt hơn?

Uống nước lá vối tươi hay vối khô tốt hơn?

21:21:00 14/02/2025
Thành phần cây vối có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là giàu beta-sitosterol giúp điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol trong máu. Nhờ đó ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.
Mắc hội chứng quai mù nên tập luyện thế nào?

Mắc hội chứng quai mù nên tập luyện thế nào?

21:18:21 14/02/2025
Hội chứng quai mù xảy ra khi một phần của ruột non bị bắc cầu khiến thức ăn không di chuyển hoặc di chuyển chậm qua phần ruột này trong quá trình tiêu hóa.
Đau bụng đến bất tỉnh nguy kịch vì căn bệnh hiếm chỉ 0,06% dân số gặp phải

Đau bụng đến bất tỉnh nguy kịch vì căn bệnh hiếm chỉ 0,06% dân số gặp phải

20:26:52 14/02/2025
Bác sĩ cho biết, căn bệnh khiến người đàn ông đau bụng dữ dội đến bất tỉnh có thể gây hoại tử ruột nguy hiểm tính mạng, tỷ lệ mắc phải chỉ 0.06% dân số.

Có thể bạn quan tâm

Bố chồng đi họp lớp mang về túi bóng đen, con dâu nhìn thấy 1 thứ bên trong thì giận tím mặt: "Sao bố làm thế?"

Bố chồng đi họp lớp mang về túi bóng đen, con dâu nhìn thấy 1 thứ bên trong thì giận tím mặt: "Sao bố làm thế?"

Góc tâm tình

17:59:49 15/02/2025
Tôi biết thứ bên trong túi bóng đen có thể đẩy gia đình đến bờ vực tan vỡ. Tôi vẫn nhớ rõ buổi chiều hôm đó, khi bố chồng trở về từ buổi họp lớp.
14 triệu người sững sờ trước màn thẩm mỹ như "thay đầu" của nữ ca sĩ đẹp tựa AI

14 triệu người sững sờ trước màn thẩm mỹ như "thay đầu" của nữ ca sĩ đẹp tựa AI

Sao châu á

17:56:54 15/02/2025
Không phải hình ảnh xinh đẹp tựa búp bê công chúng vẫn thấy, Hiito Amamiya của thời quá khứ vốn không sở hữu vẻ ngoài nổi bật.
Chuyện gì đang xảy ra với MIN?

Chuyện gì đang xảy ra với MIN?

Sao việt

17:54:05 15/02/2025
Với hàng loạt chi tiết bất ổn sau thời gian im hơi lặng tiếng , công chúng liên tục hỏi thăm và tò mò chuyện gì đã xảy ra với MIN.
Công an Hà Nội bác thông tin 'người đàn ông tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông'

Công an Hà Nội bác thông tin 'người đàn ông tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông'

Tin nổi bật

17:38:28 15/02/2025
Vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin về người đàn ông có thể can thiệp vào hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao Khuất Duy Tiến Đại lộ Thăng Long, gây hoang mang dư luận.
Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Lâm Đồng

Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Lâm Đồng

Pháp luật

17:37:59 15/02/2025
Tại cơ quan điều tra, nghi phạm Phạm Thành Chung khai nhận do thua lỗ 500 triệu đồng khi chơi tài xỉu nên đi cướp vàng để trả nợ.
Top con giáp gặp nhiều may mắn, phú quý 'tuôn như mưa xuân' vào nửa cuối tháng 2

Top con giáp gặp nhiều may mắn, phú quý 'tuôn như mưa xuân' vào nửa cuối tháng 2

Trắc nghiệm

17:19:47 15/02/2025
Nửa cuối tháng 2, những con giáp này hãy chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp đang đến và tận hưởng từng khoảnh khắc của sự may mắn, thịnh vượng.
Thực đơn cơm tối với 3 món dễ làm, nhẹ bụng lại rất ngon

Thực đơn cơm tối với 3 món dễ làm, nhẹ bụng lại rất ngon

Ẩm thực

17:10:56 15/02/2025
Để giúp bạn không phải nghĩ tối nay ăn gì mà vẫn có được một bữa ăn ngon miệng, đủ dinh dưỡng thì bạn hãy tham khảo thực đơn cơm tối dưới đây nhé!
Phẫn nộ 2 người đàn ông "hổ báo" đánh người sau va chạm giao thông

Phẫn nộ 2 người đàn ông "hổ báo" đánh người sau va chạm giao thông

Netizen

16:41:53 15/02/2025
Sau khi va chạm giao thông, mặc cho người đàn ông đang nằm giữa đường, 2 người đàn ông đã vung chân đá thẳng vào mặt người bị ngã té.
Hamas và Israel tiến hành đợt trao trả con tin, tù nhân thứ 6

Hamas và Israel tiến hành đợt trao trả con tin, tù nhân thứ 6

Thế giới

16:33:20 15/02/2025
Việc trao trả 3 con tin này nhằm đổi lại việc phía Israel trả tự do cho 369 tù nhân Palestine đang bị phía Israel giam giữ. Đây là đợt trao đổi con tin và tù nhân thứ 6 thuộc giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn đang có hiệu lực tại Dải...
Vinicius giận dữ với giải Saudi Pro League

Vinicius giận dữ với giải Saudi Pro League

Sao thể thao

15:58:09 15/02/2025
Tương lai của Vinicius Jr tại Real Madrid tiếp tục là chủ đề được bàn tán nhiều và ngôi sao người Brazil này đã được đồn đoán sẽ chuyển đến chơi bóng ở giải Saudi Pro League của Saudi Arabia
Taylor Swift phá kỷ lục của Madonna

Taylor Swift phá kỷ lục của Madonna

Nhạc quốc tế

15:07:42 15/02/2025
Taylor Swift vừa lập nên một cột mốc lịch sử mới khi chính thức vượt qua Madonna để trở thành nữ nghệ sĩ có nhiều album đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc nhất tại Anh.