Rau quả nhiệt đới hút người dùng, tăng tốc vào EU
Những loại trái cây nhiệt đới và mới lạ sẽ thu hút người tiêu dùng EU. Điều này sẽ là thế mạnh cho các nhà xuất khẩu từ các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Dư địa xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU rất lớn. Ảnh: N.Thanh.
Do tác động của dịch Covid 19, xuất khẩu rau, củ, quả của Việt Nam gặp nhiều khó khăn thời gian qua. Theo Bộ Công Thương, 8 tháng năm 2020, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,26 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong xu hướng sụt giảm xuất khẩu rau quả nói chung sang nhiều thị trường, điểm đáng chú ý là kể từ ngày 1/8/2020 khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU ( EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu rau quả Việt sang EU lại ghi nhận tín hiệu khá tích cực.
Cụ thể, tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang EU ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước đó. Dự kiến, xuất khẩu rau, củ, quả sang EU thời gian tới sẽ tiếp tục khởi sắc.
Ông Mathijs van den Broek, Thành viên Ban điều hành, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam (DBAV) cho biết, EU là một thị trường có nhu cầu ổn định về rau quả (chiếm 45% trị giá thương mại hàng rau quả toàn cầu).
Quy mô thị trường rộng lớn và nhu cầu theo mùa của EU chính là thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu EU thường tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy trong các khu vực chiến lược để có thể cung cấp rau quả cho người tiêu dùng bất kỳ lúc nào trong năm.
“Những loại trái cây nhiệt đới và mới lạ sẽ thu hút người tiêu dùng EU. Điều này sẽ là thế mạnh cho các nhà xuất khẩu từ các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam”, ông Mathijs van den Broek nói.
Video đang HOT
Dù EU là thị trường nhập khẩu rau quả đầy tiềm năng nhưng thực tế cho thấy đến nay, lượng rau quả nhập khẩu của EU từ Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 0,08% lượng nhập khẩu của EU.
Trong nhóm rau, củ, quả tươi xuất khẩu sang khu vực EU, trái cây luôn đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang EU là dứa, thanh long, cơm dừa, chôm chôm, xoài…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho hay, do sản phẩm của Việt Nam và EU mang tính bổ trợ, EU có thế mạnh về trái cây ôn đới, trong khi thế mạnh của Việt Nam là trái cây nhiệt đới. Do đó, dư địa xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU rất lớn.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T cho biết, năm 2019, doanh nghiệp xuất khẩu 6,45 triệu USD trái cây tươi sang EU. Trong năm 2020, với việc EVFTA có hiệu lực, Vina T&T kỳ vọng doanh số xuất khẩu sẽ tăng trưởng 20%.
“Trước khi có EVFTA, trái cây Việt Nam tại EU có giá khá cao so với các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia… Do đó, khi thuế đã được giảm, các nhà nhập khẩu sẽ ưu tiên mua hàng của Việt Nam hơn”, ông Tùng nói.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, EU là thị trường “khó tính”, có yêu cầu rất khắt khe với các quy định về hàng rào kỹ thuật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm…
Khi xuất khẩu rau, quả sang EU, nếu bị vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm doanh nghiệp sẽ bị trả hàng, gây thiệt hại không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả ngành rau quả Việt Nam. Do đó, việc sản xuất an toàn theo hướng an toan là yêu cầu bắt buộc.
Bên cạnh đó, việc chế biến sâu sẽ giúp tận dụng được các sản phẩm rau, củ, quả vào làm nguyên liệu cho chế biến, từ đó khai thác tối đa giá trị của các sản phẩm thu hoạch được, giúp nông dân tăng thêm thu nhập do sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng lưu ý thêm, dù mở cửa về thuế quan nhưng hàng rào kỹ thuật của EU rất khắt khe nên các doanh nghiệp, nông dân cần chú ý, tìm hiểu kỹ về yêu cầu của thị trường. Theo đó, doanh nghiệp và nông dân cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thị trường.
EU là thị trường xuất khẩu lơn thứ 4 của rau quả Việt Nam. Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ.
Giải quyết ngay vướng mắc phát sinh từ hiệp định EVFTA
Sau gần 2 tháng EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thuỷ sản bật tăng, nhưng cũng đã phát sinh một số vướng mắc của doanh nghiệp (DN) thủy sản.
Đóng gói thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: T.H
Tháo gỡ ngay vướng mắc
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), hơn 1 tháng sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, tháng 8/2020, tổng giá trị XK thủy sản sang EU đạt gần 98 triệu USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2019.
Kết quả XK thủy sản trong tháng này đã phản ánh rõ tác động tích cực của Hiệp định EVFTA trong việc thúc đẩy XK các mặt hàng thủy sản được ưu đãi thuế 0% ngay từ khi hiệp định có hiệu lực, đó là tôm và mực, bạch tuộc đều tăng so với cùng kỳ và tháng 7, trước khi EVFTA có hiệu lực.
Cụt hể, tôm và mực, bạch tuộc, trong đó tôm tăng gần 16% so cùng kỳ 2019, tăng gần 9% so với tháng 7/2020; mực, bạch tuộc tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng gần 24% so với tháng 7/2020.
Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu dài hơi. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, các đơn hàng xuất khẩu của công ty có thời gian đủ dài, chủ yếu đến từ các khách hàng chủ lực đã gắn bó lâu năm với công ty. Trong đó, thị trường Mỹ là tốt nhất với mức tăng khoảng 10%, tập trung ở phân khúc sản phẩm trung cao.
Theo ông Lực, EU là thị trường có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn hẳn thị trường Mỹ. Tuy nhiên hiện sản lượng tôm Việt bán hàng vào EU không nhiều do số lượng vùng nuôi đạt chứng nhận xuất khẩu vào thị trường này đang rất thấp.
Hiện Việt Nam có sản lượng tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trên 700.000 tấn/năm, các doanh nghiệp chế biến tôm có thể tăng bán vào EU để tận dụng ưu đãi thuế từ EVFTA. Tuy nhiên, người tiêu dùng EU, nhất là phân khúc thị trường cấp cao, đòi hỏi tôm nuôi phải có các chứng nhận nuôi đảm bảo an toàn như chứng nhận ASC cho vùng nuôi. Các nhà cung ứng không có chứng nhận có thể bán vào phân khúc thị trường cấp thấp, nhưng giá bán sẽ không tốt lắm.
Kết quả trên cho thấy, các DN đã kịp thời nắm bắt và áp dụng được ưu đãi của hiệp định, dù bước đầu thực hiện không tránh khỏi những lúng túng về thủ tục như khai mã HS, khai form chứng nhận xuất xứ EUR1 và các quy định chứng từ khác...
Theo VASEP, một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện EVFTA, như: Lúng túng trong việc áp dụng C/O form Eur1 trong cộng đồng DN và ngay chính nội bộ các nước thành viên EU; C/O lâu được cấp vì liên quan đến chứng nhận xác nhận theo quy định IUU; áp dụng mã HS, DN lúng túng, không biết khai mã nào/khai mã theo hiệp định không được nước nhập khẩu chấp nhận...
Tuy nhiên, các vướng mắc đã được các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ giải quyết và cung cấp thông tin, hướng dẫn ngay cho DN.
Thuỷ sản xuất khẩu sẽ đạt gần 9 tỷ USD
Các chuyên gia ngành thuỷ sản cho rằng, EVFTA là cơ hội tốt cho hàng thủy sản Việt Nam gia tăng XK và cạnh tranh tại EU. Tuy nhiên, để tận dụng được ưu đãi thuế quan, ngành thủy sản cần có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn và tuân thủ quy định của thị trường EU. Điều quan trọng là DN biết tận dụng hiệu quả và linh hoạt, trung thực và hiệu quả quy tắc xuất xứ của hiệp định.
Ngoài ra, DN cần đặc biệt chú trọng thực hiện và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường trong hiệp định, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Lao động nghề cá, nhất là lao động trẻ em đang là vấn đề EU và các nước khác đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây.
Theo VASEP, Hiệp định EVFTA sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU trong những tháng cuối năm nếu các doanh nghiệp tận dụng tốt thời cơ và ưu đãi thuế quan. Dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt khoảng 3,4 tỷ USD.
Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thủy sản hết tháng 8 đạt 5,4 tỷ USD, hết năm nay sẽ phấn đấu đạt kim ngạch 8,9 tỷ USD. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội, trong kế hoạch của mình, các DN cần phải nhận định tình hình để đưa ra những giải pháp cụ thể trong những tháng còn lại, trong đó tăng cường sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.
Cùng với đó, để bảo xuất khẩu bền vững, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng lưu ý các doanh nghiệp, khi tham gia vào các hiệp định nhiều hàng rào kỹ thuật được dựng lên, vì vậy cần phải thay đổi hình thức tổ chức sản xuất, truy suất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó, cần phải nắm vững được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật của các thị trường khó tính. Từ đó khẳng định thương hiệu, vị thế của nông sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thủy sản ở các thị trường.
Xuất nhập khẩu đạt kết quả khả quan khi EVFTA thực thi Chỉ trong tháng đầu thực hiện Hiệp định EVFTA, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu đã đạt kim ngạch 277 triệu USD. Nhằm cập nhật tình hình thực thi Hiệp định EVFTA từ cả phía doanh nghiệp (DN) và chính phủ sau 2 tháng có hiệu lực, sáng 24/9, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công...