Rau mùi có lợi cho sức khỏe không phải ai cũng biết
Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng rau mùi như một vị thuốc trong các bài thuốc dân gian. Và ngày nay, y học hiện đại đã một lần nữa chứng minh lợi ích sức khỏe ít ai biết của rau mùi: khả năng chống co giật.
Các ghi chép lịch sử cho thấy rau mùi đã được sử dụng làm thuốc từ thời xa xưa và y học Ấn Độ truyền thống đã ca ngợi lợi ích của loại rau này đối với việc tiêu hóa.
Y học hiện đại cũng nghiên cứu một số lợi ích của rau mùi. Các nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra rằng loại rau này có thể làm giảm đau và chống viêm, và nghiên cứu nuôi cấy tế bào cho thấy chiết xuất từ rau mùi có thể bảo vệ da chống lại tia cực tím (UV) B.
Ngoài các đặc tính chống nấm và chống oxy hóa, một nghiên cứu cho rằng loại gia vị này có thể ngăn chặn một chất gây ung thư có khả năng hình thành trong thịt khi nấu ở nhiệt độ cao.
Và một lợi ích ít ai biết đến là rau mùi có khả năng chống co giật. Một số nghiên cứu trên động vật gặm nhấm chứng minh tác dụng chống động kinh của loại rau thân thuộc này.
Video đang HOT
Geoff Abbott, tiến sĩ, giáo sư tại Đại học Y khoa Irvine thuộc Đại học California (Hoa Ky) là nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu được đăng trên Tạp chí FASEB.
Giáo sư Abbott và các đồng nghiệp đã sàng lọc các chất chuyển hóa của lá rau mùi và phát hiện ra rằng một loại đặc biệt – “aldehyd béo chuỗi dài (E) -2-dodecenal” – hợp chất hóa một số kênh kali. Các nhà nghiên cứu cho biết rối loạn chức năng trong các kênh này có thể gây ra chứng động kinh nghiêm trọng.
“Chúng tôi đã phát hiện ra rằng rau mùi, được sử dụng như một loại thuốc chống co giật truyền thống, kích hoạt một kênh kali trong não để giảm hoạt động co giật”, giáo sư Abbott báo cáo.
“Cụ thể, chúng tôi đã tìm thấy một thành phần của rau mùi, được gọi là dodecenal, liên kết với một phần của các kênh kali để làm giảm tính dễ bị kích thích của tế bào”, ông giải thích.
Tại Hoa Kỳ, có 3,4 triệu người sống chung với bệnh động kinh, theo ước tính gần đây nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Giáo sư Abbott kết luận: “Ngoài các đặc tính chống co giật, rau mùi còn có tác dụng chống ung thư, chống viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, bảo vệ tim mạch, sức khỏe dạ dày và giảm đau”.
Huy Hoang
Theo: medicalnewstoday/vietQ
Tác dụng bất ngờ của 1 loại rau thơm lên tim, não
Nghiên cứu mới từ Mỹ cho thấy ngò ta (rau mùi, ngò rí) tác động mạnh đến một cơ chế điều chỉnh hoạt động điện trong tim, não, cùng vô số công dụng phòng bệnh khác.
Giáo sư Geoff Abbott và các cộng sự từ Đại học California ở Irvine (Mỹ) vừa chứng minh lá ngò ta (Coriandrum sativum, còn gọi là rau mùi, ngò rí, mùi ta...) chứa chất đặc biệt có khả năng chống lại "rối loạn kênh kali kiểm soát điện áp thần kinh phân họ Q (KCNQ)". Rối loạn này dẫn đến bệnh động kinh nghiêm trọng mà các thuốc chống co giật hiện đại cũng phải bó tay.
Ngò ta (ngò rí, rau mùi, mùi ta...) là loại rau thơm dễ tìm và tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa từ internet
Chất đặc biệt đó là aldehyde béo chuỗi dài (E) -2-dodecenal, có thể kích hoạt nhiều kênh kali KCNQ, từ đó điều chỉnh hoạt động điện trong não và tim của con người. Điều này giúp loại rau thơm này có khả năng giúp trì hoãn một số cơn động kinh phổ biến trong bệnh động kinh và các bệnh khác có xuất hiện triệu chứng động kinh.
Vì thế, việc ăn rau ngò ta để chống động kinh không hề là một huyền thoại. Quan trọng là cần tìm cách để sử dụng nó hiệu quả hơn, vì dụ như ứng dụng nó để chế ra một loại thuốc chống co giật an toàn thế hệ mới.
Nghiên cứu còn tìm ra vô số đặc tính có lợi cho sức khỏe khác của loại rau thơm này: giảm nguy cơ ung thư, kháng viêm, chống nấm, kháng khuẩn, bảo vệ hệ tim mạch, bảo vệ sức khỏe dạ dày và giảm đau. "Và, công dụng tốt nhất là nó có vị ngon" - giáo sư Abbott nói.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học FASEB Journal.
A. Thư
Theo Sci-News/nguoilaodong
Chữa bệnh bằng cách giã kiến ba khoang đắp lên da, nam thanh niên nhập viện Bị nấm bẹn nhưng ngại tới bệnh viện, anh N.T.M. nghe theo người quen truyền tai một bài thuốc dân gian nên đi tìm bắt kiến ba khoang về giã nát rồi đắp vào vùng bị nấm. Kết quả bệnh không khỏi mà anh còn phải nhập viện cấp cứu... Theo bác sĩ, kiến ba khoang tiết ra độc tính gấp hàng chục...