Rau má: Thuốc quý ngày oi nóng
Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm thuốc.
Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
Theo Đông y, rau má vị đắng tính hàn. Vào 3 kinh can, tỳ và thận. Công dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, giải độc, lợi sữa. Dùng chữa rất hiệu quả các bệnh về mùa hè, tiết tả, lỵ, vàng da do thấp nhiệt, tiểu khó, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, ho ra máu, nôn ra máu, viêm họng, mắt đỏ, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, lở loét, bỏng… Sau đây là một số kinh nghiệm dùng rau má làm thuốc:
Cảm nắng do ở ngoài nắng lâu, bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn: Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm hạt muối uống. Hoặc nước cốt rau má hoà nước bột sắn, đường phèn để uống. Bã đắp lên trán và thái dương lấy khăn buộc lại.
Rau má có thể trị cảm nắng (Ảnh: Internet)
Giải nhiệt chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt…: Rau má tươi 30-100g giã (hoặc xay) lấy nước uống hàng ngày (nếu cẩn thận chần qua nước sôi). Có thể phối hợp rau sam, kinh giới.
Bệnh sởi: Rau má 30 – 60g sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu…
Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): Rau má 30g sắc với nước gạo uống.
Sốt xuất huyết: Rau má tươi 30 – 100g sắc uống có thể thêm cỏ mực.
Tiểu ra máu: Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ 1 nắm giã nát lấy nước uống.
Táo bón: Rau má 30g giã nát đắp uống nước, bã đắp lên rốn.
Video đang HOT
Vàng da do thấp nhiệt: Rau má 30 – 40g, đường phèn 30g. Sắc uống. Có thể thêm ít nhân trần…
Áp- xe vú (giai đoạn đầu): Rau má và vỏ quả cau sắc uống. Nếu uống được rượu pha thêm một chút hiệu quả càng cao.
Hành kinh đau bụng đau lưng: Rau má khô tán bột ngày uống 2 thìa con (thìa cà phê 15g).
Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống: Rễ rau má 1 nắm to rửa sạch để cho thật ráo nước, sao khô, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo thành cháo. Có thể phối hợp bột củ mài.
Giải độc: (thuốc, thức ăn…). Để phòng biến cố chỉ nên sơ cứu rồi đưa đi bệnh viện sớm. Rau má giã lấy nước uống. Có thể cho thêm đường phèn.
Lưu ý: tránh lạm dụng rau má khi cơ thể ở trạng thái hư hàn, đang bị đau bụng đi ngoài do hàn.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Có một số dấu hiệu thể chất cảnh báo bạn phải đi viện ngay lập tức. Hãy học cách nhận diện chúng.
Theo cuốn Các dấu hiệu cảnh bảo nguy hiểm từ cơ thể bạn (Your Body's Red Light Warning Signals), các bác sĩ Neil Shulman, Jack Birge và Joon Ahn - từ Georgia (Mỹ) cho rằng, cơ thể bạn đưa ra các dấu hiệu, triệu chứng và biểu hiện cảnh báo những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Biết nhận biết những dấu hiệu này và được cấp cứu kịp thời có thể cứu mạng bạn và người thân.
6 dấu hiệu đáng chú ý bao gồm:
1. Tê liệt chân hoặc tay, ngứa ran, tê bì, ngơ ngẩn, chóng mặt, hoa mắt, nói lắp, không thể diễn đạt ý, hay yếu, đặc biệt là ở một bên mặt hoặc cơ thể.
Đây là những dấu hiệu của đột quỵ khi động mạch cung cấp oxy cho não bị tắc hoặc vỡ, gây chết mô não.
Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực não bộ bị ảnh hưởng. Nếu mạch máu bị nghẽn một khoảng lớn sẽ ảnh hưởng tới một khu vực não rộng, có thể gây liệt nửa người và các chức năng khác như nói và hiểu. Nếu khu vực mạch máu bị chặn nhỏ, có thể chỉ có tay, chân, hoặc mặt bị tê liệt.
Nếu phát hiện các triệu chứng này cần gọi cấp cứu ngay. Điều trị ngay trong vòng 3 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu là tốt nhất.
Ảnh: dentalways.
2. Đau hoặc tức ngực: đau ở cánh tay, hàm, hoặc cổ; đổ mồ hôi lạnh; kiệt sức; buồn nôn; nôn; muốn ngất xỉu; hoặc khó thở là những dấu hiệu bị đau tim.
Nếu bạn nhận được một số triệu chứng, cần gọi cấp cứu và nhập viện ngay. Shulman và Birge cũng khuyên bệnh nhân nhai một viên aspirin (trừ khi bị dị ứng với aspirin) để ngăn ngừa tổn hại cơ tim khi bị đau tim.
Riêng phụ nữ, người già và người bị bệnh tiểu đường có thể bị đau tim mà không có các biểu hiện đau tức ngực. Dấu hiệu ở những người này bao gồm suy nhược, chóng mặt đột ngột, tim đập mạnh, hết hơi, đổ mồ hôi, sa sầm, buồn nôn và nôn.
3. Cương và đau bắp chân, đau ngực, khó thở, hoặc ho ra máu.
Dấu hiệu huyết khối ở chân, đặc biệt sau khi ngồi lâu, như đi máy bay, ngồi ôtô trong một chuyến đi dài. Những dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên nằm sau khi phẫu thuật.
Máu thường tụ ở chân khi ngồi hoặc nằm xuống quá lâu. Nếu huyết khối xuất hiện ở chân, bắp chân có thể cảm thấy sưng, đau và cương khi chạm vào. Nếu bị đau ngực đột ngột hoặc khó thở, có thể huyết khối đã vỡ ra và mảnh vỡ qua mạch máu đến phổi, cần nhập viên cấp cứu ngay.
4. Tiểu ra máu mà không đau
Bất cứ lúc nào thấy có máu trong nước tiểu cần đi khám ngay dù có hay không có cơn đau.
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang hay tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu. Những vấn đề này thường gây đau hoặc khó chịu cần được đi khám để điều trị kịp thời.
Ngược lại, khi thấy máu trong nước tiểu nhưng không thấy đau, một số người không đi khám mà ở nhà theo dõi, đặc biệt khi hiện tượng chỉ diễn ra một lần. Thực tế không nên như vậy, không đau không có nghĩa là không nghiêm trọng.
Ung thư thận, niệu quản, bàng quang, hoặc tuyến tiền liệt có thể gây chảy máu đường tiết niệu. Khi chúng còn nhỏ và chữa trị được, chúng có thể không gây đau. Vì vậy, đừng bỏ qua dấu hiệu quan trọng này bởi vì theo Shulman và Birge, tiểu ra máu có thể là manh mối duy nhất để chẩn đoán sớm.
5. Triệu chứng hen suyễn mà không cải thiện hoặc trở nên xấu đi.
Hen suyễn biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở. Khi cơn hen không đỡ hoặc nặng hơn, bệnh nhân cần được cấp cứu.
Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong. Một số người bị hen thường xuyên ngần ngại không đến phòng cấp cứu vì họ đã đi rất nhiều lần trước đây, hoặc cần một người chở đi vì quá khó thở.
Vì bệnh hen làm cho việc thở khó khăn, các cơ hỗ trợ thở có thể mệt và khối lượng không khí trao đổi ở phổi sẽ giảm. Kết quả là lượng oxy giảm trong khi nồng độ CO2 trong máu tăng. Birge và Shulman giải thích rằng: "Sự tích tụ CO2 trong máu làm não tê liệt, có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Bạn có thể mất sức và động lực để thở".
"Khi người bị hen có hiểu hiện muốn nghỉ ngơi, đó có thể là dấu hiệu suy hô hấp, mệt mỏi", Birge nói. Cuối cùng, người bệnh có thể ngừng thở. Shulman nói rằng người bệnh thực sự đang gặp nguy hiểm. Bệnh nhân tin rằng họ đang khỏe lên khi thực sự họ đang trở nên yếu hơn. "Họ trở nên bình thản và dường như yên bình hơn trong khi trên thực tế, họ đang chết dần".
Một trong những điều quan trọng nhất cơn hen đã kéo dài bao lâu. Nếu bạn đã phải vật lộn với cơn hen sau vài giờ không dứt, hãy tới bệnh viện để được hỗ trợ ngay.
6. Trầm cảm và nghĩ tới tự tử
"Trầm cảm có thể đe dọa tính mạng bởi bệnh nhân có thể tự tử. Bệnh nhân cần hiểu rằng não của họ bị mất cân bằng hóa học. Đó là một bệnh giống như các bệnh khác".
Các triệu chứng trầm cảm bao gồm buồn bã, mệt mỏi, lãnh đạm, lo âu, thay đổi thói quen ngủ, và chán ăn. Trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Nếu bạn có ý nghĩ tự tử, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Khánh Vy (Theo webmd)
Sán ăn rỗng phổi vì món cua suối nướng Trường hợp của ông Nguyễn Văn D là điển hình. Ông D nhập viện trong tình trạng ho nhiều, ho ra máu kèm theo đờm. Có lần, ông ho ra cả cục máu tươi đỏ hỏn, có lúc máu màu đỏ rỉ sắt. Ông D đi khám ở bệnh viện lao phổi, bác sĩ nghi ngờ ông bị sán phổi vì chụp phim...