Rau má đẹp da và chữa bệnh
Ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra… Ngoài ra, rau má còn có nhiều công dụng giúp trị mụn và làm da mịn màng.
Ảnh minh họa: Internet
Rau má giúp giảm sưng viêm
Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.
Rau má giúp làm giảm cholesterol trong máu
Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
Rau má trị cảm sốt
Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng 1 tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.
Rau má trị mụn
Video đang HOT
Nhiều người nghiên cứu cho thấy hoạt chất của rau má là những Saponin (Axit Asiatic, Axit brahmic) có tác dụng giúp các mô liên kết tái tạo nhanh chóng làm tổn thương mau lành và lên da non, giúp trị mụn hiệu quả.
Ngày nay có nhiều loại thuốc trị mụn viên nang được chiết suất từ tinh chất rau má. Rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.
Rau má còn được dùng để chữa sốt xuất huyết
Rau má 20g, cỏ mực 16g, rau sam 16g, đậu đen 16g. sắc uống. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sức khỏe.
Rau má dùng để dưỡng da
Bạn có thể dùng rau má để dưỡng da kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Bạn có thể dùng từ 30-40g rau má tươi mỗi ngày.
Cách làm như sau: Rau má khi mua về, bạn rửa sạch, giã nát hoặc xay nát, lọc lấy nước. Cho thêm một ít đường vào cho dễ uống. Sau đó bạn có thể lấy bã rau má dùng đắp mặt hoặc rửa mặt bằng nước rau má tươi.
Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi.
Lá rau má mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống.
Chú ý: Tuy rau má có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng loại rau này có tính lạnh nên những người có hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.
Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.
Theo SKGD
Lá tre chữa tràn dịch màng phổi
Lá tre (tên thuốc trong y học cổ truyền: trúc diệp) - một dược liệu được dùng phổ biến từ lâu đời.
Ảnh minh họa: Internet
Dược liệu được dùng tươi, có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt.
Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh có dùng lá tre:
Chữa cảm sốt, miệng khô khát: trúc diệp 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, đảng sâm 2g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc trúc diệp 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm phế quản cấp tính: trúc diệp 12g, thạch cao 16g, tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: trúc diệp 12g, trúc nhự 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 10g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tính chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tràn dịch màng phổi: trúc diệp 10g, phục linh 12g, thương truật 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, cam thảo 6g, nguyên hoa 4g, cam toại 4g, đại kích 4g, đại táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang (cần theo dõi mạch và huyết áp người bệnh vì bài thuốc có thể gây tiêu chảy).
Chữa viêm bàng quang cấp tính: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 6g sắc uống trong ngày.
Chữa đái ra dưỡng chấp: trúc diệp 20g, kim tiền thảo 20g, mía dò 20g, giá đỗ xanh 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa co giật ở trẻ em: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tàm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: trúc diệp 20g, sài đất 16g, sắn dây 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa thủy đậu: trúc diệp 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 2g, sơn chi tử 2g, cam thảo 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa loét miệng: trúc diệp 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, chút chít 16g, cam thảo nam 16g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 12g. Sắc uống trong ngày.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Sầu riêng giúp chữa bệnh "sầu chung" đôi lứa Cây sầu riêng còn được mệnh danh là "Hoàng hậu của loài quả". Các bộ phận cây sầu riêng được dùng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh, trong đó là bệnh di tinh, liệt dương. Cây sầu riêng còn được mệnh danh là "Hoàng hậu của loài quả". Các bộ phận cây sầu riêng được dùng làm thức ăn và thuốc chữa...