Rau mã đề món rau thuốc quen thuộc mà dễ quên
Rau mã đề mọc quanh năm, nhổ hết cây già thì lại lên cây non. Mã đề là loại thuốc trị bệnh tiết niệu tuyệt vời.
Nắng tháng Tết Đoan ngọ ở miền Trung xổ xuống đầu không thương xót.
Từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều vẫn còn nghe lời khuyên của cô thời tiết xinh đẹp là nếu không có việc gì cần thì không nên ra khỏi nhà vào giờ ấy… Mọi hoạt động như ngưng trệ trước nắng.
Rau mã đề. Ảnh: LƯU BÌNH
Tầng cây ăn trái thì trân mình với nắng, che chắn cho bên dưới dãy đinh lăng vẫn xanh nghun ngút xum xuê vẩy lá xanh, dưới nữa là lớp bươm bướm non, rau mã đề, rau má xanh mướt mát.
Đinh lăng thì trồng từ đợt mưa lụt năm ngoái chớ mã đề và rau má thì tự lên quanh năm không biết giống từ đâu. Cứ mùa trước chuyền mùa sau miên man mãi. Mã đề và rau má chắc hưởng giọt thừa giọt rớt từ giàn phun sương dành cho phong lan tầng trên.
Mã đề là loại thuốc trị bệnh tiết niệu tuyệt vời.
Rau mã đề món rau thuốc quen thuộc mà dễ quên. Rau mã đề mọc quanh năm, nhổ hết cây già thì lại lên cây non. Mã đề là loại thuốc trị bệnh tiết niệu tuyệt vời.
Video đang HOT
Ngày nhỏ tôi nhớ trẻ con như lứa tôi hay bị đi tiểu dắt vậy là mẹ cho uống nước lá mã đề. Uống nước mã đề để nguyên cây, cả rể, cả thân lá già, cả hoa, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu. Uống nước mã đề mấy ngày là đã khỏi bệnh tiểu buốt và tiểu dắt chớ có thuốc thang gì đâu.
Bây giờ vừa nghe viêm đường tiết niệu là chỉ nghĩ đến quầy thuốc chứ mấy ai nhớ tới loại rau đặc dụng như xưa.
Cây mã đề già được nhổ nguyên cây phơi khô nấu nước uống lợi tiểu, khi còn non là món rau ngon đã dùng là khó quên. Lá non tướt dài theo sớ lá trộn trong đĩa rau sống là thức rau ngon hay xắt mỏng nấu canh thịt bò là món canh lành tính thích hợp cho người lớn tuổi.
Rau mã đề non
Rau mã đề non xắt nhỏ bắt nước sôi lửa đượm thả rau vào nấu mềm. Lửa to để rau chín nhanh mà vẫn giữ màu xanh, thịt bò ướp gia vị thả vào canh, nêm nếm rồi nhắc xuống. Món canh sẽ có vị ngọt tươi mới, hơi nhân nhẫn đặc trưng của rau mã đề mà đã ăn rồi là luôn nhớ vị.
Trưa nắng như chưa năm nào nắng hơn. Tôi ngắt lá mã đề non làm bát canh mời người vượt đường xa nắng nóng về thăm.
Bát canh rau mã đề đãi bạn đường xa.
Bạn tôi than thở vì tình mà phải giăng dây chớ thăm nhau xa ngái đường dài mấy ai đi.
Thiệt, thương nhau thì thương chớ nắng nôi này vượt dặm đường xa đến nhà bạn thì thật là hiếm hoi…
Không quan hệ tình dục, 5 nam sinh cùng xóm trọ vẫn mắc bệnh xã hội
Đi liên hoan xong cả nhóm bạn rủ nhau đi massage 'giải đen', dù không quan hệ tình dục nhưng 7 người cùng đi thì có 5 người mắc bệnh xã hội phải đến bệnh viện điều trị.
Bi hài nhiễm lậu
Theo Thầy thuốc ưu tú (TTUT), Bác sĩ cao cấp Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu trung ương, bệnh lây qua đường tình dục chưa bao giờ chấm dứt. Hiện nay, xu hướng quan hệ tình dục thoáng hơn thì nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục càng nhiều hơn.
Bác sĩ Ghi cho biết ông đã từng tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhân bi hài. Gần đây nhất là nhóm bệnh nhân trẻ vào viện khám vì 1 trong những người bạn đi khám trước đó đã mắc bệnh lậu. Cả nhóm này là nam sinh viên cùng ở một xóm trọ.
Cả nhóm 5 người vào, ai cũng thắc mắc chỉ đi massage xả stress chứ không quan hệ tình dục, nhưng về nhà thì cả 5 người mắc lậu.
Đầu tiên là các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Một người trong nhóm lên mạng tìm kiếm triệu chứng nghi ngờ lậu nên vội tìm tới viện khám. Khi khám xong, anh ta về chia sẻ với bạn bè cùng đi thì mới biết cũng có người đang điều trị truyền dịch, đốt sóng cao tần ở một phòng khám tư. Sau khi được bác sĩ tư vấn, cả nhóm vào Bệnh viện Da liễu trung ương khám và điều trị.
Theo bác sĩ Ghi, bệnh lậu nếu biết sớm thì điều trị rất đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mà đến bệnh viện. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân ra ngoài các phòng khám có yếu tố nước ngoài khám điều trị hết vài chục triệu, trong khi bệnh chỉ cần điều trị kháng sinh cơ bản là có thể khỏi.
Đi xả stress, cả nhóm bạn thân cùng mắc bệnh tình dục. (Ảnh minh họa)
Trường hợp của nam sinh N.V.V (19 tuổi, Hà Nội) vào khám bệnh. Cách đây 1 tháng, V. đến Bệnh viện Da liễu Trung ương làm xét nghiệm và kết quả bị lậu. V. đã được tiêm và cho uống thuốc. Các triệu chứng của bệnh không còn. Sau đó khoảng nửa tháng, V. không biết và tiếp tục quan hệ với bạn gái, sau đó cậu lại có triệu trứng nóng, rát niệu đạo. V. lại đến cầu cứu bác sĩ. Kết quả cậu bị tái nhiễm lậu. V. rất lo lắng cậu có khả năng bị lậu mãn tính.
Bệnh điều trị thế nào?
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, thường gặp ở lứa tuổi đang hoạt động tình dục mạnh, đôi khi có thể gặp ở trẻ sơ sinh do bị lây nhiễm từ người mẹ bị nhiễm vi khuẩn lậu. Bệnh được chia làm 2 loại là bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính.
Bệnh lậu cấp tính nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ chuyển sang bệnh lậu mãn tính. Triệu chứng của bệnh lậu mãn tính thường không rõ ràng và có khả năng tái phát nhiều lần.
Với nam giới, bệnh có các triệu chứng ra mủ nhiều, màu vàng hoặc vàng xanh tại niệu đạo kèm theo đái buốt, đái dắt.
Ở nữ giới, 50-80% trường hợp bệnh lậu không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Bệnh cấp tính biểu hiện với các triệu chứng như đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo hoặc cổ tử cung có màu nâu, vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, có mùi hôi.
Hiện nay cũng xuất hiện tình trạng lậu kháng thuốc. Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ phải sử dụng phổi hợp nhiều thuốc kháng sinh để điều trị triệt để.
Bác sĩ Đào Hữu Ghi cho rằng, người bệnh sau khi điều trị hết kháng sinh cần tái khám để kiểm tra có vi khuẩn lậu cầu không.
Phương pháp điều trị thông thường hiện nay là sử dụng thuốc ceftriaxone (Rocephin) do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc xảy ra với các loại thuốc khác. Ceftriaxone sử dụng kết hợp với azithromycin hoặc doxycycline. Bệnh do vi khuẩn gây ra nên chỉ dùng kháng sinh. Các biện pháp điều trị như đốt sóng cao tần, truyền dịch đều không có tác dụng với bệnh xã hội nói chung và bệnh lậu nói riêng.
Để phòng bệnh, biện pháp tốt nhất là cần quan hệ tình dục an toàn. Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài từ cả hai phía với người bạn tình đã được xét nghiệm. Sử dụng bao cao su và tấm bảo vệ miệng đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Không phải chỉ quan hệ tình dục đường sinh dục mới có nguy cơ mắc bệnh này mà chỉ cần có tiếp xúc với cơ quan sinh dục đều có thể mắc bệnh.
30 tuổi có nên cắt bao quy đầu? Tôi năm nay 30 tuổi, xin hỏi bác sĩ có nên cắt da bao quy đầu? Nếu không cắt, có ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng không? (Nam) Ảnh minh họa Trả lời: Cắt da bao quy đầu là một tiểu phẫu cắt bỏ phần da thừa vùng đầu dương vật. Đây là tiểu phẫu quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc...