Rau húng chanh có tác dụng gì?
Húng chanh là loại rau gia vị quen thuộc của người Việt Nam, vậy rau húng chanh có tác dụng gì?
Húng chanh là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Không chỉ là loại rau gia vị mà rau húng chanh còn là vị thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng của rau húng chanh.
Đặc điểm của cây húng chanh
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cây húng chanh (Coleus crassifolius Benth) là dạng cỏ cao khoảng 25 – 75cm, lá hình bầu dục có lông và mọc đối nhau, hoa màu tím mọc sát nhau. Do chứa chất carvacrol nên húng chanh có tinh dầu thơm dịu nhẹ. Ở nước ta, húng chanh vừa được khai thác dưới dạng thảo dược vừa được dùng như loài rau gia vị trong các bữa ăn thường ngày.
Cây húng chanh nguồn gốc ở đảo Maluku, Indonesia, được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá, có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị trước thơm sau hắc, mát, dùng làm gia vị.
Tại các nước khác Indonesia, Malaysia, Trung Quốc… thường chỉ dùng húng chanh tươi, hái lá hay cành non, rửa sạch dùng.
Trong húng chanh có chất màu đỏ gọi là colein và ít tinh dầu mùi thơm nhẹ. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola.
Tác dụng của cây húng chanh
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi cho hay, ngoài công dụng làm gia vị, húng chanh là thuốc chữa cảm cúm, chữa ho hen. Húng chanh còn dùng ngoài để giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn. Thường dùng tươi với liều 10-16g một ngày.
Húng chanh rất tốt cho sức khoẻ.
Dưới đây là những tác dụng của cây húng chanh:
Video đang HOT
Hoạt chất bên trong lá húng chanh tương tự loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ chất nhầy, đờm và các tác nhân gây viêm nhiễm vòm họng.
Lá húng chanh tươi rửa sạch, cắt nhỏ, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá húng chanh có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3-5 ngày.
Húng chanh giúp hạ sốt. Ngoài ra, còn giúp ra mồ hôi, loại bỏ độc tố qua da và tăng nhanh quá trình phục hồi.
Giã nát một ít lá húng chanh cùng với một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá húng chanh để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thoa khắp cơ thể.
Hàm lượng acid béo omega-6 trong lá cây húng chanh có thể hỗ trợ giúp giảm chứng viêm khớp.
Loại cây này chứa một lượng vitamin A nhất định, giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Cải thiện chức năng thận
Cây húng chanh giúp lợi tiểu. Từ đó, nó giúp cơ thể đào thải các độc tố bằng cách kích thích đi tiểu.
Tăng lượng sữa mẹ
Ở Ấn Độ và một số vùng của Indonesia, người dân vẫn sắc loại cây này cho các bà mẹ mới sinh uống để tăng lưu lượng sữa mẹ.
Giảm căng thẳng và lo âu
Một số hợp chất hữu cơ và khoáng chất trong cây húng chanh có tác dụng an thần nhẹ. Hãm lá húng chanh như trà để uống để giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, giúp thư giãn, ngủ ngon.
Trên đây là những tác dụng của cây húng chanh đối với sức khoẻ. Báo Lao động dẫn lời Lương y, Nghệ nhân dân gian Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa cho biết, mỗi gia đình nên trồng một cây húng chanh trong nhà và dùng tươi. Mỗi ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, uống nước, sẽ trị các bệnh phổ biến như: cảm cúm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, ho, hen, viêm họng, khản tiếng.
Ngoài ra lá húng chanh còn dùng giã đắp trị vết thương, bọ cạp cắn rất hiệu quả.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên uống nước mía?
Nước mía là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên uống nước mía.
Nước mía là một trong những thức uống giải khát phổ biến và quen thuộc với người Việt Nam. Với hương vị thơm ngon, mát lành, nước mía không chỉ giúp ta xua tan cơn khát mà còn có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích đối với sức khoẻ nếu bạn thường xuyên uống nước mía:
Nước mía giúp điều chỉnh đường huyết
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, dù nước mía chứa nhiều đường nhưng nếu bệnh nhân bị tiểu đường dùng thức uống này với mức độ hợp lý thì có thể kiểm soát được lượng đường huyết, ngăn chỉ số đường huyết tăng vọt hoặc hạ thấp quá nhanh.
Chống lão hóa
Flavonoid, chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic chứa trong nước mía sẽ giúp đem lại làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn. Những chất này tác dụng giảm thiểu các nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm trên da.
Thải độc gan
Hợp chất phenolic và flavonoid chứa trong nước mía có chức năng chống ung thư, kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa và ngăn ngừa dị ứng. Vì vậy ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nên uống nước mía thường xuyên để cải thiện tình trạng viêm gan và điều chỉnh sắc tố da.
Cải thiện vấn đề răng miệng
Báo VietNamNet dẫn nguồn bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên khoa Y học cổ truyền - trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, có sách cổ cho rằng uống nước mía bằng cách nhai có hai cái lợi. Một là uống được ít một sẽ có lợi hơn và hai là "Tập thể dục cho răng khỏe".
Mía cũng giàu canxi và phốt pho giúp tăng cường men răng, răng chắc khỏe và chống sâu răng.
Theo bác sĩ Vũ, ăn mía còn giúp chống lại tình trạng hôi miệng do thiếu hụt chất dinh dưỡng và chống hôi miệng do sâu răng tạo môi trường cho vi khuẩn trong miệng phát triển.
Nước mía mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.
Cải thiện tiêu hóa
Nước mía từ lâu được biết đến với khả năng làm dịu dạ dày, giúp hệ tiêu hóa dễ chịu. Với người bị hội chứng ruột kích thích hoặc tiêu hóa kém, thêm nước mía vào chế độ ăn uống là phương thuốc tự nhiên. Lượng kali trong nước mía giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, thúc đẩy tiết dịch vị tiêu hóa và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Kali và chất xơ trong nước mía hỗ trợ quá trình tiêu hóa và nhu động ruột diễn ra suôn sẻ. Bằng cách cải thiện tiêu hóa, nước mía gián tiếp giúp ngăn ngừa tăng cân do không thể hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng đúng cách.
Quan điểm uống nước mía tăng cân là sai lầm
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS Hà Thị Cẩm Vân, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, uống nước mía không làm tăng cân vì lượng calo và chất béo khá thấp. Hơn nữa, nước mía chứa chỉ số đường huyết thấp nằm trong khoảng từ 30-40 (thường chỉ ở mức 32).
Tuy nhiên cần chú ý, nước mía chứa lượng đường fructose tự nhiên khá cao, tạo ra năng lượng lớn. Nên cân nhắc lượng tiêu thụ lượng nước mía cũng như tổng lượng calo trong một ngày, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối và hoạt động thể dục thể thao.
Những người không nên uống nước mía
Người đang sử dụng thuốc: Không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc.Người mắc bệnh tiểu đường.Người đang ăn kiêng, muốn giảm cân cần uống nước mía chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.Phụ nữ mang thai cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ, nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên ăn bí đỏ? Bí đỏ là loại thực phẩm quen thuộc tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên ăn bí đỏ? Bí đỏ là thực phẩm bổ dưỡng và mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Bí đỏ cũng là thực phẩm dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món ăn đa...