Rau, giá vé ô tô… đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng
Ngày 24-2, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2-2016 tăng 0,42% so với tháng trước và tăng 1,27% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có tám nhóm tăng như hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,98%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,15%… Có ba nhóm hàng giảm gồm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,41%; giao thông giảm 3,96%…
Theo cơ quan thống kê, tháng 2 rơi vào dịp tháng tết Nguyên đán nên giá một số mặt hàng phục vụ tết đều tăng. Cụ thể, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,66%; giá mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao như thịt heo, thịt bò, hải sản tươi sống với mức tăng từ 0,2% đến 0,4%.
Video đang HOT
Đặc biệt, giá rau xanh tăng cao ở các tỉnh phía Bắc do nguồn cung hạn chế vì bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,45% do một số đơn vị kê khai tăng giá chiều đông khách từ 20% đến 60% so với giá vé bán ngày thường.
Theo_PLO
Làm thế nào tiết kiệm 50% giá vé máy bay Tết 2016?
Về sớm trước nửa tháng, bay vòng ra nước ngoài rồi nối chuyến về Việt Nam... là những cách được cư dân mạng chia sẻ với nhau nhằm tiết kiệm tiền vé máy bay mùa Tết.
Được xem là những chặng bay chính mùa Tết và luôn trong tình trạng cháy vé dù mở bán sớm, hành trình TP HCM đến các tỉnh phía bắc bao giờ cũng là chặng bay đắt đỏ nhất trong nhiều năm trở lại đây. Giá vé luôn ở mức cao từ 3-5 lần so với ngày thường, khiến các khách hàng phải tìm nhiều cách nhằm giảm bớt chi phí đi lại.
Với những người có điều kiện nghỉ sớm hoặc làm việc từ xa, mua vé ngay từ giữa tháng 1/2016 là lựa chọn hợp lý nhất. Theo đó, chặng TP HCM - Hà Nội trong nửa đầu tháng 1/2016 của các hãng hàng không vẫn còn rất nhiều vé chỉ có giá từ 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng.
Thậm chí, tới ngày 26/1, các hãng hàng không giá rẻ vẫn bán vé dưới 1,6 triệu đồng cho chặng bay này, tức là thấp hơn giá cận Tết tới gần 1 triệu đồng mỗi chiều. Thực tế, nếu đến sát ngày, ngoài mức giá đắt đỏ, nhiều người còn không thể mua được vé bởi đã kín chỗ.
Nhiều khách hàng chọn bay qua một điểm nối trung gian, hoặc kết hợp các phương tiện di chuyển để tiết kiệm tối đa chi phí về quê trong dịp Tết.
Làm việc trong một doanh nghiệp truyền thông có trụ sở tại cả hai thành phố lớn, chị Hà quyết định đặt mua vé từ TP HCM ra Hà Nội trước cả tháng để tiết kiệm chi phí đi lại. "Mua vé xong, bay ra Hà Nội, tôi vẫn tiếp tục làm việc tại trụ sở chính ngoài đó. Như vậy, mỗi năm chịu khó làm việc tại Hà Nội 2 tháng trước và sau Tết, tiền tiết kiệm vé máy bay đi lại cũng khoảng 3-4 triệu đồng, bằng 50% tổng tiền vé khứ hồi nếu mua cận ngày".
Trong khi đó, mức chênh lệch giá vé bay từ ngày 1/2 đến 7/2 giữa điểm xuất phát từ TP HCM đến Hà Nội và Hải Phòng của Vietjet Air là khoảng 800.000 đồng, còn Vietnam Airlines lên tới 1,7 triệu đồng (đã tính cả thuế phí). Vì vậy, nhiều khách hàng muốn về quê ăn Tết tại Hải Phòng đã quyết định mua vé đến Hà Nội, sau đó bắt tàu hoặc ôtô về quê.
"Dù mất thêm chi phí taxi từ Nội bài về ga Long Biên nhưng vì đi nhóm 4 người nên chúng tôi tính toán phần chi này chỉ là 70.000 đồng một người. Thêm vé tàu, xe từ Hà Nội về Hải Phòng tối đa 100.000 đồng nữa, thì mỗi người có thể tiết kiệm được 500.000 - 1,5 triệu đồng", bạn Ngọc Anh, nhân viên Công ty Finoshine tại quận 3, TP HCM cho biết.
Trước đó, cư dân mạng cũng chia sẻ cách bay qua Thái Lan bằng vé của hãng hàng không ngoại để tiết kiệm khoảng 50% chi phí cho mùa Tết. Theo đó, trong thời điểm bay từ ngày 1/2 đến 7/2 (tức là từ 23 tháng chạp đến 30 tháng chạp), khách hàng bay từ TP HCM về Hà Nội có thể vòng qua một điểm thứ ba là Bangkok với hãng hàng không AirAsia hoặc NokAir.
Khách hàng nếu bay với AirAsia có thể chỉ mất khoảng 1,7 triệu đồng cho cả 2 chặng, hoặc 1,2 triệu đồng với chặng bay cùng Nokair. Thậm chí, nếu chọn được vé bay hỗn hợp của cả 2 hãng này, khách có thể chỉ phải trả khoảng một triệu đồng để bay về Hà Nội từ TP HCM trong ngày 3/2. Thời gian chờ nối chuyến, khách có thể nghỉ lại tại sân bay, hoặc thuê trọ tại các khu vực giá rẻ của Bangkok, và mất thêm 8 USD cho việc nghỉ ngơi trước khi di chuyển về Việt Nam.
Theo_VietNamNet
Nghịch lý lãi suất Lạm phát từ đầu năm đến nay tăng chưa tới 1% nhưng lãi suất không hề giảm, các doanh nghiệp đang phải vay vốn với chi phí cao Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 giảm 0,21% so với tháng trước và đây là lần đầu tiên trong vòng 10 năm...