Rau dớn, bò khai, tầm bóp giá “đắt cắt cổ” đang “cháy hàng” ở Thủ đô
Nhiều loại rau rừng có xuất từ các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai được bán tại thủ đô Hà Nội với mức giá khá cao. Tuy nhiên, theo như lời kể của người bán “hàng về bao nhiêu hết bấy nhiêu”, thậm chí còn “cháy hàng” không có để bán.
Rau dớn là một loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc ở trong rừng, khe suối ở các tỉnh Tây Bắc, rau dớn mọc thành từng búi, khóm, sâu trong rừng… là một loại rau đặc sản của núi rừng.
Cây rau dớn có kích thước nhỏ, đầu cành cong như vòi voi với những lá non vươn thẳng, lá có mặt xanh bóng, sẫm màu, không có lông cả 2 mặt, gốc cây có màu đen cơm cháy. Phấn lá chỉ xuất hiện ở lá già, cọng non cuộn từ những cành có ít lông ở phần cuống ở trên rừng rất nhiều.
Khi thu hái rau dớn người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Còn thân thì được phơi khô sắc lấy nước uống để giảm đau.
Vào cuối tháng 3, nhiều thương lái Trung Quốc đổ xô đến xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu mua rau dớn. Rau dớn được người Trung Quốc gọi là “rau trường sinh” mua về làm thuốc và chế biến các món ăn dân dã. Giá rau này vì thế cũng tăng chóng mặt.
Theo y học cổ truyền, rau dớn có vị mát, lợi tiểu, chống táo bón, giảm các cơn đau âm ỉ do đại tràng và giúp ngủ sâu. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là “vua” các loại rau. Nó không chỉ giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các dịp lễ hội.
Chị Nguyễn Thị Minh (Giáp Bát – Hoàng Mai – Hà Nội), gia đình chị có sở thích ăn rau rừng từ khoảng năm 2016. Khi đó, chị được một người quen cho một ít măng đắng để ăn thử. Sau khi ăn thấy ngon, chị Minh thường xuyên mua các loại rau khác như bò khai, rau dớn hay rau tàu bay để ăn. Địa chỉ chị Minh chọn mua là trên một số hội, nhóm tại mạng xã hội Faceoook và cửa hàng chuyên bán rau sạch trên phố Tôn Thất Tùng (Đống Đa).
“Dù giá thành của những loại rau này không hề rẻ, có loại giá đến 200.000 đồng một kg tuy nhiên, vì là rau sạch và ông xã thích ăn nên tôi thường xuyên mua về để xào thịt bò hoặc đôi khi làm món nộm. Mùa nào thức đó, mùa măng đắng, gia đình chúng tôi mua măng, mùa rau dớn thì mua rau dớn. Đặc biệt là cải mèo, năm nào cũng phải mua về dự trữ vì bọn trẻ con nhà tôi rất thích ăn cải mèo”, chị Minh cho biết.
Rau bò khai
Rau bò khai còn có rất nhiều tên gọi như dây dương, hồng trục, rau ngót leo, rau nghiến, dã hiến, khau hương, hạ hòa, long châu sói… Đây là một loại rau có nhiều ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, điển hình như ở Lạng Sơn.
Hương vị của rau bò khai rất đặc biệt. Nó không hề bị lẫn với các loại rau rừng khác, là sự hoà quyện của hương đất, hương rừng và sự tinh khiết của khí trời vùng núi cao.
Điểm đáng chú ý nhất của món ăn này chính là mùi hơi… khai. Vì vậy, khi chế biến món ăn, người ta sẽ phải vò qua lá rau cho bớt mùi khai. Mặc dù vậy thì khi ăn vẫn không thể tránh khỏi được việc có chút mùi nhẹ sau khi ăn. Chúng ta hoàn toàn có thể liên tưởng đến cảnh tượng sau khi ăn bún đậu mắm tôm xong, thì ăn rau bò khai xong cũng tương tự, chỉ khác ở độ “mùi mẫn” khác nhau mà thôi.
Video đang HOT
Hiện nay, rau bò khai không chỉ trở thành đặc sản được nhiều du khách tìm kiếm ăn thử khi ghé thăm các mảnh đất rừng núi này, mà món rau này còn được rất nhiều người ở nơi khác yêu thích, bởi vậy nên xuất hiện cả dịch vụ ship rau bò khai về bán.
Cũng như chị Minh, nhiều bà nội tại Hà Nội sẵn sàng bỏ ra vài trăm nghìn để mua một kg rau rừng về ăn vì hương vị lạ và là rau sạch. Chị Nguyễn Thị Hương, một người bán rau rừng quê tại Sơn La cho biết, khoảng thời gian cuối xuân đầu hè là dịp nhiều loại rau rừng sinh trưởng tốt nhất. Đây cũng là thời điểm ăn rau rừng ngon nhất vì rau ít đắng, chát.
Theo chị Hương thì giá rau bò khai (rau da hiến) khoảng 100.000 – 150.000 đồng/kg, rau sắng (rau ngót rừng) có giá 90.000 – 130.000 đồng/kg, rau tầm bóp 60.000 đồng/kg, rau pắc khỉ 90.000 đồng/kg, măng sặt có giá 80.000 đồng/kg, măng đắng 60.000 đồng/kg, rau tập tàng rừng 200.000 đồng một kg…
Rau tầm bóp
Tầm bóp là một loại cây mọc hoang khắp các cánh đồng, bãi đất hoang hoặc các sườn đồi. Thời chiến tranh, tầm bóp là loại rau “cứu đói” cho bộ đội và người dân. Sau đó, người dân trên các vùng núi như Mộc Châu gom hạt giống và gieo trồng như một loại rau.
Người dân ở vùng đồng bằng biết đến rau tầm bóp nhưng không ăn thường xuyên, thậm chí đến nay còn không ăn rau tầm bóp. Nhưng với bà con vùng núi, tầm bóp là loại rau ăn hàng ngày và ở một số vùng như Mộc Châu còn trở thành món ăn đặc sản.
Vị đắng thanh mát là cảm nhận đầu tiên khi thưởng thức rau tầm bóp, có nhiều người còn kêu đắng và khó ăn. Nhưng sau vị đắng đó là vị ngọt vương mãi cuống lưỡi, làm cho ai nấy đều muốn gắp thêm, gắp mãi cho tới khi đĩa rau hết sạch, rồi tấm tắc khen, tấm tắc hỏi.
Người dân Mộc Châu “nghiện” tầm bóp, họ không thể thiếu tầm bóp trong bữa ăn hàng ngày, xa là nhớ. Khi nhà có khách, nhất là khách miền xuôi lên chơi, người dân Mộc Châu lại tự hào bê đĩa rau tầm bóp mời khách quý thưởng thức như một món đặc sản cùng những của ngon vật lạ khác của mảnh đất Tây Bắc.
Măng đắng
Vị đắng thường rất khó ăn, tuy nhiên đối với măng đắng thì lại được khá nhiều người ưa thích bởi hương vị rất lạ và có giá trị dinh dưỡng cao. Măng đắng được trồng nhiều ở miền núi, trên vùng cao Tây Bắc đâu đâu ta cũng thấy xuất hiện măng đắng. Người dân ở đây có thể hái măng đắng ở khắp mọi nơi, trong rừng sâu hoặc ra ngõ cũng có thể có măng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, vào đầu mùa măng đắng có vị ngọt xen lẫn vị đắng. Tuy nhiên, măng đắng cứ khi có sấm thì măng bị đắng nhanh khó ăn hơn.
Măng đắng tươi là món ăn thanh đạm, nó mọc quanh năm và mọc nhiều nhất vào mùa mưa. Cách chế biến măng đắng tươi rất dễ. Khi ăn măng, ta bỏ bẹ, thái nhỏ theo sở thích rồi cho vào nồi luộc sơ qua với ít muối cho bớt đắng. Sau đó vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 1h là có thể chế biến được. Măng đắng luộc chấm muối vừng hoặc chấm với các loại gia vị mắc khén là món ăn phổ biến của người dân Tây Bắc trong mùa măng đắng.
Nhiều người thích ăn măng đắng nướng để giữ được hương vị đặc trưng. Vị đắng ở đầu lưỡi hòa với vị cay cay của nước châm chắc chắn sẽ làm bạn nhớ mãi không quên. Món ăn từ măng đắng là món ăn quen thuộc của người dân vùng núi Tây Bắc, nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường,…
Tại Nguyễn Trãi (Thanh Xuân – Hà Nội) nơi có nhiều cửa hàng chuyên cung cấp rau rừng cho các quán ăn, nhà hàng, được biết, mỗi ngày những cửa hàng này cung cấp hơn 300kg rau, măng, củ, quả rừng các loại cho nhiều nhà hàng tại nội thành Hà Nội để chế biến những món ăn đặc sản.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số loại rau rừng nhất là măng có thể sẽ chứa độc tố. Do đó, người mua khi sử dụng cần tìm hiểu kĩ các phương pháp chế biến để đảm bảo an toàn cho bữa cơm hàng ngày. Hơn nữa, có nhiều loại rau rừng có thể gây hiện tượng dị ứng khi sử dụng với một số người. Nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn, ngứa, mề đay… thì người dùng không nên sử dụng.
Theo Danviet
An Giang: Vượt qua thú dữ, rắn độc, hái rau rừng kiếm tiền triệu
Ngày nay, rau rừng hoang dại ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đã trở thành món ăn khoái khẩu. Hương vị ngọt ngào, thanh khiết của rau rừng thiên nhiên đã làm say lòng nhiều lữ khách...Theo đó, tuy có thể phải đối mặt với thú dữ, côn trùng độc, rắn rết, nhưng với nghề hái rau rừng, nhiều hộ dân sinh sống ở vùng Bảy Núi có việc làm quanh năm và sống khỏe re, thu nhập khá.
Rau rừng Bảy Núi-rau sạch trứ danh
Mùa mưa, dưới những tán rừng bạt ngàn ở Bảy Núi, loài thực vật núi phát triển xanh tốt. Đặc biệt, ở núi Cấm (cao trên 716m, thuộc huyện Tịnh Biên), với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mát mẻ nên rau núi, rau rừng sinh trưởng quanh năm.
Chín Mót hái lá ngành ngạnh-một trong những loài rau rừng trứ danh vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang.
Những lão "sơn dân" ví von, núi Cấm hứng mây mù lãng đãng, từng chồi non của loài rau hoang dại chắt lọc được tinh túy đất trời, mang vị ngọt lành và tính dược thanh khiết. Bên những dòng suối chảy róc rách, các loại rau như: kim thất, đọt chảo, bình bát, càng cua, bồ ngót, xà lách xoang, cải trời... mọc xanh mơn mởn.
Anh Nguyễn Văn Sớt, một sơn dân sống lâu năm trên núi Cấm nói rằng, muốn thưởng thức món canh cua núi ngon trứ danh, bà con ở đây chỉ cần men theo dòng suối bắt cua và hái một nắm đọt chảo cho vào nồi là có nồi canh ngọt lừ, không cần phải dùng đường hay bột nêm.
Ngày cuối tuần, được sự chỉ dẫn của anh Mỹ - một "thổ địa" miền sơn cước, chúng tôi rong ruổi khắp núi Cấm tìm những loài rau ngon. Vồ Thiên Tuế là nơi được thiên nhiên ban cho triền núi thoai thoải. Khí hậu ở đây mát rượi và dễ chịu y như xứ Đà Lạt ngàn thông. Dưới những tán rừng xanh biếc là vô số loại rau rừng đua nhau mọc.
Chú Lê Văn Mót (Chín Mót, 65 tuổi, ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, Tịnh Biên) đang leo thoăn thoắt trên thân cây ngành ngạnh để hái đọt non. Chín Mót cho biết, mỗi ngày leo hàng chục cây cao để hái đọt rau rừng, bán cho du khách và chủ bán bánh khọt, bánh xèo tại núi Cấm.
Chín Mót có khoảng 15 năm trong nghề hái rau rừng. Chín Mót thông tin, ngày trước rừng rú um tùm, rau cỏ mọc đầy chẳng ai thèm ăn. Sau này, có vài ba hàng quán bánh xèo mọc lên, người ta tiện tay hái loài rau dại mọc sau nhà để thay thế nguồn rau sống được trồng ở đồng bằng.
Ấy vậy, mà khi ăn bánh xèo kèm rau rừng có vị chua, chát, ngọt, ngon không thể tả. "Từ đó, cư dân trên núi toàn ăn các loại rau rừng thay thế rau sống trồng dưới đồng bằng. Ăn bánh xèo, cá nướng, cá hấp kèm với các loại rau rừng thiên nhiên đều tuyệt vời"- Chín Món am tường.
Mỗi ngày, Chín Mót hái đến cả chục loại rau, như: ngành ngạnh, chòi mòi, bằng lăng, bứa, cơm nguội, lá lốt, đinh lăng núi, kim thất... để bán. Nhu cầu ăn rau núi của khách hành hương ngày càng nhiều. Muốn mua được loại rau này, các chủ quán bánh xèo phải điện thoại đặt trước để "sơn dân" hái mới đủ bán.
Hái rau rừng-"Nghề tay trái"
Cuộc sống bộn bề, nhiều người dân nơi khác ly hương tìm kiếm việc làm mong sao ổn định. Thế nhưng, phần đông hộ dân trên núi Cấm kiên quyết bám trụ tại địa phương vừa chạy "xe ôm", vừa hái rau rừng, kiếm thêm thu nhập.
Hôm trải nghiệm cùng anh Võ Văn Nhị (37 tuổi, ngụ ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, Tịnh Biên) trên chiếc "xe ôm" tìm rau rừng, được anh chở qua những cung đường uốn lượn, lên xuống với độ sâu thăm thẳm, tôi lén nhìn xuống vực, đột nhiên bị choáng do không quen với địa hình triền núi.
Chạy hơn 2km, đến khu vực điện Bồ Hong, anh Nhị chỉ "ổ" rau kim thất mọc xanh tươi gần con suối chảy róc rách. Cắt từng cọng rau non, anh Nhị nói rằng, ngoài rau kim thất, còn có các loại rau như: cải trời, càng cua, đọt chảo rất dễ tìm. Loài thực vật này thường mọc ở những nơi có mạch nước ngầm ẩm ướt.
"Ngày nào hái nhiều, tui thu hoạch từ 40-50kg rau rừng các loại, bán với giá 20.000 đồng/kg, bỏ sở hụi kiếm được vài trăm ngàn đồng. Còn những ngày Tết, tui hái từ 60-70kg, kiếm tiền triệu"- anh Nhị khoe.
Anh Nhị leo lên cây hái đọt bứa
Những "sơn dân" đi hái rau rừng có sức khỏe rất cường tráng, do họ, vượt núi và leo cây hàng ngày. Có những loại cây cần hái lá non để ăn cá nướng hoặc cuốn bánh xèo thì phải leo cao.
"Lá quỷnh, bứa, ngành ngạnh, chòi mòi, bằng lăng, tui leo lên tận ngọn cây mới hái được. Cây càng to, hái lá non càng nhiều. Mỗi cây hái được từ 3-5kg là chuyện bình thường"- anh Nhị cho hay.
Nghề hái rau núi lắm vất vả, gian truân, bởi họ thường đối mặt với nguy hiểm, do leo lên những cây cao vắt vẻo mà không có dây bảo vệ an toàn. Ngoài ra, trong quá trình đi rừng, thi thoảng họ đối mặt với thú dữ hoặc côn trùng, rắn độc.
Đọt quỳnh ăn kèm với bánh xèo rất ngon
Ở núi Cấm, nhiều người biết rành thời điểm nào rau rừng phát triển mạnh. Theo kinh nghiệm của Chín Mót, rau rừng mọc quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch).
Nếu năm nào khí hậu thuận lợi thì rau rừng phát triển cho tới Tết Nguyên đán. Nhờ nguồn rau rừng vô tận mà đông đảo người dân có chuyện làm quanh năm. Nhiều năm đi "săn" rau rừng nên Chín Mót và anh Nhị hiểu rất rõ về tính dược của các loại rau rừng trên núi Cấm.
"Rau cải trời đem nấu canh ăn có vị ngọt, trị được bệnh thương hàn và sốt. Còn đọt hồng ngọc, ăn có vị chát nhẹ, trị bách bệnh. Riêng rau kim thất, càng cua, giàu dinh dưỡng chuyên trị chóng mặt, mất máu..."- Chín Mót liệt kê.
Hàng ngày, những quán bánh xèo ở núi Cấm tiêu thụ hàng trăm ký rau rừng các loại. Khu vực chùa Phật Lớn và xung quanh hồ Thủy Liêm, vồ Đầu, vồ Thiên Tuế, điện Bồ Hong... có khoảng 200 quán bánh xèo. Vào các ngày lễ hội, ngày rằm lớn, du khách đến ăn bánh xèo đông đúc, kéo theo nghề hái rau núi "ăn nên làm ra". Rau rừng ở đây mọc tự nhiên, không sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nên lữ khách không ngần ngại mua về thưởng thức.
Theo Thành Chinh (Báo An Giang)
Đặc sản nộm hoa ban bùi béo có 1-0-2 thơm nưng nức "gây thương nhớ" Món nộm hoa ban dậy mùi thơm sực nức của mắc khén hòa quyện cùng vị bùi giòn của những cánh hoa ban rừng đã tạo nên một hương vị riêng biệt trong văn hóa ẩm thực của người vùng cao Tây Bắc, trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của bà con nơi đây mỗi độ xuân về. Tháng...