Rau diếp giúp phi hành gia cải thiện sức khoẻ trong sứ mệnh dài ngày trên sao Hoả
Rau diếp trồng trên sao Hỏa giúp bảo vệ các phi hành gia trước căn bệnh loãng xương, giảm mật độ xương, gãy xương khi thực hiện các sứ mệnh dài ngày trong không gian.
Trở thành phi hành gia là mơ ước của nhiều người nhưng làm việc ở môi trường không trọng lực trong thời gian dài khiến phi hành gia phải chịu đựng những tác động nhất định ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trong các chuyến bay, làm việc dài ngày ngoài không gian, môi trường không trọng lực gây ra một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với các phi hành gia đó là giảm mật độ xương, loãng xương khiến xương yếu đi và tăng nguy cơ gãy xương.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết: các nghiên cứu về phi hành gia trải qua nhiều tháng trên trạm vũ trụ Mir trước đây cho thấy những người du hành vũ trụ có thể mất trung bình 1 đến 2% khối lượng xương mỗi tháng.
Để chống lại tác động này, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS có một số chế độ luyện tập nhất định và thường không ở lâu hơn 6 tháng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học mới đây đã nghiên cứu ra cách có thể bảo vệ phi hành gia, hạn chế sự mất xương trong các nhiệm vụ không gian dài ngày.
Sắp tới, NASA đang có kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa vào khoảng những năm 2030. Đây là sứ mệnh kéo dài ít nhất ba năm và sẽ khiến họ có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao hơn.
Video đang HOT
Các chuyên gia từ Đại học California đã nghiên cứu ra loại rau diếp biến đổi gen có thể trồng trong không gian vừa cải thiện bữa ăn vừa toạ ra loại hormone kích thích xương của phi hành gia. Loại rau diếp đã được chỉnh sửa gen để tạo ra PTH.
Somen Nandi, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết: “Các phi hành gia mang vài nghìn hạt giống chuyển gen rất nhỏ trong lọ to bằng ngón tay cái và trồng giống như rau diếp thông thường”.
Ước tính, các phi hành gia sẽ cần khoảng 8 cốc, tương đương 380 gram rau diếp mỗi ngày để có đủ lượng hormone. Một bó rau diếp tiêu chuẩn nặng khoảng 300 gram.
Tiến sĩ Karen McDonald, nhà nghiên cứu dự án cho biết: “Một trong những điều chúng tôi đang thực hiện bây giờ là sàng lọc tất cả các dòng rau diếp chuyển đổi gen này để tìm ra dòng có biểu hiện PTH-Fc cao nhất. Một số loại chúng tôi quan sát thấy mức trung bình là 10-12 mg/ kg, nhưng chúng tôi nghĩ rằng có thể tìm ra loại tăng hơn nữa”.
Hiện tại vẫn chưa có bài kiểm tra mùi vị chính thức với loại rau diếp này do các hạn chế về an toàn nhưng nhóm nghiên cứu cho biết nó có mùi vị rất giống loại rau thông thường.
Nhóm nghiên cứu đang có kế hoạch gửi hạt giống rau diếp chuyển gen của họ lên ISS để xem chúng phát triển như thế nào trong không gian.
Trạm vũ trụ quốc tế ISS bị phá bỏ, điều gì xảy ra tiếp theo?
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tiết lộ kế hoạch phá hủy Trạm vũ trụ quốc tế ISS vào tháng 1/2031.
Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã hoạt động từ tháng 11/2000. Thiết kế ban đầu dự tính ISS sẽ tồn tại trong khoảng 15 năm nhưng sau đó trên thực tế thời gian hoạt động đã kéo dài hơn. Đã có một số mô-đun mới được thêm vào, mô-đun gần đây nhất là vào năm 2021.
Trạm vũ trụ quốc tế ISS bị phá bỏ, điều gì xảy ra tiếp theo?
Tuy nhiên, mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tiết lộ kế hoạch phá hủy Trạm ISS vào tháng 1/ 2031.
NASA cho biết Trạm ISS đã kết thúc vòng đời hoạt động an toàn và có thể sẽ rơi xuống vùng biển phía nam Thái Bình Dương.
Vị trí rơi xuống biển gọi là Point Nemo, được cho là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái Đất, hay gọi là 'nghĩa trang tàu vũ trụ'. Đây là vị trí xa nhất so với bất kỳ khu định cư nào của con người theo bất kỳ hướng nào.
NASA cho biết các cuộc kiểm tra an toàn của cấu trúc cho thấy Trạm ISS vẫn an toàn cho đến năm 2030. Tuy nhiên, mỗi lần cập cảng và dỡ hàng mới lại gây thêm căng thẳng và các vấn đề với một số mô-đun.
Nó đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên cho chương trình nổi bật đặt nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế làm trung tâm. Trạm vũ trụ cũng là vườn ươm ban đầu cho các công ty thử nghiệm cho hoạt động kinh doanh tiềm năng trong không gian.
Là một phần của kế hoạch chuyển đổi, NASA cho biết một số mô-đun vận hành thương mại sẽ được bổ sung vào trạm trong thập kỷ tới.
Mục đích cuối cùng là họ sẽ tách ra và hình thành trạm thương mại của riêng mình, tham gia cùng với ít nhất ba cơ sở quỹ đạo do tư nhân điều hành khác ra mắt trước năm 2030.
NASA cho biết họ sẽ là khách hàng của các nhà khai thác tư nhân, thay vì điều hành các cơ sở của riêng mình. Hiện tại họ mua ghế ngồi từ công ty SpaceX để đưa các phi hành gia vào quỹ đạo.
Tất cả các dự án đó đều là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của NASA nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân vào hoạt động bay vào vũ trụ, với hy vọng một ngày nào đó khu vực tư nhân có thể đảm nhận tất cả các hoạt động trong quỹ đạo Trái Đất thấp.
NASA viết: "Trạm ISS là một phòng thí nghiệm độc nhất đang mang lại những phát triển khoa học, giáo dục và công nghệ to lớn có lợi cho con người trên Trái đất, vừa cho phép chúng ta có khả năng du hành vào không gian trong tương lai".
ISS là nơi thực hiện một số nghiên cứu quan trọng đối với NASA, giúp cơ quan này hiểu thêm về vi trọng lực và cách ánh sáng vũ trụ ảnh hưởng đến cơ thể con người trong thời gian dài. Hàng nghìn thí nghiệm nghiên cứu đã diễn ra trong không gian ISS.
Việc loại bỏ ISS và giao mọi thứ cho khu vực tư nhân đã làm dấy lên lo ngại rằng quỹ đạo Trái đất thấp sẽ trở thành sân chơi cho những người giàu có, với các khách sạn quỹ đạo và xưởng phim. Tuy nhiên, không gian cho nghiên cứu khoa học vẫn tiếp tục nếu được quan tâm, tài trợ.
Phi hành gia mang bộ đồ khỉ đột lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Phi hành gia NASA Scott Kelly từng mang bộ đồ hóa trang thành khỉ đột lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Scott Kelly, từng là phi hành gia NASA làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS trong nhiều sứ mệnh. Video chia sẻ gần đây cho thấy phi hành gia mặc bộ hóa trang thành khỉ đột khi đang làm...