Rau diếp cá trộn
Rau diếp cá rất kén người ăn, nhất là với món diếp cá trộn. Ai lần đầu thưởng thức diếp cá trộn sẽ e ngại với mùi hăng nồng khá đặc trưng, nhưng khi đã “bén” với món này rồi thì dăm ba ngày không thưởng thức lại thấy nhơ nhớ.
Diếp cá trộn lấy lòng nhiều người, nhất là phái yếu nhờ vị nhân nhẫn, chua chua, chan chát quyện trong hương thơm của hành tím phi dầu. Diếp cá là vị thuốc có thể chữa nhiều bệnh như viêm sưng tai, sưng tắc tia sữa, chữa táo bón, mụn nhọt… Đấy là chưa kể diếp cá góp phần chống lão hóa da, trị mụn trứng cá. Thế nên, trong vườn nhà nơi nông thôn xứ Quảng nhiều người cũng trồng loại rau này.
Hái mớ diếp cá xanh non về, loại bỏ những lá già rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng rồi lại rửa đi rửa lại nhiều lần nữa cho sạch sẽ. Sau đó, để cho ráo nước và cất vào tủ lạnh giúp rau được giòn ngon hơn. Thịt bò cắt lát mỏng, ướp mươi lăm phút cùng với tiêu, dầu phụng, muối, hạt nêm trộn đều. Hành tây bóc bỏ vỏ khô, cắt mỏng, bóp chua bằng cách thêm muối, đường, giấm để khoảng 10 phút. Đun nóng chảo, xào thịt bò vừa chín, nêm nếm lại gia vị hợp khẩu vị. Xếp rau vào đĩa, thêm cà chua đã cắt lát mỏng, hành tây, thịt bò. Rưới một ít hành tím đã phi thơm vào đĩa rau, thao tác này để hạn chế bớt mùi của diếp cá.
Video đang HOT
Diếp cá ngon nhất từ độ cuối thu đầu đông. Có lẽ thời điểm này diếp cá nhận vừa đủ độ ẩm ướt vì mưa chưa quá lớn để những cọng rau phải bị dập nát. Người rành chuyện chợ, bếp không bỏ qua cơ hội làm món diếp cá trộn bổ dưỡng cho cả nhà thưởng thức.
Tô bún mực nóng hổi cho buổi trưa ở Đại Lãnh
Hương thơm ngọt ngào của mực ống tươi và sợi bún mềm, thêm nước dùng đậm đà tạo nên tô bún mực khiến nhiều du khách nhớ đến mỗi khi đi qua vùng biển Đại Lãnh, Khánh Hòa.
Nếu có dịp đi qua cung đường từ đèo Cổ Mã, chạy theo quốc lộ 1A thẳng đến Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức món bún mực ở các quán nằm rải rác ven đường.
Được xem là món ăn "cây nhà lá vườn" dân dã của biển Đại Lãnh, bún mực có sức lôi cuốn riêng nhờ nguyên liệu tươi rói. Mực thường được các chủ quán đặt mua vào mỗi sáng sớm khi ngư dân mới đánh bắt về và chỉ tiêu thụ trong ngày.
Loại mực được chọn để nấu bún là mực ống hoặc mực lá, to chừng hơn ngón tay cái, dài vừa phải. Vì còn tươi xanh nên khi chế biến sẽ có vị ngọt lừ, vỏ ngoài tím, trong ruột trắng ngần, không quá dai.
Giá trung bình cho mỗi suất bún thường từ 25.000 đồng. Bạn có thể ăn ở bất kỳ quán ăn nào bởi chất lượng hầu như ngang nhau
Món bún được chế biến rất đơn giản. Mực sau khi rửa sạch, vớt để vào rổ cho ráo nước. Các nguyên liệu đi kèm như dứa, cà chua, hành, ngổ cắt ngắn để sẵn. Điều thú vị là các quán hàng ở đây thường đợi khi có khách gọi mới bắt đầu chế biến mực chứ không nhúng sẵn như các nơi khác.
Món bún được chế biến rất đơn giản
Sợi bún được chế biến từ thứ gạo thơm nên mềm dai, sau khi nhúng qua nồi nước sôi cho vào bát lượng vừa đủ. Tiếp đến cho cà chua, dứa vào nồi nước dùng, nhúng tái rồi mới cho mực vào, đợi đến khi miếng mực săn lại, co hai đầu, vớt ra đổ ra bát. Cuối cùng chan nước dùng và rắc rau thơm lên là hoàn thành món ăn.
Bún mực Đại Lãnh thường ăn kèm với xà lách, diếp cá và một số loại rau thơm theo mùa
Bún mực Đại Lãnh thường ăn kèm với xà lách, diếp cá và một số loại rau thơm theo mùa. Khi ăn bún mực, thực khách đừng quên vắt vài giọt chanh tươi, thêm một hai lát ớt và chấm mực với chút nước mắm đậm đà để cảm nhận hương vị trọn vẹn của món ăn vùng đất nắng gió.
Gỏi gà rau diếp cá Rau diếp cá có nhiều công dụng như chữa ho, ngăn ngừa mụn, chống lão hoá, trị sỏi thận, kết hợp với thịt gà thành món gỏi mới lạ. Nguyên liệu: - Gà ta: 500 gr - Rau diếp cá: 200 gr - Hành tây: 1 củ - Đậu phộng rang - Gừng, tỏi, ớt, chanh - Hành phi Cách làm: Bước 1:...