Râu đàn ông chứa nhiều vi khuẩn hơn lông thú
Một nghiên cứu chỉ ra râu của đàn ông có nhiều vi khuẩn gây bệnh cho người hơn so với những anh bạn bốn chân.
Trên European Radiology, các nhà khoa học từ Áo, Thụy Sĩ và Anh cho biết đã phân tích mẫu da và nước bọt của 18 người đàn ông có râu độ tuổi từ 18 đến 76 cùng mẫu lông và nước bọt của 30 con chó tại một số bệnh viện châu Âu.
Kết quả cho thấy cả 18 người đàn ông đều “có lượng vi khuẩn cao” trong khi chỉ 23 trong số 30 con chó xuất hiện tình trạng này. Bên cạnh đó, bảy đàn ông và bốn con chó dương tính với các vi khuẩn gây bệnh ở người bao gồm Enterococcus faecalis gây nhiễm trùng đường tiết niệu và Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng nghiêm trọng nếu xâm nhập vào máu.
Ảnh: Esquire.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bất chấp kết quả trên, các nhà khoa học cho rằng đàn ông không cần cạo râu ngay. Hơn nữa, “không có lý do gì để tin rằng phụ nữ ít vi khuẩn hơn đàn ông để râu”.
Thay vào đó, nhóm tác giả cho rằng con người nên chú ý hơn đến việc vệ sinh các thiết bị y tế. Một bệnh nhân với lượng vi khuẩn cao dễ khiến các loại máy móc (ví dụ máy chụp MRI) nhiễm khuẩn, vì thế làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Minh Nguyên
Theo LiveScience
Bác sĩ Tiin: Nước bọt nhiều trong miệng sau khi thức dậy, nên nhổ đi hay nuốt vào bụng?
Thông thường khi ngủ dậy, khoang miệng của mọi người thường khô, hơi thở có mùi do nước bọt bài tiết ít, có xác các loại vi khuẩn trong khoang miệng, thức ăn dính ở kẽ răng lên men...
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, năm nay cháu 25 tuổi, vào mỗi buổi sáng thức dậy cháu thấy trong miệng mình có rất nhiều nước bọt. Cháu muốn hỏi bác sĩ rằng nước bọt đó cháu nên nhổ đi hay nuốt vào trong bụng? Nếu nuốt vào bụng thì có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Và việc cơ thể tiết nhiều nước bọt vào buổi đêm có phải là do cháu bị bệnh gì hay không? Mong bác sĩ tư vấn. Cháu xin chân thành cảm ơn.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Nước bọt do tuyến nước bọt bài tiết ra, là hoạt động tự nhiên. Bình thường nước bọt lúc nào cũng có trong khoang miệng, giúp làm ẩm ướt khoang miệng, bôi trơn lưỡi, khoang miệng, vệ sinh răng miệng. Khi có thức ăn giúp nhào trộn, tiêu hóa thức ăn.
Các kích thích gây tăng bài tiết nước bọt là nhai, ngửi hoặc nếm thức ăn (phản xạ không điều kiện). Bài tiết nước bọt cũng tăng lên khi ta nghĩ đến một món ăn nào đó (phản xạ có điều kiện). Bài tiết nước bọt giảm khi ngủ, mệt mỏi, sợ hãi hoặc bị mất nước. Vì thế, khi ta thức hoặc khi ăn nước bọt sẽ bài tiết nhiều hơn khi ta ngủ.
Phản xạ nuốt nước bọt cũng là phản xạ tự nhiên, ta chỉ 'cảm thấy có nhiều nước bọt' khi nước bọt được bài tiết nhiều hoặc khi hoạt động nuốt bị cản trở, nhất là trong trường hợp bị viêm hầu, họng nuốt gây đau khiến ta sợ hãi nuốt mới gây ứ đọng nước bọt trong khoang miệng.
Thông thường khi ngủ dậy, khoang miệng thường khô, hơi thở có mùi do nước bọt bài tiết ít, có xác các loại vi khuẩn trong khoang miệng, thức ăn dính ở kẽ răng lên men... Nếu bạn thấy có nhiều nước bọt có thể do phản xạ nuốt của bạn có vấn đề. Bình thường nước bọt khi bài tiết ra đều được nuốt xuống dạ dày. Vì thế, bạn có thể nuốt hay nhổ ra cũng được. Nuốt cũng không ảnh hưởng gì.
Kiểm tra lại xem bạn có viêm họng, amidan, độ khép kín của môi... có vấn đề gì không mới có nhiều nước bọt trong khoang miệng. Nếu chỉ vừa phải, không ảnh hưởng gì đến vệ sinh (nước bọt ra quá nhiều chảy ra ga, gối) bạn cũng không phải lo lắng gì nhé.
Trong trường hợp có 'vấn đề' bạn có thể đến chuyên khoa răng hàm mặt khám xem nhé. Hy vọng bạn không có vấn đề gì.
Theo baodatviet
Nguy cơ nhiễm trùng từ những nụ hôn Virus herpes, viêm nướu, giang mai và bạch cầu... rất dễ lây nhiễm qua dịch tiết trong miệng. Ảnh minh họa Herpes Herpes miệng, thường được gọi là vết loét lạnh, do virus herpes simplex type 1 (HSV-1) gây ra. Theo các chuyên gia, đây là bệnh phổ biến lây lan qua hôn. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới, theo Reader's...