Rau càng cua dưỡng huyết – thanh nhiệt
Rau càng cua dùng dưới dạng thức ăn phòng chữa cảm mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp.
Ở nước ta, rau càng cua mọc hoang khắp mọi nơi, quanh các khu dân cư, chân tường, trên chậu cảnh… Rau càng cua dùng ăn sống trộn dầu giấm đường, xào, nấu canh suông hoặc với tôm nõn, thịt lợn, cho vào cháo nóng, lẩu, đặc biệt ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om; rau càng cua làm dầu giấm với đậu phụ chiên giòn, gỏi càng cua… là những món ăn hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Rau càng cua dùng dưới dạng thức ăn phòng chữa cảm mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp. Để tăng hiệu quả trị bệnh, phải ăn cả hoa, quả của nó.
Theo kinh nghiệm dân gian, rau càng cua tính chua cay, hàn, có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi đại tiểu tiện. Chữa phế nhiệt, miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh lở ngứa, mụn nhọt và chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.
Rau càng cua trộn thịt bò tốt cho người thiếu máu (Ảnh: Internet)
Chữa phế nhiệt, viêm họng, khô cổ khản tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm hoặc xay nước uống ngày 50 – 100g.
Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.
Video đang HOT
Chữa tiểu dắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 – 200g.
Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 – 100g.
Chữa nhiễm khuẩn đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 – 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.
Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Theo VNE
Cải thìa: Thanh nhiệt, dưỡng sinh
Đông y cho rằng, cải thìa vị cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa...
Cải thìa, còn gọi cải bẹ trắng, cải trắng, đại bạch thái, hoàng nha thái,... Đông y cho rằng, cải thìa vị cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa... Cải thìa là thực phẩm dưỡng sinh, ăn vào có thể lợi trường vị, thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa bệnh ngoài da. Cải thìa có tác dụng chống scorbut, tạng khớp và làm tan sưng. Hạt cải thìa kích thích, làm dễ tiêu, nhuận tràng. Kiêng kị: Ăn rau cải thối dễ trúng độc. Khi cất trữ chú ý chống thối. Người bị khí hư, vị hàn thì không được ăn nhiều.
Cải thìa có công dụng chữa nhiều bệnh (Ảnh: Internet)
Xin giới thiệu cách trị bệnh từ cây cải thìa:
Làm thuốc thanh nhiệt: Người bị bệnh nội nhiệt nặng thiếu tân dịch, môi khô ráo hay lưỡi sinh cam, chân răng sưng thũng, kẽ răng chảy máu, họng khô cứng... dùng rau cải thìa nấu canh ăn sẽ có tác dụng thanh hỏa rất tốt.
Nước ép cải thìa trị nội nhiệt: Trẻ em bú sữa bò thường có bệnh nội nhiệt, cũng là do thiếu vitamin C. Chỉ cần lấy cải thìa dầm nát, cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước, sau nấu sôi lên đợi âm ấm, cho uống hoặc đổ vào bình sữa cho trẻ bú. Sau 1 tuần, hiện tượng nội nhiệt mất dần.
Chữa nhiệt miệng: Rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa vàng cháy, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần. Dùng liền 3 - 5 ngày.
Chữa cảm mạo: Rễ cải thìa 50g rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g. Đổ 400ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn nóng.
Chữa cảm gió: Chọn 1 trong 2 cách sau:
- Lấy 3 cây cải thìa rửa sạch gọt lớp vỏ già, cắt thành miếng, 7 cây hành tây, rửa sạch. Cùng đun thành canh, cho lượng đường vừa đủ, để nóng mà uống sau đắp chăn cho toát mồ hôi.
- Bọc cải thìa 250g, củ cải trắng 60g. Nấu nước cho thêm đường đỏ vừa đủ. Ăn rau uống nước. Mỗi ngày hai, ba lần, dùng liên tục.
Trị ho lâu: Hai cây cải thìa, rửa sạch, thêm 30g đường phèn, đun nước uống. Ngày 2 - 3 lần.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: Cải thìa (cả cây) rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml. Dùng liền 3 - 5 ngày.
Trị bệnh hoại huyết: Dùng cải thìa tươi hoặc khô nấu ăn như rau tươi để đảm bảo dinh dưỡng bình thường và phòng chống bệnh hoại huyết.
Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa: Dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml) (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
Bệnh đái tháo đường: Cải thìa rửa sạch cắt đoạn, bã đậu phụ lượng bằng rau, bột gạo nếp vừa đủ. Trộn đều, đồ lên ăn.
Thận hư, liệt dương: Cải thìa tươi 250g, tôm nõn 10g, xào ăn.
Giải độc rượu, lợi tiểu: Lõi cải thìa tươi cắt đoạn, thêm giấm, muối ăn, dầu mè, tỏi đánh đều. Ăn sống, có thể đun với nước thành canh để ăn.
Theo TNO
Uống lá thanh nhiệt giải độc thế nào cho đúng? Dùng nhiều hoặc lâu dài nước mát thảo mộc không đúng cách có thể gây hại cơ thể. Với người tiểu gắt, men gan tăng, nhiệt lở miệng lưỡi... có thể sử dụng những công thức đơn giản riêng để mang lại hiệu quả cao. PGS Nguyễn Thị Bay, Trưởng bộ môn Bệnh học, Khoa y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP...