Rau cải cực độc với người đặc biệt, ăn một miếng hối hận cả đời
Rau cải là loại rau tốt cho sức khỏe thế nhưng với nhiều người đặc biệt, rau cải mang lại tác hại khó lường.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau cải được xem như là loại thực phẩm tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng nên ăn.
Rau cải và họ nhà cải nói chung sẽ không thực sự phù hợp với nhiều người có thể trạng sức khỏe đặc biệt (Ảnh Internet).
Phụ nữ mang thai thường xuyên ăn rau cải sẽ tích trữ một lượng lớn vitamin C trong cơ thể, điều này không tốt cho quá trình mang thai và cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với các rau thuộc họ nhà cải. Thành phần indol trong rau cải có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Người mắc bệnh gout
Trong rau cải có chứa hàm lượng purin lớn nên chúng sẽ là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout. Đặc biệt, nếu ăn quá nhiều rau cải, những bệnh nhân bị gout sẽ có bệnh nặng hơn.
Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải. Mặc dù rau cải mang một lượng chất xơ không nhỏ nhưng nó lại dễ gây ra tình trạng đầy hơi khi ăn sống. Vì vậy, bạn nên luộc chín hoặc thay thế bằng các thực phẩm dễ tiêu khác tương tự như cà rốt, khoai lang.
Bệnh nhân bị suy giáp
Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Rau cải có nhiều vitamin A, K đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp. Trong rau cải và những rau họ cải có chứa một hàm lượng nhỏ goitrin.
Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ nếu ăn nhiều rau cải sẽ có nguy cơ tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, chỉ nên ăn một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó, goitrin sẽ bị phân giải hết.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
Người bị táo bón
Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Người bị suy thận
Nói chung rau cải xanh ăn sống (kể cả đã muối) đều không thích hợp với trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai.
Video đang HOT
Bạn có biết cách chọn rau cải ngon? Rau cải xanh tươi ngon là loại cải non, lá xanh, mỏng, cuống to. Chị em nội trợ không nên chọn những cây cải xanh ngắt, to mập, không có dấu hiệu của sâu bọ. Và loại cải này thường vào mùa từ tháng 9 đến tháng 4, tốt nhất nên mua cải ở chợ trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, cần cẩn thận khi ăn sống vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat.
6 cách tự nhiên để giảm axit uric
Khoảng 20% dân số có nồng độ axit uric cao. Tuy nhiên, khoảng 2/3 số người có nồng độ axit uric cao không gặp bất kỳ triệu chứng nào.
Axit uric là gì?
Axit uric được tạo ra khi cơ thể giáng hóa các chất hóa học gọi là purin. Axit uric là một chất cặn bã, nó được hòa tan trong máu, đi qua thận và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Tuy nhiên, nếu axit uric trong máu không được lọc một cách hiệu quả và đạt đến mức cao, gọi là tăng axit uric máu, nó có thể hình thành các tinh thể. Nếu những tinh thể này lắng đọng trong khớp, nó có thể dẫn đến bệnh gút, một loại viêm khớp. Khoảng 20% những người bị tăng axit uric máu phát triển thành bệnh gút.
Bạn có thể bị tăng nguy cơ có axit uric cao nếu bị:
- Béo phì
- Suy giáp
- Bệnh vẩy nến
- Đang hóa trị hoặc xạ trị ung thư
Mức axit uric được đo bằng xét nghiệm máu. Đối với phụ nữ, axit uric phải dưới 6 mg/dL (miligam trên decilit máu). Đối với nam giới, axit uric nên dưới 7 mg/dL.
Để giảm axit uric, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp, như quả cherry
Nếu nồng độ axit uric quá cao, dưới đây là một số cách tốt nhất để giảm nó một cách tự nhiên:
Ăn thực phẩm ít purin
Purin là chất được cơ thể sản xuất tự nhiên và cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Purin từ thịt và hải sản có thể ảnh hưởng đặc biệt đến mức axit uric.
Các thực phẩm sau đây có chứa nhiều purin, vì vậy nên tránh hoặc hạn chế ăn chúng để giúp giảm nồng độ axit uric:
-Thịt nội tạng như gan hoặc bầu dục
- Động vật có vỏ và cá nhiều dầu như cá cơm và cá ngừ
- Một số loại rau, bao gồm măng tây, nấm và cải bó xôi
- Nước thịt
Mặt khác, các thực phẩm sau đây chứa lượng purin thấp, vì vậy ăn chúng sẽ không làm tăng mức axit uric:
- Các loại hạt có vỏ cứng và bơ lạc
- Trứng
- Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo bao gồm pho mát, sữa và sữa chua
- Quả cherry và các loại trái cây khác
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp giảm mức axit uric. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Arthritis & Rheumatology của Hội Bệnh thấp Mỹ (ACR) cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn DASH trong 30 ngày đã giúp những người bị tiền tăng huyết áp và cao huyết áp giảm tới 1,3mg/dL axit uric.
Ăn thêm vitamin C
Các nhà nghiên cứu thấy rằng vitamin C có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Trong một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tờ Arthritis & Rheumatism, những người bổ sung 500mg vitamin C mỗi ngày trong 2 tháng có mức axit uric thấp hơn đáng kể - giảm trung bình 0,5 mg/dL - so với những người dùng giả dược.
Tuy nhiên, đối với những người đã bị bệnh gút, điều này có thể không đúng. Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Arthritis & Rheumatism cho thấy những người bị bệnh gút uống 500mg vitamin C mỗi ngày trong 8 tuần không giảm đáng kể nồng độ axit uric.
Ngoài ra, nếu đã bị sỏi thận, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về lượng vitamin C, vì nó có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Hạn chế bia rượu và đồ uống có đường
Uống bia và rượu làm tăng mức axit uric, theo khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Mỹ lần thứ ba được công bố trên tạp chí Arthritis Care & Research.
Điều này là do cồn làm tăng purin trong máu, dẫn đến sản sinh nhiều axit uric hơn. Bia chứa nhiều purin nhất, trong khi rượu vang chứa ít nhất.
Mất nước do bia rượu có thể là lý do dẫn đến nồng độ cao, cộng với việc rượu sẽ ngăn cơ thể bài tiết axit uric một cách độc lập do tương tác với nồng độ axit lactic cao hơn.
Nước ngọt có chứa đường hoặc sirô ngô hàm lượng fructose cao cũng có thể làm tăng mức axit uric. Khi cơ thể giáng hóa đường fructose, một loại đường tự nhiên trong đồ uống này, nó sẽ tạo ra purin, sau đó tạo ra axit uric.
Để giúp giảm mức axit uric, nên tránh xa những đồ uống sau:
- Bia
- Rượu
- Nước ngọt có đường hoặc xi-rô ngô hàm lượng fructose cao
- Nước ép trái cây có xi-rô ngô hàm lượng fructose cao
Uống cà phê
Cà phê chứa một chất chống oxy hóa là axit chlorogenic có thể làm giảm mức axit uric và thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh gút.
Ví dụ, những nam giới uống 4-5 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn 40% so với những người không uống cà phê, theo một nghiên cứu năm 2007.
Theo báo cáo của Mayo Clinic, uống khoảng 4 tách (400 miligam) cà phê phin mỗi ngày là an toàn cho người lớn khỏe mạnh. Nhưng uống nhiều hơn có thể dẫn đến các tác dụng phụ liên quan đến caffeine như đau đầu, mất ngủ và căng thẳng.
Cố gắng giảm cân
Ngoài việc tránh một số loại thực phẩm và đồ uống, giảm cân cũng có thể làm giảm mức axit uric. Thừa cân hoặc béo phì làm cho thận kém hiệu quả hơn trong việc đào thải axit uric qua nước tiểu. Nguy cơ mắc bệnh gút ở những người béo phì cao gấp 10 lần so với những người có cân nặng hợp lý.
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Oncotarget gồm 4.678 người ở Trung Quốc có mức axit uric cao cho thấy những người giảm hơn 10kg trong hai năm có mức axit uric thấp hơn "đáng kể". Điều này đặc biệt đúng đối với nam giới trung niên béo phì.
Đối với những người thừa cân và béo phì bị bệnh gút, một đánh giá năm 2017 trên 907 bệnh nhân từ 10 nghiên cứu cho thấy những người giảm từ 2,5 đến 33kg đã giảm mức axit uric từ 0,3 đến 1,9mg/dL.
Không dùng một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng mức axit uric vì chúnglàm giảm lượng nước tiểu. Những thuốc kê đơn này bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu, như Demadex (torsemide), Microzide (hydrochlorothiazide) và Thalitone (chlorthalidone)
- Thuốc kháng sinh chống lao như Rifater (pyrazinamide) và Myambutal (ethambutol)
- Thuốc ức chế miễn dịch như Gengraf (cyclosporine)
Aspirin liều thấp cũng có thể làm tăng axit uric vì nó có thể cản trở khả năng bài tiết axit uric của thận.
Điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này. Bác sĩ sẽ xem xét danh sách thuốc của bệnh nhân và thay đổi những thuốc có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Cần nhớ
Nghiên cứu cho thấy việc để ý đến ăn uống và duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp giảm mức axit uric. Tuy nhiên, đối với một số người, điều này có thể chưa đủ và sẽ phải dùng các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ axit uric hiệu quả. Nếu bạn bị bệnh gút, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm tan các tinh thể axit uric.
3 nhóm người không được ăn măng tây Măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, măng tây là thực phẩm chứa nhiều nước vì vậy lương y Sáng đánh giá loại thực phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ cho một số nhóm người. Măng tây được mệnh danh là "rau hoàng đế" nhưng lương y khuyến cáo có 3...