Rau an toàn Hà Nội: Phun thuốc cực độc, thu hoạch trong ngày
Khi đến tận nơi trồng rau an toàn ở Hà Nội, xem người dân tại đây sản xuất ra thứ rau được gắn mác an toàn, chúng tôi thực sự kinh hãi. Rau đậu vừa được phun loại thuốc trừ sâu cực độc chỉ chưa đầy 15 phút, nếu có khách hỏi mua người dân vẫn hái bán bình thường.
Cách Hà Nội khoảng 10 km, khu sản xuất rau an toàn tại xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội là nơi cung ứng rau sạch với số lượng lớn cho nội thành thủ đô.
Trong vai người đi tìm mua rau sạch về đổ bán cho các nhà hàng, quán cơm, chúng tôi đã tìm về “vựa” sản xuất rau an toàn của hợp tác xã nông nghiệp Phương Viên tại địa điểm Xứ Đồng Bãi ngoài, Nam cao tốc Đại lộ Thăng Long, xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội.
Lối vào khu sản xuất rau an toàn của xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội
Ngay đầu lối vào khu sản xuất, hợp tác xã Song Phương là hàng loạt tấm biển với khẩu hiệu: “Khu sản xuất rau an toàn”, “Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng Gap”… nhưng thực tế cho thấy, dọc các kênh mương người dân vẫn vứt vỏ chai lọ, bao bì thuốc sâu bừa bãi.
Khi PV có ý hỏi cần đặt mua gấp lượng rau, quả sạch với số lượng lớn, người dân ở đây liền chỉ ngay cho đến nhà chị Dung (một người dân có vườn đậu đũa đang cho thu hoạch). Vừa bước đến thửa ruộng đậu đũa của nhà chị Dung, chúng tôi gặp chị đang pha chế các loại thuốc trừ sâu Toplaz (loại thuốc trừ nấm, thẩm thấu nhanh tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng, giúp bộ lá xanh mướt, cứng cáp) và Pezan (trị sâu cuốn lá, đục quả) và một số loại thuốc khác được để trong ống nhựa chuẩn bị phun cho sào đậu xanh mướt trước mặt.
Chị Duyên đang pha chế các loại thuốc trừ sâu để chuẩn bị phun cho sào đậu đũa đang độ thu hoạch (Ảnh cắt từ video)
Chị Dung vừa hòa các loại thuốc sâu vào trong 1 cái gáo nhựa vừa cho biết: “Ruộng đậu đũa đang trong thời kỳ cho thu hoạch, mấy loại thuốc chuẩn bị phun không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe”. Đặt vấn đề với chị Duyên về lượng rau, quả cần mua gấp, chị liền hỏi mua được với giá bao nhiêu, nếu trả giá được thì chiều chị sẽ hái bán.
Video đang HOT
Một hồi thương lượng giá cả, chị Dung nhất trí bán cho PV với giá 15 nghìn/1 kg và hẹn buổi chiều quay lại “Cháu lấy được nhiều không, phải 15 nghìn/1 kg cô mới bán, có gì chiều cháu quay lại cô hái cho”.
Chỉ sau 15 phút phun thuốc, nếu khách có nhu cầu chị Dung cũng có thể hái bán
Nói dứt câu, chị Dung liền mặc áo mưa đeo bình thuốc vừa pha lên lưng rồi phun ruộng đậu đũa của mình. Thấy PV tỏ ý lo ngại đến sức khỏe khi ăn phải rau đậu chị vừa phun sẽ bị ngộ độc, chị Dung liền trấn an: “Thuốc này (Toplaz, Pezan…PV) là thuốc hóa học chứ không phải thuốc sâu, phun chỉ để cho con bay bay (côn trùng) bay đi chứ không ảnh hưởng gì. Sau 15 phút là có thể thu hoạch được”.
Chia tay chị Dung, PV ngỏ ý muốn mua thử 1 cân đậu đũa mang về cho khách chế biến thử xem có ngon không, chị Dung bèn nhanh tay để bình thuốc sâu đang phun dở xuống đất để hái cho PV mang về cho kịp bữa trưa và không quên dặn “Buổi chiều đến sớm cháu nhé”.
- Thuốc Toplaz 70wp: Là thuốc trừ nấm bệnh. Có hiệu quả cao, kéo dài với các loại nấm bệnh. Thuốc thẩm thấu nhanh, nội hấp mạnh, hạn chế mưa rửa trôi. Khi phun thuốc, người phun phải đeo khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ. Thuốc sau khi phun phải được cách li 7 ngày đối với rau, 14 ngày đối với các loại cây có múi. – Thuốc Peran (50 Ec): Là loại thuốc trừ sâu có độc tố cao, có tác dụng tiếp xúc vị độc, phổ tác động rộng dùng để diệt trừ sâu cuốn lá, sâu ăn tạp, sâu đục quả/đậu tương.
Theo Infonet
Điêu đứng vì ngao chết trắng sau bão
Giá ngao liên tục rớt từ đầu năm cùng với cơn bão số 6 vừa qua làm ảnh hưởng gần 1 nghìn ha ngao, khiến hàng trăm hộ dân ở các xã Minh Lộc, Hải Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc (huyện Hậu Lộc- Thanh Hóa) điêu đứng.
Với 12,4 km bờ biển, Hậu Lộc là nơi rất thuận lợi cho việc nuôi ngao. Toàn huyện có 4 xã nuôi ngao là Minh Lộc, Hải Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc với trên 400 hộ, với tổng diện tích 703 ha nuôi ngao.
Ngao chết trắng đồng
Từ đầu năm đến nay, giá ngao liên tục rớt cộng thêm cơn bão số 6 vừa qua như một "đòn kép" khiến người nuôi ngao kiệt quệ.
Trở về biển Hậu Lộc sau ngày cơn bão đi qua, đã quá trưa nhưng lúc này người dân nuôi ngao mới kéo nhau ra về vì thủy triều lên. Họ đang cố gắng mót những con ngao còn sống; số ngao chết thì dồn đống mang về hoặc đổ đi nơi khác.
Người dân nuôi ngao buồn bã, lo lắng sau khi bão gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng
Nhìn từng đống ngao chêt, lều chòi tan nát, người nuôi ngao chỉ còn biêt lắc đâu ngao ngán. Nhiều hộ nuôi ngao ở đây mới chỉ bắt đầu nuôi vụ ngao đầu tiên, đang chuẩn bị cho mùa thu hoạch thì bị bão cuốn đi tât cả.
Cầm trên tay mớ ngao chết, anh Vũ Văn Trọng, thôn Đông Thành, xã Đa Lộc, nghẹn ngào: "Chết hết rồi. Tôi mang về một ít luộc ăn cho đỡ buồn chứ loại này có bán được đâu", rồi anh thở dài thườn thượt: "Gia đình tôi tiết kiệm được một ít tiền cùng với tiền cắm 3 cái trích lục đất trong đó có ngôi nhà tôi đang ở và 2 ngôi nhà ông bà nội ngoại. Đầu tư tất cả trên 2 tỷ đồng, thế nhưng vừa qua chuẩn bị đến mùa thu hoạch thì bão đến. Sóng đánh khiến ngao dồn lại bị chết, một số lớn thì bị trôi ra biển. Thiệt hại cũng khoảng hơn 500 triệu".
"Tiền trả lãi ngân hàng, tiền trả công cho người làm thuê, rồi 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học cả thế nhưng sau cơn bão này gia đình tôi chưa biết phải tính thế nào, đi đâu về đâu nữa" - anh Trọng cho biết thêm.
Người dân thu dọn đống đổ nát từ lều, chòi canh ngao
Được biết nhà anh Trọng có 4ha nuôi ngao, là hộ lần đầu tiên nuôi và cũng nuôi nhiều nhất ở xã Đa Lộc.
Với 3ha diện tích nuôi ngao, và chỉ đứng sau gia đình anh Trọng, anh Nguyễn Khánh Dùng ở xã Hưng Lộc kể trong tiếc nuối: "Cơn bão đến nhanh quá khiến dân chúng tôi trở tay không kịp. Chưa có năm nào, dân nuôi ngao lại thiệt hại nặng nề như năm nay. Mọi năm giá ngao cứ 25 -26.000đ/kg nhưng từ đầu năm đến nay giá ngao rớt thảm hại chỉ còn có 10.000đ/kg, thậm chí có lúc ngao chỉ có 8 - 9.000đ/kg. Bây giờ lại dính tiếp cơn bão này làm thiệt hại không biết bao nhiêu tiền của chúng tôi. Chỉ mong ngân hàng hoãn cho bà con chúng tôi tiền lãi để chúng tôi khắc phục dần dần chứ dân chúng tôi giờ chẳng biết phải nhìn vào đâu nữa".
Không chỉ gia đình anh Dùng, anh Trọng mà hàng trăm hộ dân nuôi ngao ở Hậu Lộc đều bị thiệt hại nặng nề từ cơn bão. Từ ngày cơn bão đi qua cho đến nay, những hộ nuôi thả ngao như ngồi trên đống lửa bởi hàng trăm thứ phải chi trước đó như công chăm sóc, công người làm, tiền giống chưa kịp trả thì giờ đến tiền thuê đất, tiền lãi ngân hàng...
Ngao chết chỉ còn biết mang về hoặc đổ đi
"Do giá năm nay thấp quá nên dân chúng tôi mới nấn ná mãi, đợi xem nó có tăng lên được giá nào không chứ nếu như mọi năm giá ngao được thì chúng tôi cũng đã cho thu hoạch rồi. Giờ thì mất hết, ngao thì mất, lều chòi thì tan nát, mà mỗi cái chòi cũng vài chục triệu rồi" - Chị Trần Thị Xuân, thôn Đông Tân, xã Đa Lộc tâm sự.
Ông Vũ Văn Đỉnh, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc - địa phương có diện tích nuôi ngao lớn nhất trong huyện - chia sẻ: "Từ đầu năm nay, người nuôi ngao ở địa phương đã gặp nhiều khó khăn khi giá ngao thấp, không bán ra thị trường được đã khiến người nuôi ngao lao đao. Vì thế chúng tôi cũng đã làm tờ trình xin huyện giảm tiền thầu, đê xuất ngân hàng hoãn tiền nợ cho dân. Vừa qua, cơn bão số 6 đổ về lại một lần nữa khiến cho các hộ nuôi ngao điêu đứng. Tuy nhiên, do chưa thống kê được con số cụ thể nên sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục có phương án tốt nhất để giúp người dân phần nào khắc phục hậu quả".
Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Hậu Lộc cho biết: "Hiện chúng tôi đang cho kiểm tra, rà soát con số thiệt hại cụ thể để có phương án hỗ trợ hoặc chính sách miễn giảm hợp lý".
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Hãi với rau ngót "tắm" thuốc trừ sâu Dùng thuốc trừ sâu, bệnh, kích thích để giảm thời gian thu hoạch rau ngót đi một nửa đồng thời khiến lá xanh, mượt là thực trạng đang diễn ra tại các vùng trồng rau ngót hiện nay, mang lại nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng. Rau ngót được cảnh báo là loại rau đứng đầu về nguy cơ nhiễm thuốc trừ...