Rating cổ trang nửa đầu 2018 thấp thảm hại – Phim truyền hình Trung Quốc đang ở vị trí nào của Châu Á?
Từ cuối năm trước cho đến nay, lệnh cấm nghiêm ngặt của Tổng cục điện ảnh Trung Quốc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến “số mệnh” của những bộ phim cổ trang. Có thể thấy, nửa đầu năm 2018 không có bất kỳ tác phẩm cổ trang bom tấn nào được phát sóng, trong đó nhiều tác phẩm có nguy cơ phải chiếu mạng.
Gần đây, những bom tấn cổ trang bị “tồn kho” đã lâu nay bỗng nhiên có “động tĩnh” trở lại. Trước tiên là Ba Thanh truyện – bộ phim từ khi khai máy đã gặp không ít sóng gió. Sau scandal của Cao Vân Tường, bộ phim tạm định sẽ phát sóng vào mùa hè năm nay trên đài Đông Phương và Giang Tô Vệ Thị. Tiếp theo đó, tác phẩm được nhà nhà mong chờ – Như Ý truyện cũng “rục rịch” có thông tin được lên sóng vào ngày 14 tháng 8 trên đài Đông Phương và Giang Tô Vệ Thị theo khung giờ chiếu tuần, số tập của Như Ý truyện từ 99 tập sẽ giảm xuống còn 88 tập.
Phim cổ trang vướng phải lệnh cấm nghiêm ngặt, nửa đầu năm 2018 không có tác phẩm cổ trang nổi bật nào lên sóng.
Có thể nói năm 2018 là một năm không mấy “bùng nổ” trong lĩnh vực phim ảnh của Trung Quốc. Chớp mắt cũng đã trôi qua nửa năm, thế nhưng màn ảnh nhỏ trong nửa năm này lại không hề có một tác phẩm nào có rating vượt mức 2%. Điều kỳ lạ hơn nữa là từ đầu năm đến nay, ngoại trừ bộ phim cổ trang Lang Nha Bảng: Phong khởi trường lâm được phát sóng vào khung giờ vàng của đài Bắc Kinh, thì không còn tác phẩm cổ trang nào được phát sóng trong khung giờ vàng, kể cả bộ phim cổ trang đại chế tác đang “làm mưa làm gió” hiện nay – Phù Dao.
Tất cả phim cổ trang lâm vào tình cảnh như vậy, chủ yếu do hai lý do chính sau đây. Đầu tiên là bởi sự ảnh hưởng của lệnh cấm khắc nghiệt của Tổng cục Điện ảnh Trung Quốc. Theo đó, quy định trong lệnh cấm yêu cầu tổng số tập của phim cổ trang phát sóng trong khung giờ vàng trên đài truyền hình không được vượt quá 15% tổng thời lượng phát sóng trong khung giờ năm đó. Điều này có nghĩa mỗi đài truyền hình trong vòng một năm chỉ được phát sóng nhiều nhất là 110 tập phim cổ trang. Thế nhưng, số tập những bộ phim cổ trang càng quay càng nhiều, điển hình như Đại đường vinh diệu 92 tập, Như Ý truyện 88 tập, Ba Thanh truyện 66 tập.
Lý do còn lại chính là phim cổ trang phát sóng trong khung giờ vàng của đài truyền hình có định mức nhất định. Lấy ví dụ tiêu biểu nhất là hai bom tấn bộ Như Ý truyện và Ba Thanh truyện đều được phát sóng trên đài Đông Phương và Giang Tô. Một bộ 88 tập, bộ còn lại cũng dài không kém – 66 tập. Nếu như cả hai không thực hiện việc cắt giảm bớt đi số tập thì buộc nhà đài phải chọn lựa duy nhất một trong hai tác phẩm chiếu trên khung giờ vàng.
Bộ phim cổ trang dễ “bùng cháy” màn ảnh nhỏ hơn những bộ phim có đề tài hiện thực
Không khó để phát hiện ra thị trường phim truyền hình nửa đầu năm 2018 không có nhiều bộ phim “bùng nổ”, rating của đại đa số phim truyền hình nửa năm này đều “dậm chân” dưới 1%. Lang Nha Bảng chi Phong khởi trường lâm trước khi phát sóng đã nhận được vô số bình luận thể hiện sự háo hức của khán giả, thế nhưng rating thu về lại không hề cao và “bùng nổ” màn ảnh nhỏ như mong đợi. Nhớ lại những năm trước đây, thị trường truyền hình luôn có những bộ phim cổ trang làm “bùng nổ” không chỉ thị trường Trung Quốc mà vươn tầm cả Châu Á và quốc tế, ví dụ như Võ Mỵ Nương truyền kỳ vào năm 2014, Mị Nguyệt truyện năm 2015, Cẩm tú Vị Ương năm 2016, Đại đường vinh diệu, Tam sinh tam thế: Thập lí đào hoa năm 2017.
Tuy rằng trong danh sách các tác phẩm làm bùng nổ màn ảnh nhỏ có những bộ phim đề tài hiện thực như Danh nghĩa nhân dân, Nửa đời trước của tôi, thế nhưng theo thống kê rating trên màn ảnh nhỏ, những tác phẩm với đề tài hiện thực có tỉ lệ gây “bùng nổ” thấp hơn rất nhiều so với thể loại phim cổ trang.
Từ phương diện nội dung, đại đa số biên kịch ở Đại Lục đối với đề tài hiện thực cuộc sống thiếu đi sự quan sát thực tế, khiến ội dung kịch bản ngày càng khác xa với hiện thực. Còn đề tài cổ trang thì lại khác, ngoại trừ tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc ra, thì những tác phẩm IP lớn trên mạng của Trung Quốc hiện nay có thể nói là “nhiều vô tận”. Từ đây biên kịch có thể dựa vào những ý tưởng gốc của truyện để có thể phát triển thêm về nội dung phim
Dưới góc nhìn truyền thông, những bộ phim cổ trang dễ dàng nổi tiếng và thu hút đề tài hơn so với hiện đại. Motif diễn viên nổi tiếng tham gia tác phẩm chuyển thể lớn, số tiền đầu tư khổng lồ và mức giá bán bản quyền sản phẩm cao sẽ quyết định phương thức chiếu đài và sự tuyên truyền rộng rãi. Nếu như Như Ý truyệnvà Ba Thanh truyện có thể phát sóng thì việc hai bộ phim này trở thành tác phẩm làm “bùng cháy” màn ảnh nhỏ năm 2018 là chuyện sớm muộn.
Video đang HOT
Phim cổ trang “đại nam chủ” dần dần trở nên phổ biến
Tổng cục điện ảnh đối với lệnh cấm phim cổ trang ngày càng nghiêm ngặt, thế nhưng tương lai sau này của phim cổ trang vẫn sẽ rất rộng mở. Chỉ có điều, do sự ảnh hưởng của những lệnh cấm và chính sách mà hiện giờ càng ngày càng có nhiều bộ phim cổ trang không đi theo con đường “đại nữ chủ” nữa mà thay vào đó là bắt đầu xu hướng “đại nam chủ”. Tính đến hiện nay, dựa theo tổng kết sơ bộ đã có 11 bộ phim cổ trang “đại nam chủ”, trong đó bao gồm Vũ động càn khôn,Đấu phá thương khung, Tướng dạ, Khánh dư niên, Thiên hạ trường an,Trường An 12 canh giờ, Cửu châu phiêu miểu lục, Tào Tháo,…
Có thể thấy rằng cho dù lệnh cấm của Tổng cục điện ảnh Trung Quốc có nghiêm khắc đến đâu thì phim cổ trang vẫn là thể loại được mọi người mong chờ và đón nhận nhất.
Theo Saostar
Hậu trường hài hước sau những thước phim đẹp mê ly
Để có những cảnh phim đẹp mắt, ekip hậu kỳ và diễn viên phải làm việc không ngừng nghỉ.
"Túy linh lung" do tiểu hoa đán Lưu Thi Thi và Trần vỹ Đình đóng chính đang gây sốt màn ảnh nhỏ gần đây. Bộ phim được QQ khen ngợi có hiệu ứng kĩ xảo đẹp không các siêu phẩm điện ảnh như "Ngộ Không truyện".
Hầu hết những cảnh quay trong "Túy linh lung" đều được thực hiện ở studio. Sau đó, các nhân viên biên tập và hậu kỳ sẽ xử lý hình ảnh sao cho khi lên phim được mượt mà và đẹp mắt nhất.
Từ những cảnh quay đơn thuần với phông nền xanh, kĩ xảo sẽ giúp "hô biến" trở thành cảnh núi non hùng vĩ, hay sơn cốc đẹp mê hồn ngập tràn hương hoa.
Nam chính Trần Vỹ Đình khoác áo giáp, tập cưỡi ngựa chuẩn bị cho một cảnh quay.
"Túy linh lung" đầu tư rất nhiều cho khâu hiệu ứng kĩ xảo. Chính vì thế, ngoài dàn diễn viên trẻ trung, ngoại hình bắt mắt, khán giả xem phim dường như đang được xem một bữa tiệc kĩ xảo hoành tráng, được chau chuốt tỉ mỉ dưới sự giám sát và chỉ đạo của đạo diễn.
Những loại kỳ hoa dị thảo trong phim đều là sản phẩm của kĩ xảo.
Phim được đầu tư hoàng tráng, nội dung tốt, mạch phim nhanh và hấp dẫn là những lời khen ngợi của 163 dành cho "Túy linh lung".
Trên phim các hoàng tử đấu đá lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lực nhưng ở hậu trường, các diễn viên lại trêu trọc, đùa giỡn với nhau vô cùng thoải mái.
Nam chính phim "Sở Kiều truyện" Vũ Văn Nguyệt (Lâm Canh Tân) cầm theo chiếc quạt mini để chống nóng. Đây là bộ phim đạt rating 2% và nhận được nhiều lời khen của dư luận vì kĩ xảo bắt mắt, góc quay đẹp và tinh tế.
Nữ chính Sở Kiều (Triệu Lệ Dĩnh) không ngại nắng nóng, gió, bụi tự diễn cảnh lăn, lê, bò trườn trên sa mạc với sự hỗ trợ của cáp treo.
Người mặc áo xanh sau khi qua xử lý kĩ xảo sẽ "hô biến" thành những con sói khát máu.
Để có những thước phim bắt mắt nhất, ekip quay phim chịu vất vả không kém diễn viên.
Từng cảnh quay trong "Sở Kiều truyện" được đạo diễn và nhân viên hậu kỳ chăm chút kĩ lưỡng.
Thế tử Yến Tuân (Đậu Kiêu) háo ức ăn dưa hấu ngay trên phim trường, không cần để ý tới hình tượng của bản thân.
Ngay cả cảnh quay Vũ Văn Nguyệt (Lâm Canh Tân) viết thư, ekip cũng đầu tư rất mạnh tay, chuẩn bị sẵn đạo cụ phù hợp với bối cảnh. Tuy nhiên, thay vì viết một bức thư tay, diễn viên chính lại "vẽ hươu vẽ vượn" khiến nhiều khán giả không nhịn nổi cười khi xem cảnh hậu trường.
"Lang nha bảng" là một trong những phim cổ trang thành công nhất 2015. Không khai thác chuyện hậu cung hay tình yêu tay ba tay tư, phim chú tâm vào những mưu đồ chính trị với vị quân sư tài ba Mai Trường Tô (Hồ Ca). Khi "Lang nha bảng" lên sóng, nhiều người phải ngỡ ngàng trước sự đầu tư "khủng" của nhà sản xuất. Từng phân cảnh trong phim được chau truốt kĩ lưỡng từ đạo cụ, trang phục nhân vật cho tới bối cảnh.
Vì quay trong thời tiết nắng nóng, Hồ Ca không ngại vén quần ngồi thoải mái trên sạp gỗ chờ tới cảnh quay.
Đạo diễn đích thân chỉ đạo cho diễn viên từng cử chỉ, hành động nhỏ nhất.
Các diễn viên hào hứng xem lại các phân cảnh. Nếu chưa đạt, họ sẵn sàng diễn lại theo đúng ý đồ của đạo diễn.
Đại cảnh chốn cung đình được đầu tư hoành tráng của "Lang nha bảng" khiến nhiều đoàn phim ngưỡng mộ.
Bộ phim tiên hiệp "Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa" từng gây bão màn ảnh đầu năm 2017 cũng là tác phẩm có nhiều thước phim đẹp long lanh. Ở khâu hậu kỳ, những tấm phông xanh sẽ "biến" thành rừng đào đẹp miễn chê.
Từng chi tiết trong phim đều được ekip tính toán và chuẩn bị kĩ lưỡng.
Nói đến những tác phẩm được đầu tư lớn có hình ảnh đẹp mắt không thể không nhắc tới "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" (2014).
Nữ chính Phạm Băng Băng học cánh cầm kiếm ngay trên phim trường.
Với ekip đông đảo, Phạm Băng Băng nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để hoàn thành một bộ phim cổ trang có vốn đầu tư lớn.
Đoàn phim chuẩn bị từng đạo cụ nhỏ nhất cho tới phục trang của các diễn viên quần chúng.
Theo Danviet
Sở hữu nhiều điểm tương đồng, 'Phù Dao' hay 'Tam sinh tam thế' sẽ được lòng khán giả hơn? Phù Dao hay Bạch Thiển? Dạ Hoa hay Vô Cực? Từ nhân vật đến nội dung phim, "Phù Dao" liệu có tạo được đột phá so với "Tam sinh tam thế thập lý đào hoa" trước đó? Sở hữu nhiều điểm chung thú vị, không lạ khi Phù Dao bị mang ra so sánh với Tam sinh tam thế - bom tấn cổ...