Rất nhiều sản phụ sinh mổ nhưng không phải ai cũng biết hết những nguy cơ của cuộc đại phẫu này
Bất cứ mẹ nào cũng có thể phải sinh mổ vì nhiều lí do. Nắm rõ những kiến thức cơ bản về cuộc đại phẫu này sẽ giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng cả về tâm lý lẫn thể chất để quá trình đón bé yêu được suôn sẻ nhất.
Ngoài việc người mẹ chủ động lựa chọn phương pháp sinh mổ thì còn có nhiều lý do bất khả kháng mà mẹ buộc phải sinh mổ. Với một người mẹ phải sinh mổ sẽ có thể trải qua một số điều dưới đây, thậm chí là đủ cả 13 điều này. Nắm rõ những kiến thức cơ bản về cuộc đại phẫu này sẽ giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng cả về tâm lý lẫn thể chất để quá trình đón bé yêu được suôn sẻ nhất.
1. Mẹ nào cũng có thể phải sinh mổ
Không ai có thể chắc chắn mình sẽ sinh thường hay sinh mổ. Trong trường hợp bất khả kháng, phương pháp sinh mổ sẽ được chỉ định trước nếu ngôi thai không thuận, khung xương chậu hẹp, biến chứng thai kỳ, sức khỏe người mẹ bị đe dọa… Thông thường, sản phụ được chỉ định sinh mổ khẩn cấp trong các trường hợp như chuyển dạ yếu, tử cung sắp vỡ hoặc thai nhi bị thiếu oxy.
2. Sinh mổ là cuộc đại phẫu
Sinh mổ là cuộc đại phẫu, đòi hỏi phải gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản. Bụng mẹ sẽ có một vết cắt sâu, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành rạch từng lớp da, mỡ, đến tử cung, sau khi hoàn tất sẽ khâu lại vết thương. Các bước sinh mổ nghe có vẻ kinh khủng nhưng mẹ sẽ không nhìn thấy gì vì phần dưới của cơ thể sẽ được che chắn bởi một lớp màn chắn. Mẹ sẽ chỉ thấy em bé của mình mà thôi.
3. Phải đặt ống thông tiểu
Một phần quan trọng trong các bước sinh mổ đó là đặt ống thông vào bàng quang. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng, điều này được thực hiện để dẫn nước tiểu làm trống bàng quang. Việc đặt ống thông sẽ gây áp lực lên tử cung, giúp tử cung co bóp tốt hơn sau khi sinh con đồng thời làm giảm nguy cơ gây hại trong quá trình mổ lấy thai.
4. Các bố có thể ở cùng mẹ trong phòng mổ
Hiện nay, với nhiều dịch vụ mở rộng, các ông chồng có thể có mặt trong một ca sinh mổ cũng như sinh thường của sản phụ. Thứ nhất là có thể động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần khi người mẹ cần. Thứ hai là có thể giúp người bố tham gia vào quá trình người vợ sinh con để thấu hiểu và cảm thông hơn với sự hy sinh của người vợ.
Video đang HOT
5. Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
Nguy cơ nhiễm trùng sau sinh mổ cao hơn so với sinh thường. Có tới 15% sản phụ bị nhiễm trùng, phụ nữ mắc bệnh béo phì có nhiều nguy cơ hơn. Do đó, các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh cho mẹ sau sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng, và nếu mẹ dùng kháng sinh trước khi mổ cũng sẽ có lợi hơn về sau.
6. Có thể cần thuốc giảm đau
Bất kỳ việc sinh nở nào dù là sinh thường hay sinh mổ cũng gây đau đớn cho người mẹ, với mẹ sinh mổ thì khả năng bị đau sau khi sinh cao hơn. Hiện tượng đau lưng và đau bụng có thể kéo dài đến vài tháng sau phẫu thuật, vì vậy mẹ có thể cần đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau. Nhưng mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chọn những loại thuốc không gây hại cho em bé trong thời gian cho con bú. Ngoài ra, mẹ nên dùng thuốc giảm đau thường xuyên hơn trong vài ngày đầu đừng đợi đến khi thấy đau mới dùng.
7. Đi lại cẩn thận hơn sau sinh mổ
Sau khi sinh mổ, người mẹ chịu nhiều đau đớn vì có một vết cắt sâu trong quá trình mổ lấy thai do đó phải rất cẩn thận trong quá trình di chuyển, đi lại nhẹ nhàng và thật thận trọng. Vận động mạnh có thể gây đau, kéo dài thời gian hồi phục vết thương. Trong vài tuần đầu, mẹ không nên bê, vác hoặc làm việc gì quá nặng.
8. Tự chăm sóc vết mổ
Để chỉ khâu nhanh lành và tránh nhiễm trùng, mẹ phải chăm sóc vết mổ hàng ngày. Cụ thể:
- Thay băng ít nhất 1 lần/ngày.
- Nếu vết thương bị ướt hoặc bẩn, mẹ cần thay thêm vào ban ngày.
- Nhẹ nhàng rửa khu vực này bằng xà phòng và nước và lau khô bằng khăn.
- Chọn đồ lót và quần có cạp thấp hơn hoặc cao hơn vết khâu.
9. Gặp khó khăn khi cho con bú
Vài ngày đầu sau khi mổ, mẹ có thể chậm về sữa. Do đó, điều quan trọng là phải cho em bé tập bú vú mẹ càng sớm càng tốt. Mẹ cũng có thể khó cho con bú vì cơn đau sau sinh mổ.
10. Hệ thống miễn dịch của bé yếu hơn
Trẻ được sinh mổ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hen suyễn hơn so với trẻ sinh thường. Ngoài ra, trẻ sinh mổ có nhiều khả năng bị rối loạn chuyển hóa và có thể gặp các vấn đề đường hô hấp.
11. Mẹ có thể phải sinh mổ trong lần sinh tiếp theo
Mẹ vẫn có thể có cơ hội sinh thường qua đường âm đạo mặc dù trước đó đã từng sinh mổ. Tất nhiên, điều này sẽ mang theo những rủi ro nhất định. Nếu mẹ càng có nhiều lần sinh mổ trước đó thì cơ hội sinh thường ở những lần sau càng ít đi. Điều đó cũng có nghĩa là người mẹ có khả năng cao phải sinh mổ trong lần sinh tiếp theo nếu trước đó đã từng trải qua phương pháp sinh này.
12. Trầm cảm sau sinh
Sinh mổ làm tăng tỷ lệ trầm cảm sau sinh lên đến 15%. Tình trạng mệt mỏi, trầm cảm ảnh hưởng đến cách người mẹ chăm sóc em bé, mối quan hệ của mẹ với con và sự gắn kết giữa mẹ và bé. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Ngoài ra, trầm cảm có thể tiến triển thành một tình trạng mãn tính và ảnh hưởng lâu dài đến người mẹ.
Mẹ đừng bao giờ tự trách mình vì không thể sinh thường. Đừng cảm thấy xấu hổ vì điều đó chẳng có gì bất thường. Điều quan trọng vẫn là mẹ đã sinh ra em bé khỏe mạnh và đáng yêu sau 9 tháng ròng mang nặng và bắt đầu trở thành một người mẹ.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Lần trước sinh mổ, lần này sinh thường được không?
Bạn đọc T.T.Q.A (32 tuổi, TP HCM) hỏi: "Lần trước tôi sinh mổ, gây mê, lại bị nhiễm trùng vết mổ nên hơi ám ảnh. Tôi nghe nói người sinh mổ vẫn có thể sinh thường được nếu hội đủ một số điều kiện và vết thương trước đã lành tốt?".
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời: Đúng là vẫn có một số trường hợp sinh mổ lần đầu nhưng lần sau lại có thể sinh thường, tùy vào nhận định của bác sĩ xem điều đó có an toàn không, những yếu tố khiến bạn phải sinh mổ còn tồn tại không. Những yếu tố khiến bạn phải sinh mổ lần 2 là:
- Khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần (mới 1-2 năm).
- Sẹo mổ lần trước không tốt (có nhiễm trùng hậu phẫu, có vết rách, nứt trên tử cung...).
- Nguyên nhân dẫn đến chỉ định sinh mổ của lần trước vẫn còn tồn tại (khung chậu hẹp, lệch do dị tật bẩm sinh, các bệnh lý của người mẹ vẫn chưa điều trị khỏi...).
- Đã trải qua 2 lần sinh mổ trở lên.
- Thai kỳ lần này trong quá trình theo dõi có phát sinh những bất thường khác buộc phải sinh mổ.
Bạn cần đi khám thai thường xuyên ở các bệnh viện chuyên khoa vì thai kỳ có vết mổ cũ thuộc dạng có nguy cơ cao. Nếu sinh thường thì phải sinh ở các bệnh có chuyên khoa sản, có phòng mổ, để được theo dõi chặt chẽ khi chuyển dạ, kịp thời chuyển sang sinh mổ nếu có trục trặc. Trong quá trình khám thai, bạn nên trình bày ý muốn sinh thường lần này để bác sĩ có thể cùng bạn chuẩn bị cho ca sinh tốt nhất.
Thư Anh ghi
Theo nguoilaodong
Quảng Nam: "Bé bự" 5,1kg chào đời an toàn Các bác sĩ tại một bệnh viện tư nhân ở Quảng Nam vừa tiến hành mổ đẻ cho một sản phụ và đưa cháu bé trai nặng 5,1kg ra ngoài an toàn. Theo đó, vào chiều hôm qua (7/10), khi có dấu hiệu chuyển dạ, chị N.T.T.D. (30 tuổi, trú xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn) được người nhà đưa đến bệnh...