Rất khó chẩn đoán chứng đau ở trẻ nhỏ
Đau ở trẻ em là một trong những dạng bệnh lý rất khó chẩn đoán, nhất là với trẻ nhỏ chưa biết mô tả về cơn đau.
Đau bụng, đau đầu là hai loại đau phổ biến nhất ở trẻ em
Hôm qya 18.5, tại TP.HCM, Hội Đau TP.HCM phối hợp các đơn vị tổ chức hội thảo cập nhật lâm sàng về các dạng đau ở trẻ em dành cho hơn 200 bác sĩ.
Theo trình bày của các bác sĩ, thai nhi 23 tuần tuổi còn nằm trong bụng mẹ có thể cảm nhận được cơn đau.
Các dạng đau ở trẻ em thường gặp là, đau đầu, đau bụng, đau răng, đau tai, đau do va chạm bị chấn thương, đau họng do viêm đường hô hấp…
Trong đó, đau đầu và đau bụng là phổ biến nhất, chiếm 85% ở trẻ từ 5 – 7 tuổi. Hai cơn đau này có thể do bệnh lý, hoặc tâm lý.
Với các trẻ nhỏ chưa biết mô tả về cơn đau, tình trạng đau, nên nhiều trường hợp rất khó chấn đoán, đòi hỏi cả người nhà và bác sĩ quan sát kỹ hành vi, biểu hiện của trẻ.
Ở trẻ từ 8 tuổi trở lên thì cảm giác và miêu tả chính xác về mức độ, vị trí đau gần bằng với người lớn.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy – Tổng thư ký Hội Đau thành phố, với những trường hợp đau không rõ nguyên nhân, và đau do tâm lý (cả ở người lớn) thường dùng liệu pháp tiếp cận về tâm lý để điều trị…
Tin, ảnh: Thanh Tùng
Theo TNO
Những cách dạy con đáng báo động
Có nhiều cách dạy con sai lầm hiện đang được cha mẹ áp dụng. Về lâu dài những biện pháp này sẽ khiến cho trẻ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Trẻ cần phải được giáo dục ngay từ giai đoạn 0-3 tuổi. Thời kỳ này, bé chủ yếu học và tiếp nhận thông tin bằng khả năng ghi nhớ siêu phàm. Phương pháp của cha mẹ trong giai đoạn này, đó là "lặp đi lặp lại".
Thời kì lặp đi lặp lại ta dạy trẻ những gì thì hãy quan sát để xem trẻ có hứng thú với cái gì, hình khối, hội họa, âm nhạc, sách truyện, ...để từ đó chuyển qua giai đoạn tạo hứng thú cho trẻ. Khi trẻ đang tập trung hay có hứng thú làm gì thì không nên ngắt giữa chừng mà cứ để trẻ làm, dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay có việc gì. Để tạo hứng thú cho trẻ thì nên khen trẻ hơn là chê, vì nếu ba mẹ chê việc gì trẻ làm thì tự nhiên trẻ sẽ không có tự tin để làm cái đó nữa.
Cha mẹ tránh những sai lầm sau khi dạy con:
1. Cấm đoán con
Lỗi thứ nhất là phụ huynh dường như có quá nhiều điều cấm đối với bé và luôn miệng phàn nàn: "Đừng đánh em", "Không được kéo đuôi con mèo"...
Giải pháp: Không ai ưa một em bé không nghe lời cha mẹ nhưng cha mẹ nói "không" thường xuyên sẽ khiến bé trở nên chai sạn với từ này. Hơn nữa, phụ huynh thường nói với các bé không được làm gì đó nhưng lại không chỉ cho bé việc gì có thể làm. Vì thế, hãy tiết kiệm từ "không" cho những tình huống thực sự nguy hiểm (khi bé lại gần ổ cắm điện hoặc ăn mạng nhện, chẳng hạn).
Tập trung nói với bé những việc mà bạn muốn bé làm. Ví dụ, thay vì nói: "Không đứng trong bồn tắm", bạn có thể nói: "Con ngồi xuống đi, bồn tắm trơn lắm". Sau đó, khi bạn thấy bé ngồi xuống, có thể khen ngợi: "Con ngồi xuống rồi, ngoan lắm" để bé củng cố hành vi tốt của mình.
2. Dùng roi vọt
Một người đánh người khác thì bạn coi là không chấp nhận được nhưng bạn lại dùng cách này để "trị" bé nhà bạn. Vậy thì bạn đừng ngạc nhiên khi bé cũng phản ứng theo cùng một cách (đánh lại mẹ) khi nổi đóa.
Giải pháp: Có một hiệu ứng boomerang trong cách dạy con: Khi bạn quát bé, bé có thể cũng quát lại mẹ. Cảm xúc này ngày một mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn, nhất là khi bé lớn lên. Nhưng tất nhiên khó cha mẹ nào có thể tránh được cáu giận. Nếu bạn lỡ lời, nên thành thật xin lỗi bé và sửa chữa về sau.
Nên nói cho bé biết lý do tại sao cha mẹ lại giận dữ đến vậy. Đồng thời, học cách bộc lộ cảm xúc dễ chịu hơn với con khi bạn thất vọng.
3. Can thiệp khi bé đang chơi
Bạn thấy các con đuổi nhau quanh nhà và lập tức hét lên.
Giải pháp: Học cách bỏ qua có chọn lọc. Thông thường, cha mẹ nhận thấy cần thiết phải "xen ngang" vào chuyện của bé nhưng chuyện này chỉ khiến cả mẹ và bé cùng mệt mỏi. Hãy nhớ rằng các bé làm nhiều việc "khó chịu" bởi vì bé đang khám phá kỹ năng mới. Hoặc là do bé đang tìm kiếm sự chú ý.
Phản ứng của cha mẹ tốt nhất là: nếu an toàn không phải là vấn đề, hãy thử chờ đợi và theo dõi bé. Nếu bé 3 tuổi đang tò mò với chiếc máy ảnh của bạn thì đừng vội vã hét lên. Hãy kiên nhẫn xem điều gì sẽ xảy ra. Nhiều trường hợp, bé sẽ tự dừng lại. Còn mẹ sẽ tránh được một trận quát mắng không cần thiết.
4. Chỉ nói mà không làm
Bạn yêu cầu bé tắt tivi đi nhưng bé vẫn xem phim hoạt hình vì lời nhắc nhở mờ nhạt của mẹ.
Giải pháp: Hãy kiên trì, cho bé cơ hội thứ hai, nghiêm khắc nhắc bé đã hết giờ xem tivi; hoặc là bé tự tắt tivi hoặc là mẹ sẽ làm điều này. Để bé tuân theo nguyên tắc, yêu cầu của mẹ nên rõ ràng và mẹ không được phá vỡ chúng.
5. Thời gian phạt không hiệu quả
Khi bạn bắt bé 3 tuổi phải về phòng mình sau khi bé đánh em trai, bé bắt đầu đập đầu xuống sàn nhà giận dữ.
Giải pháp: Hãy xem xét lại thời gian bé bị phạt. Thời gian bé buộc phải đứng ở góc phạt (hay về phòng riêng) là để cho bé bình tĩnh lại, không phải là một sự trừng phạt. Một số bé đáp ứng tốt yêu cầu của mẹ phải về phòng riêng vì đã đánh em. Nhưng một số bé khác phản kháng mạnh mẽ. Thêm nữa, nó cũng không dạy bé cách ứng xử thế nào khiến mẹ hài lòng.
Tốt hơn, bạn có thể ngồi yên lặng cùng bé khi bé bị phạt. Nếu bé vùng vẫy, hãy bế và ôm bé để bé được trấn tĩnh. Một khi bé thấy thoải mái, mẹ mới nên bắt đầu giải thích vì sao hành vi của bé vừa rồi là không ổn. Đồng thời, thảo luận cùng bé để tìm ra cách ứng xử phù hợp hơn; chẳng hạn: "Con sẽ làm gì nếu em Milo còn giật bút của con nữa?"
phunutoday
Nguyên nhân gây sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ sâu răng rất nhiều và đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ mà các mẹ nên tham khảo để có thể phòng tránh cho bé một cách tốt nhất. 1. Sâu răng sữa Sâu răng là do vi khuẩn ăn mòn men răng, gây sâu răng. Dần dần lỗ...