Rạp chiếu phim ở Hà Nội mở cửa trở lại từ ngày 10/2
UBND TP Hà Nội đã cho phép toàn bộ các rạp chiếu phim trên địa bàn mở cửa trở lại vào ngày 10/2 sắp tới.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản về việc thực hiện Kết luận của Thường trực Thành ủy tại cuộc họp ngày 7/2.
Theo đó, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng chỉ đạo cho phép các rạp chiếu phim, các cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố mở cửa đón khách trở lại từ ngày 10/2.
Hà Nội sẽ cho mở lại rạp chiếu phim từ ngày 10/2 (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, thành phố cần triển khai phục vụ các hoạt động tín ngưỡng của nhân dân tại khu di tích – thắng cảnh chùa Hương trước Rằm tháng Giêng cũng như các điểm thăm quan, di tích văn hóa lịch sử khác trên địa bàn thành phố (không tổ chức lễ hội) phù hợp với các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Ngoài ra, nội dung Kết luận cũng nêu rõ các lãnh đạo UBND TP căn cứ lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách, chỉ đạo các đơn vị quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, công việc ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2022…
Trong đó, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn được giao quyết liệt triển khai các nhiệm vụ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đại 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, trình Ban Cán sự Đảng UBND thành phố để báo cáo Thành ủy, Chính phủ, đảm bảo trình Quốc hội xem xét trong tháng 5/2022; đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại khu di tích Cổ Loa; dự án đầu tư phục dựng Điện Kính Thiên tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long…
Video đang HOT
Các Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, Chử Xuân Dũng, Nguyễn Mạnh Quyền được giao chỉ đạo nhiều lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực Y tế, Lao động Thương binh và xã hội, Giáo dục đào tạo, như cải tạo trường học, hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch, thực hiện kế hoạch trồng cây…
Vụ Việt Á là sự cảnh báo "virus tham nhũng" rất nhiều biến thể, nhờn thuốc!
"Vụ việc cũng là sự cảnh báo "virus tham nhũng" còn rất nhiều, rất phức tạp, nhiều biến thể, nhờn thuốc, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan...", Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nói.
Ngày 12/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, trong năm 2021, toàn ngành Nội chính Đảng đã đạt được 6 nhóm kết quả nổi bật.
Toàn ngành đã chủ động xây dựng, tham mưu, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, và tích cực nghiên cứu, tham mưu nhiều chủ trương, chính sách lớn về nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại hội nghị (Ảnh: TTXVN).
Bên cạnh đó, đã chủ động, kiên quyết, kiên trì, cụ thể hơn trong phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mưu chủ trương, định hướng xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Nhất là các vụ án, vụ việc xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý đất đai, tài sản công, thi hành án hình sự; các vụ án vụ việc tại Khánh Hòa, TPHCM, Đồng Nai, An Giang; chủ động đề xuất đưa một số vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo, xử lý.
Theo báo cáo trong năm 2021, các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã tham mưu, đề xuất đưa 475 vụ án, vụ việc vào diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy theo dõi.
Mới đây nhất là vụ kit test Covid-19 tại Công ty Việt Á được đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Ông Phan Đình Trạc cho rằng, qua vụ xét nghiệm Covid-19 cũng cho thấy sự sơ hở, yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
"Vụ việc cũng là sự cảnh báo "virus tham nhũng" còn rất nhiều, rất phức tạp, nhiều biến thể, nhờn thuốc, bất chấp, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan, thỏa mãn mà phải chủ động tấn công, tăng sức đề kháng nếu không sẽ dễ bị tác động, lây nhiễm hoặc vi phạm", Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh.
Cũng trong năm 2021, công tác theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả hơn.
Theo ông Phan Đình Trạc, toàn ngành đã tham mưu chỉ đạo thanh tra, chuyển nhiều vụ việc sai phạm sang cơ quan điều tra qua thanh tra diện rộng công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
Đồng thời phối hợp tham mưu kiểm tra, xử lý nghiêm nhiều tổ chức đảng, đảng viên sai phạm liên quan đến các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; giúp các thành viên Ban chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở 12 bộ, ngành, địa phương.
"Nhiều Ban Nội chính có cách làm mới, hiệu quả, qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều hạn chế, sai phạm", ông Phan Đình Trạc đánh giá.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng lưu ý, hoạt động của ngành Nội chính đảng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
"Tính nhạy bén, chủ động, quyết liệt, bản lĩnh của một số Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy chưa cao; có lúc, có nơi có biểu hiện chùng xuống, thụ động, thiếu tự tin trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao", ông nêu rõ.
Ngoài ra, tính cụ thể, chiều sâu, chất lượng, khả năng phát hiện vấn đề mới để tham mưu, đề xuất của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu.
Từ đó, ông đề nghị cần thẳng thắn, nghiêm túc rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Nội chính đảng trong thời gian tới.
Đề cập một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, Trưởng Ban Nội chính Trung ương yêu cầu, chủ động, sâu sát, quyết liệt hơn nữa trong tham mưu chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư không để "chững lại hay chùng xuống", "không vì có dịch Covid-19 mà ngừng lại, không xử lý".
Trong đó tập trung tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về giám định, định giá để đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, tiêu cực đã khởi tố.
"Đặc biệt là tập trung tham mưu chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, thanh tra, điều tra xử lý nghiêm các sai phạm liên quan vụ án kit xét nghiệm của Công ty Việt Á và các vụ, việc liên quan đến lĩnh vực y tế đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo", ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh.
Ông Trạc cũng lưu ý toàn ngành tham mưu chỉ đạo nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, tạo bước đột phá trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực.
Tham mưu chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực như lĩnh vực y tế, phòng chống dịch Covid-19, quản lý, sử dụng đất đai; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công.
Đã khởi tố vụ án xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Từ sau phiên họp 19 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến nay đã khởi tố nhiều vụ án lớn xảy ra trong lĩnh vực y tế, một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển... Ngày 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,...