Ráo riết tiêm vắc-xin phòng cúm A/H5N1 cho hơn 9 triệu con gia cầm Hà Tĩnh
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, thời điểm hiện nay, giải pháp quan trọng nhất để phòng dịch cúm gia cầm H5N1 đó là tiêm vắc-xin cho hơn 9 triệu con gia cầm hiện có trên toàn tỉnh.
Hà Tĩnh có tổng đàn gia cầm lên đến 9 triệu con.
Là 1 trong những địa phương có số lượng gia cầm lớn (khoảng 1 triệu con), trong những ngày qua, UBND huyện Can Lộc đã chỉ đạo cho các hộ nuôi gia cầm ráo riết phòng dịch.
Ông Đường Công Ngụ, thôn Đất Đỏ (Thường Nga, Can Lộc) đã tiêm vắc – xin phòng H5N6 cho 4000 con gà và 500 con vịt
Ông Đường Công Ngụ (Thường Nga, Can Lộc), một chủ hộ nuôi gia cầm với số lượng lớn cho biết: “Với quy mô chuồng trại khá lớn, ngoài 500 con vịt đẻ nuôi quanh năm đã được tiêm phòng định kỳ vào tháng 10/2019, hiện đàn gà nuôi gà gối lứa gồm 4.000 con, mới 8 tuần tuổi chưa vào đợt tiêm phòng chung trước đó. Trước tình hình cấp bách đối phó dịch cúm H5N1, tôi đã nhờ cán bộ thú y huyện tiến hành tiêm phòng trong đợt này”.
Bác sĩ thú y Can Lộc đang kiểm tra bệnh cho đàn gà của anh Võ Trọng Hóa, ở thôn Cứu Quốc (Thuần Thiện, Can Lộc).
Cũng như ông Ngụ, anh Võ Trọng Hóa, một chủ hộ chăn nuôi khác ở thôn Cứu Quốc, xã Thuần Thiện (Can Lộc) đã vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng và nhờ bác sĩ thú y chuẩn bị vắc – xin để tiêm cho đàn gà 1000 con của mình trong những ngày sắp tới.
Là 1 trong 22 hộ nuôi gà quy mô khá lớn ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân), ông Võ Hòa Thắng ở thôn Trung Lộc (Xuân Yên, Nghi Xuân) cho biết: “Dịp tết và rằm tháng giêng vừa qua, tôi vừa xuất lứa gà hơn 1.000 con với 1,8 tấn gà. Theo kế hoạch đợt này, sau khi sửa soạn lại chuồng trại, tôi sẽ tái đàn lứa mới 1.200 con, nhưng tình hình hiện nay, để phòng dịch, gia đình chúng tôi đang tạm hoãn”.
Để tập trung phòng dịch H5N1, nhiều hộ chăn nuôi gia cầm tạm hoãn tái đàn, tập trung phòng dịch cho số gia cầm đang nuôi. (Trong ảnh: Khu chăn nuôi gà của ông Võ Hòa Thắng, ở thôn Trung Lộc (Xuân Yên, Nghi Xuân).
Được biết, hiện tại khu chăn nuôi gà của ông Võ Hòa Thắng vẫn còn 300 con gà sắp đến tuổi xuất chuồng. Bên cạnh việc vệ sinh phun khử trùng chuồng trại, ông Thắng cho biết, sẽ tiến hành tiêm vắc – xin để bảo vệ và chăm sóc đàn gà hiện có.
Không chỉ những hộ chăn nuôi gia cầm ở Can Lộc, Nghi Xuân, nhiều chủ trang trại nuôi gà khác trên địa bàn Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ… cũng đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách phòng dịch cho đàn gia cầm của mình.
Những ngày này, ông Trần Công Thiệu, ở thôn 1, xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên) cũng đã tiến hành tiêm vắc -xin cho 2.000 con vịt tại trang trại của mình…
Ông Trần Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh cho biết, 3 giải pháp trọng tâm trong phòng chống dịch cúm gia cầm đang được ngành chuyên môn phối hợp với chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện hiện nay là: Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các trại nuôi để kịp thời phát hiện dịch; xử lý phun khử trùng cơ sở chăn nuôi; tiến hành tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia cầm.
Mỗi năm có 2 đợt tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc tại các địa phương: đợt 1 vào tháng 4 và tháng 5 và đợt 2 vào tháng 9 và tháng 10. Tuy nhiên, do nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm hiện nay thực hiện mô hình chăn nuôi thương phẩm, mỗi lứa từ 3-4 tháng nên việc tiêm phòng từng lứa có thể không trùng vào các đợt định kỳ nói trên. Vì vậy, ngành chuyên môn đang chỉ đạo các địa phương tập trung cao nhất cho công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm.
Chi cục trưởng Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo: “Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm H5N1, H5N6 trên địa bàn cả nước, ngoài các biện pháp phòng dịch theo chỉ đạo của sở, ban, ngành, các chủ hộ chăn nuôi gia cầm, nếu tái đàn cần chú trọng khâu chọn lựa kỹ về giống, tránh nhập giống từ các địa phương có dịch đề phòng sự lây lan”.
Một số dấu hiệu nhận biết gia cầm bị nhiễm dịch cúm A/H5N1, H5N6:
- Ở gà: Đàn gà nhiễm bệnh có các triệu chứng bên ngoài như: xù lông, tiêu chảy và có âm hô hấp. Bệnh tích có thể quan sát được là phổi xung huyết trầm trọng, lách sưng to, mề, tiền mề và ruột xuất huyết. Xuất huyết dưới da của ống chân, phù quanh mí mắt, mào và tích tụ huyết xanh tím…
- Ở vịt: Triệu chứng thể hiện nhẹ hơn gà, đa số vịt mang trùng không thể hiện triệu chứng và chết thể cấp tính với biểu hiện triệu chứng thần kinh, co giật. Bệnh tích viêm nhẹ mí mắt và xuất huyết nội quan của vịt, bệnh cũng rất giống với bệnh dịch tả vịt.
Triệu chứng ở các loài gia cầm khác như chim cút, ngan, ngỗng chỉ thể hiện ủ rũ và chết đột ngột với tỉ lệ cao.
Theo baohatinh
Vì sao Công an TP Hà Nội yêu cầu cựu Đại úy Lê Thị Hiền viết đơn xin ra khỏi ngành?
Luật sư phân tích lý do lãnh đạo Công an TP Hà Nội không kỷ luật cho ra khỏi ngành đối với bà Lê Thị Hiền, mà lại yêu cầu bà viết đơn xin ra khỏi ngành.
Ngày 15/11, nữ Đại úy Lê Thị Hiền (36 tuổi, cán bộ Đội CSGT, trật tự, phản ứng nhanh, Công an quận Đống Đa, Hà Nội), người làm náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 11/8 vừa qua, bị Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Thành phố quyết định giáng 2 cấp bậc hàm từ Đại úy xuống Trung úy và yêu cầu bà Hiền viết đơn xin ra khỏi ngành.
Bên cạnh đó, tổ chức Đảng của Công an quận Đống Đa kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng đối với Đại úy Lê Thị Hiền.
Nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra là tại sao lãnh đạo Công an Thành phố không cho bà Hiền ra khỏi ngành, mà lại yêu cầu bà Hiền viết đơn xin ra khỏi ngành?
Đại úy Lê Thị Hiền gây náo loạn ở sân bay Tân Sơn Nhất hôm 11/8.
Trả lời PV, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, sự việc cựu Đại úy Lê Thị Hiền làm náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất là vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật của ngành công an (có thái độ, lời nói, phát ngôn thiếu chuẩn mực...) và vi phạm kỷ luật Đảng (vi phạm quy tắc ứng xử của người đảng viên đối với quần chúng nhân dân, vi phạm về lối sống hành vi ứng xử...).
"Nếu cựu đại úy Lê Thị Hiền là công dân bình thường thì chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên bà Hiền là cán bộ công an nhân dân thì phải tuân thủ các quy định về đạo đức, tác phong, ứng xử trong ngành công an.
Ngoài ra, bà Lê Thị Hiền còn là đảng viên nên phải tuân thủ các quy định của điều lệ Đảng. Bởi vậy, với hành vi vi phạm này thì nữ cán bộ công an sẽ bị xử phạt hành chính, bị kỷ luật Đảng và kỷ luật của ngành", luật sư Cường phân tích.
Về việc bà Hiền không bị cho ra khỏi ngành mà bị yêu cầu viết đơn xin ra khỏi ngành, luật sư phân tích: Nữ đại úy bị xử phạt vi phạm hành chính, hạ cấp bậc từ Đại úy xuống Trung úy và hình thức kỷ luật đảng cao nhất là khai trừ khỏi Đảng, nên về nguyên tắc thì một hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một lần. Cho nên, bà Lê Thị Hiền không bị cho ra khỏi ngành.
"Khi đã áp dụng hình thức kỷ luật ngành đối với cựu Đại úy Lê Thị Hiền là hạ cấp bậc, thì không thể áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là tước danh hiệu công an nhân dân", luật sư Cường phân tích.
Bởi vậy, nếu Công an TP Hà Nội thống nhất cho bà Lê Thị Hiền ra khỏi ngành ngay thì phải hủy quyết định xử lý kỷ luật là giáng cấp bậc quân hàm.
Clip: Nữ đại úy làm loạn sân bay Tân sơn Nhất
Theo luật sư Cường, việc yêu cầu bà Lê Thị Hiền viết đơn xin ra khỏi ngành không phải là bắt buộc, cũng không phải là hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, nếu cán bộ này tự nguyện nộp đơn xin ra khỏi ngành thì với tính chất của vụ việc như vậy, có lẽ đơn này sẽ được chấp nhận.
"Nếu không đồng ý với các quyết định xử lý vi phạm hành chính, hình thức kỷ luật thì bà Lê Thị Hiền cũng có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật", luật sư Cường phân tích thêm.
Tuy nhiên theo vị luật sư, tất cả các cán bộ công an nhân dân đều là đảng viên, bà Hiền bị nhận hình thức cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng thì không còn cơ hội để phấn đấu, thăng tiến. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý cán bộ này.
"Bà Lê Thị Hiền sẽ phải cân nhắc đến sự lựa chọn của mình sao cho phù hợp với điều kiện đặc thù của công việc và tình thế, hoàn cảnh hiện nay để giữ lấy những gì còn là của mình.
Nếu nữ cán bộ công an này tự nguyện viết đơn xin ra khỏi ngành thì có lẽ dư luận sẽ thấy thỏa đáng và uy tín của lực lượng công an nhân dân sẽ được nâng cao hơn", luật sư Cường nói.
MẠNH ĐOÀN
Theo vtc.vn
Giải bài toán rác thải Hương Khê (bài 1): Rác bủa vây phố núi! Thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh) đang bị rác bủa vây. Rác tràn ngập khắp các địa bàn, trở thành "vấn nạn" ám ảnh người dân. Một khu xử lý rác thải rắn sinh hoạt tập trung đủ quy chuẩn là niềm mong thường trực của chính quyền và người dân nơi đây. Rác ngập phố núi, rác theo tàu vào Nam Năm...