Rào chắn, dựng barie tại cây cầu nữ sinh bị cuốn trôi
Cây cầu Suối Nhum, nơi nữ sinh viên Đinh Thị Phương Thảo bị nước cuốn trôi trong mưa lớn, đã được rào chắn hai bên, phía đầu cầu được dựng barie.
Cầu Suối Nhum đã được rào chắn hai bên thành cầu
Chiều 11/7, chúng tôi trở lại khu vực cầu Suối Nhum (nối giữa phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TPHCM và khu Đại học Quốc gia, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), nơi nữ sinh Phương Thảo bị nước cuốn trôi xuống suối gây tử vong vào tối 8/7, người dân địa phương cho biết việc rào chắn, đặt barie và gắn đèn chiếu sáng đã được hoàn thành ngày 10/7.
Cách cầu Suối Nhum khoảng 30m là chiếc barie, phía trên có bóng đèn công suất lớn rọi xuống. Các trụ bê tông và hàng rào thành cầu được quấn kín dây “phong tỏa hiện trường”, khiến ai đi qua cũng phải chú ý.
Barie và biển cảnh báo được đặt cách đó khoảng 30m
Tuy nhiên, qua quan sát có thể thấy rào chắn này khá sơ sài, chủ yếu được làm bằng những cành cây nhỏ, được nối sơ sài. “Tôi ở đây lâu rồi tôi biết, mấy cái rào chắn này khó mà cản được sức nước, nhất là vào những ngày mưa lớn kéo dài. May ra thì chỉ có cái barie là có tác dụng thôi”, một người dân tên Vũ Tư cho biết.
Theo lãnh đạo Trung tâm Quản lý Đô thị Đại học quốc gia TPHCM, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Trong thời gian này, nếu có mưa lớn, đội bảo vệ Đại học Quốc gia sẽ cho đóng barie, khuyến cáo người dân không đi đường này. Đến đầu tháng 8, trung tâm sẽ triển khai xây dựng cống hộp, khơi dòng thay thế cho những lỗ cống hiện nay và cải tạo con đường đi qua.
Rào chắn tạm đề phòng những ngày mưa sắp tới
Giá như những “hàng rào trách nhiệm” này được dựng lên sớm hơn, nữ sinh viên giỏi Phương Thảo đã không phải chịu một cái chết tức tưởi như vậy.
Video đang HOT
Bóng đèn chiếu sáng
Với một cơn mưa trung bình nước đã dâng cao như vậy! (Ảnh CTV)
Mong rằng rào chắn sơ sài này có thể chống chọi được với “thủy thần”.
Theo Dantri
Nữ sinh bị nước cuốn: Chết người mới lo phòng ngừa
Phía ĐH Quốc gia TP.HCM thừa nhận đã không tính toán kỹ khi lắp đặt cống khiến nước thường xuyên tràn lên mặt đường gây nguy hiểm cho người đi đường.
Chiều 10/7, ĐH Quốc gia TP.HCM đã lắp đặt xong lan can hai bên đoạn đường qua suối Nhum. Biển báo nguy hiểm, trụ điện chiếu sáng và barie hai đầu đoạn đường này cũng được lắp đặt.
"Khi nước dâng cao, các barie sẽ được hạ xuống để ngăn mọi người đi qua. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời, còn về lâu dài chúng tôi sẽ thi công tuyến cống hộp để bảo đảm nước tiêu thoát hết, không tràn lên đường nữa" - ông Huỳnh Ngọc Sang, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, nói.
Nhận trách nhiệm Theo ông Sang, con đường có đoạn cống xảy ra vụ việc đáng tiếc chiều 8/7 đã có từ trước. Năm 1997, theo quy hoạch thì tuyến đường này (bề ngang sẽ là 26 m, dài 1,8 km) trở thành đường vành đai phân định giữa ĐH Quốc gia TP.HCM và khu vực bên ngoài.
Trong khi chờ hoàn thành giải phóng mặt bằng, năm 2009, cây cầu bắc ngang suối Nhum được tháo dỡ, thay thế bằng các ống cống. ĐH Quốc gia TP.HCM cũng tráng nhựa, làm đường tạm để sinh viên đi lại thuận tiện.
"Cũng chính từ việc lắp đặt cống nhưng không tính toán đầy đủ lưu lượng nước chảy, nhất là khi có mưa nên tại đây thường xuyên xảy ra tình trạng nước tràn lên mặt đường. Người dân địa phương đã biết nguy hiểm nên không dám đi qua đây khi bị mưa to, ngập nước.
Nhưng với các em sinh viên không rành đường thì dễ gặp sự cố đáng tiếc. Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm trước tiên thuộc về ĐH Quốc gia TP.HCM" - ông Phạm Thế Hiệp (khu phố 1, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) bức xúc.
Các biện pháp bảo đảm an toàn chỉ được làm sau khi xảy ra tai nạn chết người thương tâm. Ảnh: MP
Ông Sang giải thích, tại đây đã từng xảy ra tình trạng mưa lớn dẫn đến ngập. Tuy vậy, thực tế là chiều tối 8/7 mưa quá to, nước đổ về nhiều, trong khi đó năng lực thoát nước của các cống cũng giảm đi do lượng rác dồn ứ. "Nhưng dù gì đi nữa, trước sự việc xảy ra thì chúng tôi cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của mình" - ông Sang nhìn nhận.
"Bài học kinh nghiệm"
Theo ông Sang, tuyến đường vành đai này hiện chỉ mới hoàn thiện được đoạn một dài khoảng 500 m. Đoạn hai dài khoảng 600 m là nơi có đặt cống đi qua suối Nhum và đoạn ba còn lại chưa thi công được do vướng giải phóng mặt bằng.
"Vừa qua, khi đoạn ba giải phóng xong mặt bằng, chúng tôi đã tách đoạn cống qua suối Nhum (của đoạn hai) nhập vào đoạn ba để thi công trước. Dự án đang chờ phê duyệt và dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2013.
Chúng tôi đã có sự chủ động tách đoạn cống này làm trước để bảo đảm tiêu thoát nước, ngăn ngừa xảy ra tai nạn nhưng rất tiếc chưa kịp hoàn thành thì sự cố đã xảy ra. Ngoài ra, tuyến đường này nằm ở ranh giữa ĐH Quốc gia TP.HCM và khu dân cư nên nói trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chúng tôi thì hơi quá" - ông Sang phân trần.
Ông Đinh Thành Đang cùng con gái út trước linh cữu Phương Thảo. Ảnh: Mỹ Hà
Chúng tôi đặt vấn đề: "Chỉ trong hai ngày, việc gắn lan can, lắp đèn chiếu sáng, đặt biển cảnh báo và barie đã hoàn tất. Vậy sao những việc này không được làm sớm hơn để ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc?". Ông Sang nhìn nhận: "Cống nhỏ, không bảo đảm thoát nước là thiếu sót mà trước đây chúng tôi không tính toán đầy đủ. Đây là bài học đắt giá và khiến chúng tôi rất day dứt".
Đơn vị quản lý phải bồi thường thiệt hại Vấn đề quan trọng là phải xác định nơi xảy ra tai nạn chết người nêu trên thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị nào. Đường được tráng nhựa, làm cống để đi lại thì trách nhiệm bảo đảm cho người dân đi lại an toàn trước tiên thuộc về đơn vị quản lý địa bàn.
Tùy theo phân cấp, loại cầu đường mà đó có thể thuộc trung ương, Sở GTVT hoặc các quận - huyện. Nhưng trong vụ việc này, theo địa phương, quy hoạch xác định tuyến đường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, đồng thời ĐH Quốc gia TP.HCM đã đổ nhựa, lắp đặt cống thì họ phải có trách nhiệm quản lý tuyến đường đó. Lẽ ra với tình trạng nước ngập làm người đi đường té khi đi qua đây thì chí ít đơn vị quản lý phải có biển cảnh báo nguy hiểm. Đằng này tình trạng nguy hiểm chực chờ xảy ra cho người đi đường vậy mà hoàn toàn không có biển báo, thông tin cảnh báo là thiếu trách nhiệm. Mặt khác, mưa lớn, nước dâng không phải là yếu tố bất khả kháng mà chúng phải được tính toán, cân nhắc khi thiết kế, xây dựng cầu, đường nhằm đảm bảo việc sử dụng được thuận tiện, an toàn.
Như vậy, dù tuyến đường đang chờ hoàn chỉnh mở rộng (do vướng mặt bằng) thì ĐH Quốc gia TP.HCM cũng phải chịu trách nhiệm chính trong sự việc này. Và đơn vị này phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà gia đình nạn nhân gánh chịu. Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TP.HCM
Tuyến đường thuộc phạm vi ĐH Quốc gia TP.HCM
Tôi vừa về quản lý phường Linh Xuân cách nay vài tháng. Từ đó tới nay, tôi đã cho lắp đặt lan can đề phòng tai nạn đáng tiếc ở những khu vực tương tự.
Thực tế là từ khi làm chủ tịch phường Linh Xuân đến nay, tôi chưa có văn bản cảnh báo ĐH Quốc gia TP.HCM về tình trạng nguy hiểm ở đoạn đường trên. Tuy nhiên, theo quy hoạch thì tuyến đường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM. Họ cũng đã tiếp nhận, lấp một đoạn suối và đặt cống để làm đường tạm phục vụ việc xây dựng các dự án của mình. Ông Phạm Hồng Sơn, Chủ tịch UBND phường Linh Xuân,
quận Thủ Đức Khuya 9/7, thi hài sinh viên Đinh Thị Phương Thảo đã được đưa về nhà ở số 544 Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn, Bình Định. Vợ chồng ông Đinh Thành Đang và bà Nguyễn Thị Đào nghẹn ngào bên quan tài con gái: "Cho đến giờ chúng tôi vẫn không tin đó là sự thật. Từ tết đến giờ chúng tôi chưa gặp con bé".
Ông Đang làm nghề sửa xe máy, nuôi sống cả gia đình. Tuy nhiên, sau khi bị tai biến, sức khỏe yếu dần, ông không làm việc nhiều như trước nữa. Căn nhà nhỏ hễ mưa là dột, ngập nước từ nhiều năm qua cũng chưa có tiền để sửa sang lại. Có bao nhiêu tiền họ đều dồn vào việc học của các con. Không phụ lòng cha mẹ, chị em Thảo luôn học giỏi từ nhỏ đến lớn. Thảo là con đầu, còn em gái là Đinh Thị Phương Linh đang học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM. Để có đủ tiền nuôi hai con gái ăn học, hai ông bà đã phải vay trên 40 triệu đồng.
"Mỗi tháng gia đình chỉ gửi cho các con 1,2-1,5 triệu đồng tiền ăn. Vậy mà Bé (tên gọi ở nhà của Thảo-PV) ít khi nào tiêu hết mà để dành mua sách vở, tài liệu..." - bà Đào kể. Ông Đang thì cứ nhắc đi nhắc lại: "Mong các bên liên quan nhanh chóng khắc phục cống nước này để không ai còn phải rơi vào hoàn cảnh đau đớn như gia đình tôi".
Mỹ Hà
Theo VTC
Những cái 'bẫy' chết người ở làng đại học Hơn 40.000 sinh viên của làng đại học Quốc gia TP.HCM (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đang từng ngày đối diện nhiều hiểm họa chết người. Hồ "tử thần" Nhắc đến làng đại học Quốc gia TP.HCM, nhiều người sẽ nhớ tới địa danh hồ Đá ở khu vực này. Hồ Đá là nơi cướp đi mạng sống của hàng chục sinh viên, hầu như...