Rao bán tiền giả trên mạng và mánh lừa ẩn giấu
Một số đối tượng thừa nhận việc rao bán tiền giả trên mạng là “ảo” nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền thật.
Trên mạng xã hội liên tục xuất hiện một số địa chỉ facebook cá nhân đăng tải công khai thông tin đổi tiền polymer giả với mệnh giá: 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng.
Facebook có nickname Bích Ngọc rao: “Bên mình cho đổi 1 triệu tiền thật lấy 5 triệu tiền giả. Tiền giả giống tiền thật 98% làm từ polymer, có hình chìm, chỉ khác chỗ là các tờ tiền giả cùng mệnh giá có số seri giống nhau…”.
Một Facebook khác có tên Linh Tây cũng mời chào: “Mình còn ít tiền giả, anh em nhanh tay nhé. Được cái giống như thật, khác là trùng số seri thôi, nếu tiêu từng tờ một thì không lo phát hiện. 1 triệu tiền thật đổi được 5 triệu tiền giả, đặt cọc trước 1/3″.
Để tạo niềm tin, một số chủ nhân Facebook khác còn cho khách hàng số điện thoại liên hệ và cho biết nếu đổi nhiều sẽ được khuyến mãi, có người giao hàng tận nhà.
Trên mạng xã hội liên tục xuất hiện một số địa chỉ facebook cá nhân đăng tải công khai thông tin đổi tiền polymer giả với mệnh giá: 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng.
Facebook có nickname Bích Ngọc rao: “Bên mình cho đổi 1 triệu tiền thật lấy 5 triệu tiền giả. Tiền giả giống tiền thật 98% làm từ polymer, có hình chìm, chỉ khác chỗ là các tờ tiền giả cùng mệnh giá có số seri giống nhau…”.
Một Facebook khác có tên Linh Tây cũng mời chào: “Mình còn ít tiền giả, anh em nhanh tay nhé. Được cái giống như thật, khác là trùng số seri thôi, nếu tiêu từng tờ một thì không lo phát hiện. 1 triệu tiền thật đổi được 5 triệu tiền giả, đặt cọc trước 1/3″.
Để tạo niềm tin, một số chủ nhân Facebook khác còn cho khách hàng số điện thoại liên hệ và cho biết nếu đổi nhiều sẽ được khuyến mãi, có người giao hàng tận nhà.
Ngay sau khi những thông tin trên được đăng tải đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Từ những thông tin trên, nhiều người dò hỏi, xin số điện thoại thì chủ nhân facebook trên đều yêu cầu inbox tin nhắn chứ không nghe máy.
Video đang HOT
Tài khoản Facebook đăng hình ảnh rao bán tiền (Ảnh: vnexpress.net)
Trước những thông tin đăng tải trên, nhiều người khẳng định đây chỉ là chiêu thức lừa đảo qua Facebook của một số đối tượng để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, có nhiều người nhẹ dạ cả tin đã dính vào bẫy của những đối tượng xấu.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an) xác nhận vừa phát hiện một nghi phạm dùng tài khoản Facebook rao bán tiền giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người này trú tại Hà Nội, khi khách liên lạc qua số điện thoại đăng trên trang Facebook, anh ta đề nghị trả tiền trước qua thẻ ATM hoặc nạp thẻ điện thoại.
Làm việc với cảnh sát, chủ tài khoản thừa nhận việc rao bán tiền giả “là ảo” nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền. Anh ta không có “hàng” nhưng khi khách gọi điện đến vẫn “nói như thật” để họ tin tưởng rồi chuyển tiền. Theo cáo buộc, nghi can này đã chiếm đoạt khoảng 50 triệu đồng.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa – Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) – Bộ Công an cho biết, lợi dụng dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, lợi dụng lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của người dân, các đối tượng xấu đã nghĩ ra rất nhiều chiêu trò nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Hành vi hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị xử lý hình sự mà không cần phải phụ thuộc vào số lượng, giá trị tiền. Nếu việc đổi tiền thật lấy tiền giả là không có thật, người đưa tin chỉ nhằm mục đích làm cho người khác tin tưởng đưa tiền thật cho mình rồi sau đó bỏ trốn, thì người đưa tin cũng sẽ bị xử lý hình sự.
Chúng tôi cũng xin nhắc lại nội dung Nghị quyết số 02 của Tòa án nhân dân tối cao, chỉ cần người nào có hành vi tang trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì sẽ bị xử lý hình sự mà không cần phụ thuộc vào số lượng, giá trị tiền. Nếu việc đổi tiền thật lấy tiền giả là không có thật, người đưa tin chỉ nhằm mục đích làm cho người khác tin tưởng đưa tiền thật cho mình rồi sau đó bỏ trốn, thì người đưa tin sẽ bị xử lý hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự.
Việc đưa tin đổi tiền thật lấy tiền giả không nhằm hai mục đích vừa nêu mà chỉ để lôi kéo sự chú ý của mọi người, người đưa tin có thể bị xử lý hình sự về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo Điều 226 Bộ luật hình sự hoặc bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 174 của Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Trong diễn biến liên quan, trung tuần tháng 1 này, Công an thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bàn giao đối tượng Wong Giao Lian cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp tục điều tra, xử lý sau khi tạm giữ người này vì có hành vi sử dụng tiền giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, chiều 9/1, Tổ công tác của Công an thành phố Nha Trang phát hiện 1 nam thanh niên người nước ngoài bị người dân truy đuổi trên đường Hùng Vương, phường Lộc Thọ, nên đưa về cơ quan công an để làm việc. Tại đây, người này khai nhận tên là Wong Giao Lian, sinh năm 1987, quốc tịch Malaysia, nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Người này đến thành phố Nha Trang cùng một bạn gái và thuê khách sạn lưu trú.
Qua xác minh ban đầu, chiều 9/1, Wong Giao Lian đến tiệm tạp hóa ở đường Biệt Thự, phường Lộc Thọ, đổi 10 tờ tiền mệnh giá 100 ringgit Malaysia để lấy 5 triệu đồng tiền Việt Nam. Tuy nhiên ngay sau đó, chủ tiệm nghi ngờ số tiền vừa đổi là tiền giả nên gọi điện báo người thân truy đuổi. Qua khám xét, cơ quan công an thu giữ 7,2 triệu đồng tiền Việt Nam, 679 tờ tiền ghi mệnh giá 100 ringgit cùng 1 dao rọc giấy, 1 điện thoại di động. Đối tượng này thừa nhận đây là số tiền giả. Vụ việc có dấu hiệu của hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả nên Công an thành phố Nha Trang đã chuyển hồ sơ cho Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Khánh Hòa.
Trung tá Hoàng Văn Sâm, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Đội tiến hành tuần tra, kiểm soát ở các khu vực trọng điểm, trên các tuyến đường, nhân dân người ta có những phát hiện như vậy, tổ tuần tra tiến hành truy đuổi bắt được đối tượng về làm rõ, lập hồ sơ đầy đủ ban đầu, thu giữ toàn bộ tang vật. Xác định cái này thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh, chúng tôi tiến hành báo cáo, chuyển toàn bộ đối tượng hồ sơ cho cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra, để xử lý”.
Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự kinh tế và chức vụ – C46, Bộ Công an cũng vừa khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Tiến Dương, 28 tuổi, thường trú thuyên Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk để điều tra xử lý hành vi vận chuyển tiền giả. Đối tượng Dương bị bắt khi đang di chuyển trên ô tô biển số tỉnh Tây Ninh và mang theo hàng trăm tờ tiền giả mệnh giá 100 đô la Mỹ từ Campuchia về Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ. Theo lực lượng chức năng khi chiếc xe này đang di chuyển đến đường Lê Lai, phường Bến Nghé, Quận 1, nhận thấy có nhiều biểu hiện nghi vấn nên trinh sát đã đuổi theo và ra hiệu dừng xe. Khi xe dừng, Dương đã bỏ chạy, trinh sát truy đuổi đến đường Nguyễn An Ninh, phường Bến Thành, Quận 1 thì bắt gọn. Khám xét trên người Dương và chiếc xe ô tô nêu trên phát hiện 3 bọc giấy bên trong có 282 tờ đô la Mỹ giả. Riêng lái xe Nguyễn Minh Quang cũng bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra. Được biết Dương là đối tượng từng có một tiền án về tội “giết người” vừa mãn hạn tù năm 2010.
Trở lại với việc rao bán, đổi tiền giả trên mạng, các chuyên gia công nghệ thông tin và luật sư cho biết, người dân cần tỉnh táo trước những lời rao bán này, nếu không sẽ bị mắc lừa. Nghiêm trọng hơn, nếu mua bán tiền giả, người mua cũng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Qua vụ việc này, luật sư Nguyễn Hồng Bách, Văn phòng luật sư Bách và Cộng sự khuyến cáo người dùng Internet hiện nay: “Công nghệ thông tin hiện nay đang rất phát triển, do đó các mạng xã hội cũng phát triển và chúng ta nên thận trọng khi giao dịch dân sự…”./.
Theo VOV Online
Bắt đối tượng rao "đổi tiền thật lấy tiền giả" trên Facebook
Lợi dùng lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của người dân, một số đối tượng đã dùng thủ đoạn đổi tiền thật lấy tiền giả để chiếm đoạt tài sản.
Công khai đổi tiền giả trên mạng facebook
Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện một số địa chỉ facebook cá nhân đăng tải công khai thông tin đổi tiền polymer giả với mệnh giá: 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng.
Theo đó, facebook có nickname Bích Ngọc rao: "Bên mình cho đổi 1 triệu tiền thật lấy 5 triệu tiền giả. Tiền giả giống tiền thật 98% làm từ polymer, có hình chìm, chỉ khác chỗ là các tờ tiền giả cùng mệnh giá có số seri giống nhau, nếu xài 1 tờ thì chắc chắn không phát hiện, đổ xăng, đi chợ, mua hàng tạp hóa đều ok hết, chỉ có ra ngân hàng đối chiếu số seri mới bị phát hiện thôi...".
Một trang Facebook cá nhân rao bán tiền giả.
Một Facebook khác có tên Linh Tây cũng mời chào: "Mình còn ít tiền giả, anh em nhanh tay nhé. Được cái giống như thật, khác là trùng số seri thôi, nếu tiêu từng tờ một thì không lo phát hiện. Anh em nào thích thì liên hệ mình nhé, 1 triệu tiền thật đổi được 5 triệu tiền giả, đặt cọc trước 1/3".
Để tạo niềm tin, một số chủ nhân Facebook khác còn cho khách hàng số điện thoại liên hệ và cho biết nếu đổi nhiều sẽ được khuyến mãi, có người giao hàng tận nhà.
Ngay sau khi những thông tin trên được đăng tải đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Từ những thông tin trên, nhiều người dò hỏi, xin số điện thoại thì chủ nhân facebook trên đều yêu cầu inbox tin nhắn chứ không nghe máy.
Một đối tượng khác cũng trao đổi tiền giả trên các diễn đàn mạng.
Trước những thông tin đăng tải trên, nhiều người khẳng định đây chỉ là chiêu thức lừa đảo qua Facebook của một số đối tượng để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, có nhiều người nhẹ dạ cả tin đã dính vào bẫy của những đối tượng xấu.
Rao bán tiền giả trên mạng là hành vi lừa đảo
Liên quan đến sự việc trên, sáng ngày 27/1, trao đổi với chúng tôi, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa - Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - Bộ Công an cho biết, ngay sau khi nắm bắt được thông tin, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị liên quan vào cuộc điều tra và đã phát hiện ra đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt tài sản trên mạng.
"Bằng biện pháp nghiệp vụ, qua điều tra, chúng tôi đã phát hiện ra một số đối tượng trên và giao cho công an địa phương bắt giữ. Qua xác định lấy lời khai thì các đối tượng này đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đây là hình thức lừa đảo để người ta chuyển tiền rồi chiếm đoạt luôn chứ không phải đổi tiền giả. Theo xác định số tiền người dân bị lừa lên đến vài trăm triệu đồng", ông Nguyễn Thanh Hóa nói.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa cũng chia sẻ thêm, lợi dụng dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, lợi dụng lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của người dân, các đối tượng xấu đã nghĩ ra rất nhiều chiêu trò nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Hành vi hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị xử lý hình sự mà không cần phải phụ thuộc vào số lượng, giá trị tiền.
Nếu việc đổi tiền thật lấy tiền giả là không có thật, người đưa tin chỉ nhằm mục đích làm cho người khác tin tưởng đưa tiền thật cho mình rồi sau đó bỏ trốn, thì người đưa tin cũng sẽ bị xử lý hình sự.
Tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của TAND Tối cao, nếu tiền giả có trị giá tương ứng dưới 10 triệu đồng (tiền Việt Nam) thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 180 Bộ luật Hình sự; Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng (tiền Việt Nam) thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 180 Bộ luật Hình sự; Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ 100 triệu đồng (tiền Việt Nam) trở lên thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 180 Bộ luật Hình sự. Như vậy, chỉ cần người nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì sẽ bị xử lý hình sự mà không cần phải phụ thuộc vào số lượng, giá trị tiền. Nếu việc đổi tiền thật lấy tiền giả là không có thật, người đưa tin chỉ nhằm mục đích làm cho người khác tin tưởng đưa tiền thật cho mình rồi sau đó bỏ trốn, thì người đưa tin sẽ bị xử lý hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự. Nếu việc đưa tin đổi tiền thật lấy tiền giả không nhằm hai mục đích trên mà chỉ để "cho vui", lôi kéo sự chú ý của mọi người, người đưa tin có thể bị xử lý hình sự về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet" theo Điều 226 Bộ luật hình sự hoặc bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Theo Phap luât Plus
'Đổi tiền giả trên Facebook chỉ là chiêu trò' Cảnh sát khẳng định thông tin đổi tiền giả trên mạng xã hội là chiêu trò do tội phạm lừa đảo đưa ra để "bẫy" người dân. Giao dịch này không phát sinh ngoài thực tế. Theo cơ quan chức năng, tội phạm tung ra mức chênh lệch hấp dẫn và cách thức giao dịch tiền giả nhanh gọn là để lừa đảo...