Rao bán cả sổ tiết kiệm lãi suất cao
Để tránh bị tính lãi không kỳ hạn, nhiều người dân có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng đang rao bán lại cả sổ. Với cách làm này, hai bên đều có lợi nhờ được hưởng lãi suất cao.
Trên một diễn đàn mạng có thành viên đang rao bán lại sổ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của mình để hưởng mức lãi suất thực đã gửi. Theo đó, chủ nhân của sổ tiết kiệm sẽ được nhận lại tiền mặt bao gồm gốc và lãi tính từ ngày gửi tới nay. Còn người mua được chuyển tên sổ tiết kiệm và tiếp tục hưởng lãi suất.
Theo lời quảng cáo, thành viên này đang có tới 4 sổ tiết kiệm ngân hàng, mỗi sổ 500 triệu đồng và gửi với thời gian 12 tháng, lãi suất 11%và 12%/năm. Giao dịch sẽ được thực hiện tại ngân hàng, người bán sẽ chịu mọi chi phí chuyển nhượng, sang tên sổ tiết kiệm.
Chủ tin rao vặt này cho hay với sổ tiết kiệm ở mức lãi suất11-12%/năm – mức tương đối hấp dẫn, tuy nhiên, thời điểm tất toán sổ sang tận năm 2014 mà họ lại đang cần tiền mặt nên sẽ rất phù hợp với những đối tượng có tài chính ổn định và chưa có nhu cầu sử dụng.
Cách đây ít lâu, một thành viên khác cũng đã rao bán lại sổ tiết kiệm theo hình thức này. Tuy nhiên, mức lãi suất và thời gian gửi cũng thấp hơn, sổ 500 triệu gửi kỳ hạn một năm, lãi suất 9,8%/năm, sổ 60 triệu cũng gửi một năm, lãi suất 8%/năm.
Ngay sau khi đăng rao vặt, chủ đề này đã nhận được nhiều phản hồi từ phía các thành viên diễn đàn. Nhiều người cho rằng đây là một cách để “vớt vát” được chút lãi suất rút trước hạn, nếu không chỉ nhận được lãi suấtkhông kỳ hạn rất thấp, chỉ dưới 2%/năm. Tuy nhiên, không ít thành viên khác lại tỏ ra hờ hững bởi được thêm có mấy triệu đồng mà lằng nhằng thủ tục.
Trên một diễn đàn dành cho cha mẹ còn có hẳn một hội mua bán sổ tiết kiệm. Chủ topic cho hay: “Em thây bây giờ chuyên chúng ta gửi tiêt kiêm nhưng có viêc phải rút ra sớm, hoặc có sô tiên rôi rãi trong thời gian ngắn không muôn đâu tư vì sợ rủi ro là rât nhiêu. Vây tại sao chúng ta không lâp môt mục riêng cho khoản này nhỉ?”.
Video đang HOT
Thành viên này phân tích cô có sô tiêt kiêm 100 triêu đồng, thời hạn 1 năm, lãi suât là 11%/năm. Giờ chỉ còn 3 tuân nữa là hêt hạn nhưng cô lại cân tiên ngay. Dù rút trước hạn hay câm cô đê vay, đêu bị thiêt một phân lãi. Trong khi đó, người khác có 100 triêuđồng, khoảng 3 tuân nữa phải dùng tới, nêu gửi tiêt kiêm thì lãi suât thâp. Tham gia hội này, mọi người có thê tìm đên nhau và trao đôi. Cô chuyên sô đê lây tiên mặt, hưởng lãi suât vân 11%/năm, còn người kia đượclãi suât cao hơn gửi tuân thông thường.
Thành viên khác cho biết, hình thức này sẽ hấp dẫn hơn vớinhững trường hợp số tiền trao đổi lớn hơn, hoặc người có tiền có nhu cầu gửitiết kiệm dài hạn hơn, hoặc người cần tiền (người có sổ) chịu hy sinh một phầnlãi ngân hàng mình được hưởng (tính đến thời điểm bán sổ) cho người mua sổ.
Từ đó, một thành viên còn đề nghị nên nhân rộng ra các hình thức khác như thế chấp nhà cửa. “Trong trường hợp những ngôi nhà thế chấp mà không có khả năng trả nợ, ngân hàng tịch thu thì coi như mất trắng. Nếu có người trả nợ mua luôn căn nhà đó, người bán có thể được giá cao, người mua có lợi thấp hơn giá thị trường”, thành viên này tính toán.
Theo khảo sát, hiện nay, lãi suất huy động của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước phổ biến với không kỳ hạn từ 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1tháng đến dưới 6 tháng 5-6,8%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-8%/năm. Đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất phổ biến không kỳ hạn từ 1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đếndưới 6 tháng 6,5-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7-8%/năm,kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 8,5-9%/năm.
Đại diện ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng, theo quy định thì sổ tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu dưới các hình thức cho, tặng hoặc chuyển nhượng theo yêu cầu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Số tiền chuyển quyền sở hữu của một sổ tiết kiệm là toàn bộ số dư gốc và lãi chưa lĩnh tính đến ngày chuyển quyền sở hữu sổ tiết kiệm đó.
Việc chuyển quyền sở hữu sổ tiết kiệm được thực hiện tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền. Các bên phải lập giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm theo mẫu quy định của ngân hàng. Chữ ký của người chuyển quyền sở hữu phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền. Sau khi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu tài khoản tiền gửi, người nhận chuyển nhượng chỉ được thực hiện giao dịch tại nơi đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng.
Chuyên gia ngân hàng, ông Trương Thanh Đức (Hiệp hội Ngân hàngViệt Nam) đánh giá, hiện chưa có quy định pháp lý liên quan đến việc mua bán loại giấy tờ và tài sản này, tuy nhiên lại có quy định cho phép chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm nên các bên có thể thực hiện việc mua bán thông qua thủ tục chuyển quyền sở hữu tại ngân hàng.
Để tránh rủi ro, ông Đức khuyến cáo người “mua” lại thẻ tiết kiệm chỉ nên nhận chuyển nhượng sổ tiết kiệm trong trường hợp được ngân hàng chấp nhận sang tên chính thức, không nên chấp nhận việc chuyển nhượng bên ngoài ngân hàng, dù có lập hợp đồng có công chứng.
Ngoài ra, còn nên cân nhắc việc nhận chuyển nhượng trong trường hợp thời gian đáo hạn còn dài, thì việc duy trì thẻ tiết kiệm đến hết kỳ hạn để hưởng mức lãi suất cao cũng không có lợi nhiều. Nếu thời hạn gửi còn dài, mà sau đó nếu như có nhu cầu sử dụng vốn trước khi thẻ tiết kiệm đến hạn, thì lại phải tìm người khác để chuyển nhượng lại hoặc phải vay ngân hàng và dùng thẻ tiết kiệm đó để cầm cố.
Cuối cùng, về phía người gửi tiết kiệm cần tiền trước khi đến hạn, thì có thể lựa chọn một cách thức khác, đó là cầm cố chính thẻ tiết kiệm đó để vay vốn ngân hàng. Cũng giống như việc chuyển nhượng thẻ tiết kiệm,chỉ nên thực hiện việc này nếu như tính toán số tiền lãi vay phải trả thấp hơn số tiền lãi gửi tiết kiệm, tương tự với số tiền dùng để “mua” thẻ tiết kiệm phải nhỏ hơn số tiền sẽ nhận được khi thể tiết kiệm đáo hạn.
Theo D.Anh
Người gửi tiết kiệm 'đón đầu' lãi suất hạ
Ngân hàng Nhà nước chưa có quyết định điều chỉnh nhưng nhiều khách hàng bắt đầu rục rịch lên phương án, người thì đến đổi sổ kỳ hạn dài, người thì tính cách cho vay người thân để hưởng lãi cao.
Chị Nguyễn Mai Hương, Mai Dịch, Cầu Giấy có hơn 400 triệu đồng chưa đầu tư đang gửi tiết kiệm kỳ hạn 2 tháng tại một nhà băng. Khi nghe nói sắp có chủ trương hạ lãi suất, chị Hương dự định sẽ rút tiền để chuyển sang gửi kỳ hạn dài hơi hơn. "Tuy nhiên, năm tới kinh tế còn khó khăn chắc cũng chưa đầu tư gì nên cứ đáo hạn để được hưởng lãi cao nhất. Đầu năm nay lãi suất vẫn còn 14% một năm nhưng nay chỉ còn 9%, sắp tới hạ tiếp có thể còn 1% một năm nên mình cứ đổi sổ trước cho chắc. Nói thật là giờ mình thấy tiếc khi chỉ mở sổ 2-3 tháng mà không gửi dài hạn khoảng 1 năm ngay từ đầu năm", chị Hương nói.Ngay sau thông tin Chính phủ sẽ bàn kế hoạch giảm lãi suất, nhiều người dân rục rịch đến ngân hàng đáo sổ tiết kiệm để vẫn được hưởng lãi cao. Việc lãi suất tiết kiệm hạ từ 14% hồi tháng 3 xuống 9% một năm như hiện nay khiến nhiều người tiếc nuối vì đã không gửi tiền kỳ hạn dài. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trong một nền kinh tế mà lãi suất có thể điều chỉnh giảm nhiều thì việc gửi dài kỳ có lợi hơn.
Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi không gửi tiết kiệm kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao. Ảnh: Trâm Anh.
Khi nghe tin sắp hạ lãi suất thì chị Đinh Minh Hằng, Xuân Diệu, Tây Hồ lại có một suy nghĩ khác. Chị Hằng cho biết, nếu lãi suất hạ chắc chị sẽ rút tiền và cho người thân vay để được hưởng lãi cao hơn. "Mấy người trong gia đình tôi đang có nhu cầu mua nhà định vay ngân hàng. Lãi suất cho vay giờ tầm 14 đến 15%, mình chỉ cần cho họ vay tầm 12 đến 13% vẫn cao hơn nhiều so với gửi trong ngân hàng. Hiện có người trong gia đình còn trả tôi lãi suất cho vay cao hơn ngân hàng 1 đến 2% nên cũng đang cân nhắc ", chị Hằng cho biết.
Theo chị Hằng, việc rút tiền từ ngân hàng rồi cho vay ngoài thì hơi mạo hiểm nhưng với người thân thì việc làm này an toàn hơn. "Cho người nhà vay coi như đôi bên cùng có lợi, họ được giúp đỡ mà mình cũng được hưởng lãi cao hơn gửi nhà băng. Nếu cho vay khoản tiền lớn, họ cũng sẵn sàng trao sổ đỏ thế chấp cho mình", chị Hằng nói.
Bình luận về phương án này của chị Hằng, chuyên gia tài chính ngân hàng - Tiến sĩ Cấn Văn Lực - cho rằng làm như vậy khá rủi ro. "Tôi không ủng hộ quan điểm này. Việc cho vay ngoài ngân hàng nhìn chung có thể gọi là "tín dụng đen". Rất nhiều người đã phải trả giá khi dấn thân vào lĩnh vực này. Theo tôi người dân không nên dây vào".
Khi nghe tin sắp hạ lãi suất, vợ chồng anh Đặng Minh Tâm, Giảng Võ, Hà Nội lại có một cách làm khác. Hiện anh có 300 triệu đồng nhàn rỗi và gửi ở ngân hàng. Nếu lãi suất giảm, anh Tâm dự định rút ra để chia làm 3 khoản đầu tư vàng, USD và một khoản tiền đồng để gửi ngân hàng.
"Chia ra làm 3 món đầu tư để cái nọ mất giá thì còn cái kia &'vớt vát'. Vợ chồng tôi cũng không phải người am hiểu thị trường, có một khoản tích cóp cũng muốn sinh lãi càng nhiều càng tốt", anh Tâm chia sẻ.
Trao đổi với VnExpress.net, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, người dân không nên chạy theo lãi suất khi chọn "mặt gửi tiền". Một chuyên gia từng là thành viên HĐQT ngân hàng cổ phần nói, ngân hàng lãi suất cao chưa chắc là ngân hàng tốt nhất.
"Ví dụ có một tỷ đồng, họ có thể gửi trên 12 tháng để hưởng lãi suất cao và lựa chọn ngân hàng nào trả cho mình lãi suất cao nhất", ông này nói.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng thì khuyên người dân nên gửi tiền kỳ hạn dài trong bối cảnh lãi suất có thể giảm. Tuy nhiên, theo ông, vấn đề đặt ra là nên bỏ tiền vào ngân hàng nào để an toàn." Nếu dựa vào tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước - sẽ không để ngân hàng nào sụp đổ thì lúc này tạm thời yên tâm gửi tiền tại mọi nhà băng. Còn nếu gửi kỳ hạn dài từ 1,5-2 năm thì nên cân nhắc bởi vì chính sách &'không để ngân hàng phá sản' có thể thay đổi trong tương lai.
Theo VNE
Căn hộ cao cấp có thể 'ngủ đông' đến năm 2015 Theo các chuyên gia phải chờ 3 năm nữa bất động sản TP HCM mới hấp thu hết lượng căn hộ cao cấp tồn đọng và kết thúc giai đoạn ngủ đông. Năm 2013 phân khúc này vẫn sẽ tiếp tục giảm giá ở biên độ thấp, dưới 5%. Chuyên gia đầu tư Trần Lê Khánh nhận định: "Hiện giá căn hộ cao...