Ranh ma thủ đoạn mua bán hóa đơn khống, thu về 70 tỷ đồng
Từ năm 2010 đến 2012, Công ty Sơn Thành và Phương Hà Ninh Bình đã bán được gần 600 hóa đơn, tổng giá trị giao dịch khống lên đến trên 70 tỷ đồng, qua đó thu lợi bất chính gần 4 tỷ đồng.
Theo tin tức mới nhất từ báo CAND, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình vừa khởi tố, tạm giam Đinh Công Sơn (47 tuổi, ở Ninh Bình) về hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước. Theo cơ quan điều tra, tháng 11/2009, Sơn thành lập Công ty TNHH một thành viên Sơn Thành có trụ sở tại huyện Hoa Lư, đăng ký kinh doanh đa ngành nghề nhưng thực chất là công ty lừa đảo.
Tháng 4/2011, Sơn tiếp tục lập thêm doanh nghiệp tư nhân Phương Hà Ninh Bình với các ngành nghề đăng ký kinh doanh như Công ty Sơn Thành. Con gái Sơn là Đinh Thị Hà (25 tuổi) làm kế toán tại hai công ty trên.
Mặc dù đăng ký kinh doanh đa ngành nghề nhưng hai doanh nghiệp trên hầu như không có hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ gì mà chỉ để thực hiện hành vi mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống. Theo cáo buộc, Hà giúp sức cho bố bằng cách thuê nhiều người… tìm các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu mua hóa đơn để bán với giá chênh 6-10% giá trị hàng hóa ghi.
Video đang HOT
Hai đối tượng Sơn và Hà tại cơ quan điều tra. Ảnh: CAND
Cơ quan điều tra xác định bằng thủ đoạn trên, từ năm 2010 đến 2012, Công ty Sơn Thành và Phương Hà Ninh Bình đã bán được gần 600 hóa đơn, tổng giá trị giao dịch khống lên đến trên 70 tỷ đồng, qua đó thu lợi bất chính gần 4 tỷ đồng.
Trước đó, cuối năm 2014, công an tỉnh Ninh Bình qua trinh sát, điều tra đã phát hiện Công ty TNHH ức Kim (trụ sở tại phường Nam Bình, TP Ninh Bình) là công ty “ma”, chuyên bán hóa đơn giá trị gia tăng cho một số doanh nghiệp, cá nhân với tổng giá trị ghi trên hóa đơn là 270 tỷ đồng. Nghi phạm là Phạm Tiến Dũng sau khi trốn truy nã được gia đình và cơ quan chức năng vận động đã ra đầu thú.
ể thực hiện hành vi, Phạm Tiến Dũng thuê hai kế toán nhằm mua bán trái phép hóa đơn “ma” cùng một số người khác làm “vệ tinh” khai báo thuế. Các đối tượng được Dũng chia chiết khấu với tỷ lệ từ 0,1 đến 1,5% giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn, gọi là “công môi giới”, báo Nhân Dân đưa tin.
Những đơn vị, doanh nghiệp mua hóa đơn “ma” phải trả tiền từ 5,3% đến 8% giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn. Với thủ đoạn trên, từ năm 2012 đến tháng 5-2014, Công ty TNHH ức Kim tổ chức giao dịch với hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Ninh Bình để bán gần một nghìn hóa đơn có giá trị khống lên tới 270 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 12 tỷ đồng.
Theo NTD
Ký khống hợp đồng để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
Sau 1 ngày xét xử, hôm qua (27-3), TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Văn Sơn (SN 1960, trú ở cụm 5, phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) 20 năm tù giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Nguyên đơn dân sự là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Quang Minh (gọi tắt là Vietinbank Quang Minh).
Đối tượng Nguyễn Văn Sơn
Quá trình xét xử đã làm rõ, Nguyễn Văn Sơn vốn là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP giấy Việt Hoa (Công ty giấy Việt Hoa) từ năm 2004. Ngoài ra, Sơn còn thành lập và điều hành thêm 10 doanh nghiệp khác, trong đó có Công ty TNHH thương mại và sản xuất giấy Tứ Liên (Công ty Tứ Liên) và Công ty TNHH Một thành viên bao bì Phú Sinh (Công ty Phú Sinh). Ngày 27-10-2010, Sơn chỉ đạo Công ty Phú Sinh ký hợp đồng thương mại mua của một công ty ở Trung Quốc dây chuyền sản xuất khăn giấy ướt với tổng giá trị hơn 5,5 tỷ đồng và chuyển về lắp đặt tại Công ty Tứ Liên. Để Công ty Tứ Liên vay được nhiều tiền của Vietinbank Quang Minh, Sơn thuê một đối tượng (không rõ lai lịch) làm giả bộ tờ khai hải quan, đồng thời nhờ công ty bên Trung Quốc ký khống lại hợp đồng, kèm theo chứng từ liên quan về vụ mua bán dây chuyền sản xuất để nâng tổng giá trị hợp đồng lên thành hơn 23 tỷ đồng.
Sau đó, Sơn tiếp tục chỉ đạo 2 công ty trên lập khống hợp đồng mua bán hàng hóa với tổng giá trị hơn 73,7 tỷ đồng. Với những hợp đồng khống đó, cựu Giám đốc Công ty giấy Hoa Việt đã chỉ đạo Công ty Tứ Liên lập bộ hồ sơ đề nghị Vietinbank Quang Minh cho vay 35 tỷ đồng và dùng dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ Trung Quốc làm tài sản thế chấp. Ngoài ra, Sơn còn mượn một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một người thân ở Mê Linh (trị giá gần 1 tỷ đồng) để thế chấp cho khoản vay 25 tỷ đồng đối với Vietinbak Quang Minh. Tuy nhiên, sau khi dây chuyền sản xuất khăn giấy ướt được nhập khẩu về Việt Nam, Sơn đã chỉ đạo các công ty do đối tượng quản lý bán cho một doanh nghiệp khác. Toàn bộ số tiền này, cựu Giám đốc Công ty giấy Việt Hoa sử dụng hết vào mục đích cá nhân mà không hoàn trả cho Vietinbank Quang Minh.
Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án cùng lời khai của bị cáo và bị hại, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội khẳng định cáo trạng truy tố bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Từ đó, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Văn Sơn 20 năm tù giam, theo đúng tội danh bị đưa ra xét xử.
Theo_An ninh thủ đô
Cảnh sát giao thông rượt bắt xe vi phạm bỏ chạy qua 2 tỉnh Sau khi xảy ra va chạm giao thông, tài xế xe tải tiếp tục điều khiển xe rời khỏi hiện trường, lực lượng CSGT, Công an tỉnh Ninh Bình phát hiện và đã ra tín hiệu dừng xe kiểm tra nhưng tài xế không chấp hành còn bỏ chạy. Vụ việc xảy ra vào khoảng 13h ngày 12/3, trên tuyến quốc lộ 1A,...