Ranh giới sinh tử sau cánh cửa khu hồi sức tích cực
Trong khu hồi sức tích cực, hầu hết bệnh nhân đều phải thở máy, một số người trên 80 tuổi, số khác độ tuổi 30, bác sĩ nỗ lực cứu sống tất cả.
Ban đêm là khoảng thời gian đặc biệt khó khăn. Các bệnh nhân đều cần đặt nội khí quản.
Bác sĩ sử dụng các mã y tế (emergency codes) để biểu thị tình trạng của ca bệnh. Báo động khẩn cấp theo màu nhằm giúp nhân viên dễ dàng gọi hỗ trợ đúng người trong thời gian nhanh nhất, như: mã xanh (code blue) gọi hỗ trợ cấp cứu ngưng tim ngưng thở, mã hồng (code pink) dành cho trường hợp ngưng tim ngưng thở ở trẻ sơ sinh, mã trắng (code white) gọi hỗ trợ khi có nguy cơ bị bạo hành,…
Giữa đại dịch, đôi khi cả ba mã màu phát lên cùng một lúc, báo hiệu bệnh nhân nguy kịch, đang đứng trên bờ vực của sự sống và cái chết.
Joshua Rosenberg, 45 tuổi, bác sĩ chăm sóc chuyên sâu, có mặt tại Bệnh viện Brooklyn vào một buổi sáng. Ông hoàn thành công việc ở khu hồi sức tích cực (ICU) tầng 6, di chuyển xuống tầng ba để gặp một học viên.
Bác sĩ Joshua Rosenberg sử dụng kính trượt tuyết thay thế cho kính bảo hộ chuyên dụng. Ảnh: NY Times
“Đáng lẽ em phải ở nhà chứ”, ông hỏi. Trước đó, các lớp nghiên cứu lâm sàng dành cho sinh viên đã tạm dừng do lo ngại về nguy cơ lây nhiễm.
“Mẹ em đang ở đây”, người sinh viên trả lời.
Bác sĩ Rosenberg buông tiếng thở dài và hỏi bà nằm phòng nào.
“Tôi sẽ đến đó ngay”, ông nói, không quên nhắc học trò lưu số điện thoại di động của mình.
Đầu giờ làm, bác sĩ Rosenberg và nhiều đồng nghiệp nhận báo cáo về những ca bệnh đang nằm trong ICU, tất cả diễn ra vô cùng nhanh chóng. Kể từ đầu tuần, cơ sở y tế ở Brooklyn đón số lượng lớn bệnh nhân. Hầu như tất cả đều phải thở máy.
Một số người đã ngoài 80, nhưng cũng có những trường hợp mới chỉ 30 tuổi. Nhiều ca dương tính trở nặng bởi vốn mắc bệnh tiểu đường và hen suyễn. Tuy nhiên, vài bệnh nhân có sức khỏe hoàn toàn bình thường trước khi nhiễm virus. Có người đến từ viện dưỡng lão, có cả người vô gia cư. Phụ nữ mang thai mắc Covid-19 đôi khi được gây mê suốt quá trình sinh nở để giảm tỷ lệ tử vong cho cả mẹ và em bé.
Video đang HOT
Giống như nhiều cơ sở y tế tại New York, Bệnh viện Brooklyn đang bước vào tuần cao điểm nhất của cuộc khủng hoảng. Covid-19 đến nay đã giết chết hơn 2.000 người dân của bang. Thống đốc bang cảnh báo các thiết bị và vật tư y tế quan trọng sẽ cạn kiệt sau vài ngày.
Bệnh viện Brooklyn chỉ là một đơn vị cộng đồng tầm trung. Đối mặt với đại dịch, tình trạng quá tải là điều không thể tránh khỏi. Số bệnh nhân nội trú được chẩn đoán nhiễm nCoV tăng từ 15 lên 105 trong một tuần. 48 người khác đang chờ kết quả.
Tuần trước, bác sĩ Rosenberg đã phải nghỉ làm vì một cơn sốt và cảm giác mệt mỏi dữ dội. Ông gần như không thể leo cầu thang để lên phòng ngủ và nghĩ rằng mình mắc Covid-19. Song khi các triệu chứng đã giảm bớt và tiến hành xét nghiệm, kết quả cho ra âm tính.
Trở lại làm việc hôm 6/3, ông cảm giác mình đối diện với một cơn bão.
“Điều này thật điên rồ”, bác sĩ Rosenberg nói với một đồng nghiệp.
Vì tình trạng khan hiếm, bác sĩ Rosenberg lau chiếm áo choàng hóa trị để sử dụng lại. Ảnh: NY Times
Trước khi ông nghỉ ốm, khoa hồi sức tích cực có 18 giường. Bệnh viện đã bổ sung thêm các lều điều trị bên ngoài và tiến hành xét nghiệm sàng lọc hàng ngày. Nhiều trường hợp bệnh nhẹ được trấn an tinh thần và gửi về nhà.
Tuy nhiên số ca dương tính tiếp tục tăng. ICU phải mở rộng nhiều lần để tăng gấp đôi năng suất.
Vào buổi sáng, trước cả khi ICU đến giờ hoạt động, bác sĩ Rosenberg và các nhân viên y tế vội vã đến một khu điều trị ngoại trú. Một nam bệnh nhân trung niên đến bệnh viện lọc máu, nhưng đột ngột đổ mồ hôi đầm đìa. Ông được điều trị bằng liệu pháp oxy cao áp, sau đó chuyển đến phòng cấp cứu.
“Anh ta cần thở máy”, bác sĩ Rosenberg nói.
Trong khu hồi sức tích cực, các nhân viên y tế phải dùng tạm những chiếc áo choàng hóa trị, khử trùng và sấy khô để mặc lại nhiều lần. Đội cấp cứu của bác sĩ Rosenberg thường xuyên chắp vá các loại trang phục bảo hộ như mặt nạ và kính, không thay đồ sau khi liều trị cho lượng lớn bệnh nhân vì tình trạng khan hiếm.
Dọc hành lang bệnh viện, gần như mọi cánh cửa bác sĩ Rosenberg đi qua đều dán nhãn màu neon với dòng chữ “COVID” viết tay, cảnh báo nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ trước khi vào phòng. Y bác sĩ đã tách bảng điều khiển khỏi một số máy thở để có thể điều chỉnh mà không cần bước vào bên trong.
Cuối ngày, khi tình trạng của một bệnh nhân không ổn định, bác sĩ Rosenberg phân phát những tấm che mặt cho các cộng sự của mình và nói: “Chúng sạch rồi, hãy giữ lấy. Chúng quý như vàng đấy”. Sau đó, tất cả cùng tiến vào phòng bệnh, thực hiện thủ tục đặt ống thông động mạch để theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. Đây là can thiệp xâm lấn ở khoảng cách gần, có nguy cơ phơi nhiễm cao nhất.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Brooklyn đang điều trị cho một bệnh nhân Covid-19. Ảnh: NY Times
Bác sĩ Rosenberg cũng liên tục lo ngại về sự gia tăng của số lượng bệnh nhân Covid-19, trải dài ở nhiều độ tuổi, sắc tộc và tình trạng bệnh lý. Một số người trẻ đã qua cơn nguy kịch, đủ điều kiện để tháo máy thở. Song có rất nhiều bệnh nhân cao tuổi, đến từ viện dưỡng lão, có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
“Tiên lượng rất kém. Có thể ông ấy sẽ không qua khỏi. Đã ai thông báo với người nhà bệnh nhân chưa?”, ông nói với đồng nghiệp về một người bệnh 70 tuổi.
Hầu hết bệnh nhân điều trị một mình, gia đình không được phép vào thăm bởi quy định cách ly. Suốt cả tuần, bác sĩ Rosenberg phải thực hiện các cuộc điện thoại khó khăn, thông báo tình trạng sức khoẻ của các bệnh nhân cho người nhà, đôi khi là qua thông dịch viên.
“Rất nhiều gia đình không nhận ra người thân của họ bị bệnh nặng hoặc có tiên lượng xấu đến thế nào”, ông nói.
Song giữa tình cảnh nghiệt ngã, bác sĩ Rosenberg cố gắng giữ tâm trạng tích cực. Ông có một chiếc máy pha cà phê trong văn phòng, thường xuyên uống espresso để bổ sung năng lượng. Dù cuộc khủng hoảng khiến bệnh viện căng như chão, ông vẫn chú ý đến các thực tập sinh, đặt câu hỏi về các bước tiếp theo của quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Bác sĩ cho biết mình cần chi viện thêm nhân viên, bởi đội ngũ của ông đã quá tải và kiệt sức. Ngay sau đó, bệnh viện đã điều động hai y tá của khoa tim mạch tới hỗ trợ.
“Họ là những chiến binh đấy”, Rosenberg vui mừng nói.
Thục Linh
Tâm sự gây sốc của một bác sĩ nhiễm Covid-19 ở Mỹ: Chưa từng tưởng tượng rằng mọi thứ khủng khiếp đến thế!
Làm việc tại khoa cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế Maimonides ở Brooklyn, New York (Mỹ), Laura Mulvey đã nhìn thấy thực tế ở Trung Quốc do Covid-19 gây ra nhưng cũng không thể mường tượng nổi về mức độ nghiêm trọng như hiện nay.
Laura Mulvey, 33 tuổi vừa trải qua những giây phút không thể nào quên trong cuộc đời mình. Công tác tại khoa cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế Maimonides ở Brooklyn, New York, anh là một trong những nhân viên y tế đã bị nhiễm Covid-19.
Laura bị nhiễm bệnh vào một ngày giữa tháng 3. Khi đó, anh vừa trở về từ bệnh viện nghỉ ngơi cuối tuần thì thấy bản thân có dấu hiệu sốt, đau họng. Hai ngày sau đó, anh rơi vào tình trạng khó thở. Và đến ngày thứ 4, anh không thể nói chuyện qua điện thoại. Một người bạn là bác sỹ khác của Laura đã tới nhà với thiết bị bảo hộ y tế kín từ đầu tới chân để đưa anh nhập viện.
Laura trong phòng cách ly y tế vì Covid-19. Ảnh: TIME
Tại bệnh viện, Laura Mulvey được điều trị bằng phương pháp oxy lưu lượng cao. ' Không dễ khi trở thành bệnh nhân lúc này, đặc biệt là trong bệnh viện của bạn. Bạn hoàn toàn đơn độc. Không ai đến thăm hỏi, trừ phi bạn gần chết, hoặc bạn là một đứa trẻ con. Không khí kỳ lạ trong bệnh viện lúc này, tất cả những người già đều đang thở máy, và hoàn toàn đơn độc' - Laura cho biết, với anh đây thực sự là cảm giác khủng khiếp trong cuộc đời.
Laura nhớ lại, 8 ngày trước anh còn đi đặt nội khí quản cho bệnh nhân, động viện họ hãy mạnh mẽ lên nhưng giờ đây, anh đang phải đối mặt với sự bất lực khi không thể làm gì. Điều quan trọng hơn nữa, Laura không có người thân ở bên cạnh. Gia đình anh được cách ly ở vùng ngoại ô từ đầu năm. Bố mẹ anh không thể nói chuyện facetime trong khi 2 đứa con đều không biết bố bị bệnh.
Laura đã một mình chiến đấu với Covid-19 mà không có người thân bên cạnh. Ảnh: TIME
Có thể nói, làm bệnh nhân cô đơn một thì làm bác sỹ và bị bệnh thì cô đơn gấp nhiều lần. Anh tự quản lý việc điều trị bằng liệu pháp oxy lưu lượng cao của mình. 6 ngày sau đó, anh có thể bỏ máy thở và tự về nhà điều trị.
Laura hiểu rằng bệnh viện đã qua đông và xung quanh cũng có quá nhiều người bị bệnh. Anh hiểu rằng phổi của mình cần một thời gian dài để hồi phục.
Laura nói rằng, virus Corona đã tác động đến rất nhiều người đang bị bệnh. Có rất nhiều người bị bệnh khác đã không thể hoặc không dám đến bệnh viện vì sợ lây nhiễm. Thực tế, nếu ngay từ sớm Chính phủ Mỹ có được cái nhìn đúng đắn hơn về nguy cơ lây nhiễm, có thể mọi việc đã không tồi tệ thế này.
'Tất cả chúng ta đã nhìn thấy thực tế ở Trung Quốc, nhưng bản thân tôi cũng không mường tượng nổi về mức độ nghiêm trọng của nó.' - Laura chia sẻ.
Cho đến thời điểm này, nhiều người đã ra đi vì Covid-19, nhiều người đã may mắn khỏi bệnh, nhưng Covid-19 thực sự là cơ hội để để tất cả mọi người phải có cái nhìn đúng đắn hơn về y tế công cộng, sự chuẩn bị về nguồn lực và sẵn sàng cho những kịch bản xấu nhất.
BN
Điều dưỡng chiếm hơn 50% nhân lực y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân Covid-19 Hội Điều dưỡng Việt Nam hiện có hơn 100.000 hội viên khắp cả nước và chiếm hơn 50% nhân lực của hệ thống y tế trực tiếp chăm sóc phục vụ bệnh nhân Covid-19. Các y, bác sĩ mang đồ bảo hộ trước khi vào phòng cách ly chăm sóc bệnh nhân Covid-19 - Ảnh: Thanh Hương Theo Th.S Phạm Đức Mục, Chủ...