Răng sữa bị sâu, cần làm gì?
Sâu răng sữa ở trẻ em là bệnh thường gặp. Nguyên nhân gây ra sâu răng sữa có nhiều song có thể kể đến những nguyên nhân như: mức độ canxi hóa của răng sữa chưa hoàn thiện như răng vĩnh cửu.
Ảnh minh họa
Con tôi mới hơn 2 tuổi nhưng đã có 3 răng sâu làm cháu nhiều khi đau đớn. Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân và cách điều trị.
Trần Thu (Hà Nam)
Video đang HOT
Sâu răng sữa ở trẻ em là bệnh thường gặp. Nguyên nhân gây ra sâu răng sữa có nhiều song có thể kể đến những nguyên nhân như: mức độ canxi hóa của răng sữa chưa hoàn thiện như răng vĩnh cửu.
Lớp men răng sữa còn rất mỏng, khả năng chống sâu kém. Ống tủy ở răng sữa còn tương đối to. Răng sữa chớm sâu ít được phát hiện, một mặt do kết cấu răng của trẻ, mặt khác do trẻ còn bé nên những biến đổi của răng trẻ không tự nhận biết được.
Nếu chị đã phát hiện cháu bị sâu răng thì nên cho cháu đến bác sĩ ngay, trong trường hợp sâu ít bác sĩ có thể chỉ cần nạo chỗ bị sâu hoặc hàn, nếu sâu quá nặng thì sẽ phải nhổ bỏ. Để lâu bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng không tốt.
Chị cũng nên chú ý nhiều đến vệ sinh răng miệng của cháu, cần cho cháu đánh răng ngày 2 lần buổi sáng và trước khi đi ngủ; trước khi đi ngủ, buổi tối không nên cho cháu ăn đồ ngọt, nhất là kẹo và các loại nước uống có gas.
Răng ê buốt, trị thế nào?
Răng của tôi rất kém, ăn chua, ngọt, nóng, lạnh đều bị ê buốt. Xin hỏi vì sao răng ê buốt và tôi nên làm gì để giảm tình trạng này?
Bùi Thị Ngà (Bắc Giang)
Ảnh minh họa
Răng bị ê buốt khi ăn đồ ngọt, chua, nóng, lạnh... được gọi là răng nhạy cảm. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng răng nhạy cảm là ngà răng bị lộ.
Bình thường ngà răng sẽ được bao bọc và bảo vệ bởi lớp men răng. Tuy nhiên, khi ngà răng bị lộ thì chúng sẽ tiếp xúc với với thức ăn cũng như các đồ uống khiến răng có cảm giác ê buốt và lung lay, thậm chí có những cơn đau nhức đến tận chân răng.
Việc bị tổn thương cũng như sự mòn răng có thể khiến lớp men răng bị giảm đi phần nào cùng với đó là ngà răng mang theo các ống thần kinh bị nhô ra phía ngoài.
Đó chính là lý do mà khi tiếp xúc với từng mức nhiệt trong lúc ăn hay uống sẽ gây kích thích các dây thần kinh gây cảm giác đau cũng như là khó chịu.
Bên cạnh đó thì chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây nên răng nhạy cảm. Chẳng hạn như tình trạng sâu răng, tụt lợi, thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, thói quen ăn uống không khoa học...
Ngoài ra, tình trạng nghiến răng hoặc cắn răng trong lúc ngủ cũng là nguyên nhân khiến răng bị nhạy cảm. Để làm giảm tình trạng răng bị ê buốt thì việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bạn cần làm bây giờ là nên đến nha sĩ để được chẩn đoán cũng như được định hướng cách điều trị phù hợp nhất.
Sâu răng sữa ở trẻ trước tuổi tới trường là hơn 90%, chuyên gia nói gì? Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ sâu răng ở trẻ trước tuổi đến trường là hơn 90% ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, gần 79% trẻ em 3 tuổi ở Hà Nội sâu răng sữa, tỷ lệ sâu răng sữa sớm là 64,5% . Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS....