Ráng nhịn để không làm… Bà La Sát
Mỗi người mẹ đều có thể giống như một Bà La Sát, biến chồng con thành những cái sọt để trút bực bội, lo lắng.
Ngày còn con gái, chị không hề siêng năng hay kỹ lưỡng, vậy mà từ khi có con, chị bỗng như thành người khác. Trước khi thả con xuống sàn chị phải lau sàn tới 2 lần. Dùng thảm trải cho con chơi chị mua những 3 chiếc để thay phiên nhau, nửa ngày chị thay giặt một lần, vì lo thảm dính dơ, bám bụi.
Một mình lo toan nên chị thành… cái máy nói. Chị than thở chồng cởi vớ ra sao không bỏ vào sọt mà quăng xuống sàn, anh có biết chị vừa bò ra lau sàn không. Con biếng ăn, chị than chị cặm cụi nấu nướng tốn bao nhiêu công sức…
Càm ràm nhiều, nhưng ai đề nghị giúp là chị từ chối ngay. Có bà ngoại phụ chăm con nhưng chị không yên tâm nên cái gì cũng muốn tự tay làm.
Chồng chị thi thoảng phản ứng yếu ớt: “Em thả con ra cho con quen dần và có sức đề kháng. Cứ mưa che nắng tránh hoài sao được”. Chị lập tức phản bác: “Phải đợi con lớn chút đã, con còn non nớt thế này…”.
Chị không yên tâm nên việc gì cũng muốn tự tay làm (Ảnh minh hoạ)
Rồi anh chị có bé thứ hai khi bé đầu 4 tuổi, chị vẫn bổn cũ lặp lại với kiểu kiêng khem lo lắng quá mức, luôn sợ nắng, sợ gió. Chồng nói gì chị đều bỏ ngoài tai, còn nói anh: “Của đau con xót, anh không xót thì thôi!”.
Chị như thế thành nết và chị nghĩ mình đúng khi 2 con chị mạnh khoẻ, bụ bẫm ít ốm vặt. Nhưng một hôm, đến thăm cô em đồng nghiệp nhân dịp thôi nôi con gái cô ấy, chị chột dạ trước cảnh người đồng nghiệp luôn miệng nhắc người này cẩn thận, nói người kia chú ý, làm gì thì làm nhưng mắt cô ấy luôn chú ý tới cô con gái nhỏ…
Có phải cô ấy là phiên bản sắc nét của chị? Chị thấy vẻ nhẫn nhịn cho qua của anh chồng, vẻ mặt buồn hiu của mẹ ruột cô đồng nghiệp, cả vẻ ấm ức của cô em chồng…
Video đang HOT
Có phải chồng chị cũng từng như thế, bà nội bà ngoại của đám nhỏ cũng từng như thế? Chị và cô đồng nghiệp luôn lấy đứa trẻ làm trung tâm, sẵn sàng cau có với cả thế giới, dù đó là ba mẹ, chồng hay anh chị em.
Về nhà, thấy 3 cha con đang say sưa chơi cờ, 2 cái ba lô của 2 đứa trẻ để dưới sàn, có nghĩa là quần áo dơ ở trên trường chúng chưa lấy ra. Chồng chị cũng chắc chắn chưa cắm cơm hay bấm máy giặt.
Nếu bình thường, chị sẽ bật chế độ kêu ca và sai bảo, nhưng nay chị lặng lẽ cầm 2 cái ba lô, lấy quần áo bỏ vào máy giặt và đi nấu bữa tối. Lúc đứng trong bếp, chị nghe bên bàn cờ 3 cha con im ắng, tiếng chuyện trò hay tiếng tính nước đi cũng không. Sau đấy là tiếng bước chân, rồi tiếng robot hút bụi vang lên, trong nhà tắm cũng có tiếng nước chảy.
Một tuần, rồi nửa tháng, chồng chị bắt đầu thắc mắc vì sao vợ không nhắc nhở 3 cha con nữa, có hôm anh quên bật robot hút bụi, chị cũng không nói gì. Anh hỏi rằng, 3 cha con có làm gì để chị giận?
Chị cũng nhận ra, mấy hôm đầu không bị chị hò hét nhắc nhở, cha con vui vẻ lắm, nhưng sau những “mặc kệ” của chị, 3 cha con bắt đầu ai vào việc nấy, dù chưa đạt đến yêu cầu của chị, nhưng cũng tạm gọi là thành công.
Chị cười, nói mình vẫn bình thường, chỉ là đã quá mệt khi phải quát tháo, ca thán: “Từ giờ cha con anh tự biết, tự nhìn việc mà làm. Tự do có từ kỷ luật, có tự lo sẽ được tự do”.
Nói vậy, nhưng có ai biết chị phải cố nén thế nào. 2 tháng, chị ráng kềm mình và thấy… khoẻ hơn. Nhà chưa được lau dọn, chị động viên mình: “Bẩn tí có sao!”. Sọt quần áo chưa gấp, chị hít một hơi dài: “Mai gấp còn kịp!”. Càng ngày, những lần chị phải trấn an mình càng ít. Chị tranh thủ theo học lớp yoga, vừa khoẻ người vừa có cớ ra khỏi nhà để khỏi nhìn những cảnh “gai mắt”.
Chị nhận thấy 3 cha con có nhiều thay đổi, đi làm đi học về là đồ đạc mang cất đúng chỗ, quần áo thay ra bỏ vào sọt. Cô con gái nhỏ còn ham chơi, thi thoảng vẫn bị anh trai nhắc: “Làm đi không là mẹ buồn!”.
Chị nói chuyện với cô đồng nghiệp, cô lấy điện thoại mở camera trong nhà lên xem và ôm mặt: “Ôi, sao em giống Bà La Sát thế này!” (vợ Ngưu Ma Vương trong tác phẩm Tây Du Ký).
Chị không muốn mình là bà mẹ dữ dằn (Ảnh minh hoạ)
Chị giải thích, người phụ nữ nào khi nuôi con cũng có bản năng bảo bọc và trông giữ con. Con hắt hơi sổ mũi là lo quắn lên. Người mẹ nào cũng vậy, chị và cô đồng nghiệp chỉ là hơi quá, vô tình làm những người xung quanh bị áp lực, phải chịu đựng, chính những đứa trẻ cũng không thoải mái. Cũng may chồng con chị và người nhà cô ấy hiểu, nhưng tình trạng này kéo dài thì chưa biết sẽ có chuyện gì.
Mỗi người mẹ đều có thể giống như một Bà La Sát, biến chồng con thành những cái sọt để trút nỗi bực bội, sự lo lắng. 2 tháng nay chị đã học được nhiều điều, chị sẽ nghiêm khắc, nhưng cũng sẽ gắng kiên nhẫn một cách hiểu biết.
9h tối đi làm về chồng đã để phần bữa tối, vừa mở nồi cơm tôi chảy nước mắt quyết ly hôn
Mở nồi cơm điện xới cơm, vừa nhìn mà tôi sững sờ không thể tin nổi.
9h tối tôi mới làm tăng ca xong về nhà. Chồng đã nấu cơm ăn trước và để phần cho vợ trong lồng bàn. Còn anh ấy thì đang trong phòng dùng máy tính.
Tôi tắm rửa thay quần áo xong liền vào bếp ăn cơm. Vừa đói vừa mệt, tôi chỉ muốn được bát cơm nóng cho ấm bụng rồi đi ngủ một giấc thật ngon. Tầm này con gái cũng ngủ rồi nên tôi không gọi cho con nữa.
Mở nồi cơm điện xới cơm, vừa nhìn mà tôi sững sờ không thể tin nổi. Bên trong cơm đã hết nhẵn, chỉ còn lại vài vụn cháy. Tôi đứng như trời trồng, nước mắt cứ thế chảy ra ướt má.
Tôi đứng như trời trồng, nước mắt cứ thế chảy ra ướt má. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi thất nghiệp ở nhà đến nửa năm nay. Ban đầu ở công ty cũ do anh không chịu cố gắng, lại thường xuyên xin nghỉ nên bị cho thôi việc. Có vợ đi làm, anh ỷ lại không chịu tận lực tìm kiếm công việc mới. Chồng tôi ở nhà đưa đón con, cơm nước, dọn dẹp cho vợ. Thế nhưng có mấy lần anh mải chơi đến quên cả đón con, cô giáo phải gọi cho tôi, con thì tủi thân khóc mãi.
Không yên tâm giao con cho chồng, tôi bèn gửi con nhờ bà ngoại cho bé học mẫu giáo dưới quê. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn, tôi đi làm từ sáng sớm tới tối muộn mới về, nhớ con lắm nhưng đành phải tự động viên mình cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Khi nào kinh tế ổn hơn, mẹ con tôi sẽ được đoàn tụ.
Sở dĩ vì đâu tôi phải vắt kiệt sức lực cố làm lụng kiếm tiền như vậy? Vì chồng tôi ở nhà không có thu nhập, mình tôi phải lo cho cả gia đình 3 người. Chưa nói mẹ chăm cháu, thi thoảng cũng phải biếu bà vài đồng để bà tiêu vặt mới phải đạo.
Từ khi con về quê, chồng tôi càng được thể chơi game thâu đêm suốt sáng. Tôi giục anh kiếm việc làm, chồng cứ ậm ừ lần lữa cho xong, viện hết cớ này cớ kia để trì hoãn. Thường chỉ tối tôi mới về nhà ăn cơm, chồng sẽ nấu cơm tối cho vợ. Nhưng chưa bao giờ chồng tôi phần đồ ăn cho vợ một cách đàng hoàng. Anh không để riêng thức ăn cho tôi mà ăn trước chọn miếng ngon rồi còn thừa mới để lại.
Tôi cảm thấy mình không được coi trọng qua hành động nhỏ ấy nhưng có lần tôi nửa đùa nửa thật phàn nàn với chồng thì anh gắt gỏng: "Em nhỏ nhen để bụng quá đấy, chuyện bé tí mà cũng so đo với anh. Cứ cho là anh ăn hết miếng ngon thật thì em là vợ, nhường cho chồng miếng ngon cũng có làm sao?". Tôi không biết phải đáp thế nào sau câu trả lời ấy.
Nhìn nồi cơm đã cạn đến đáy, nghĩ tới mình và con cùng những gì phải chịu đựng mà tôi thương bản thân, thương con vô hạn. Chồng không hiểu và ghi nhận một chút nào cho những hy sinh, vất vả của tôi, chẳng những thế còn đối xử với vợ một cách vô tâm và ích kỷ. Chuyện nhỏ đã thế này, rõ ràng trong lòng anh ta thì tôi chẳng có chút quan trọng nào.
Đêm đó nằm không ngủ được, tôi hạ quyết tâm ly hôn chị em ạ. (Ảnh minh họa)
Lần này tôi thẳng thừng hỏi chồng tại sao không phần cơm vợ thì anh mắt vẫn không rời khỏi màn hình máy tính chơi game, đáp với vẻ mất kiên nhẫn: "Anh đói quá nên ăn hết cơm mất rồi. Thức ăn vẫn còn đấy, em cắm nồi cơm mới mà ăn. Việc đấy có gì khó đâu mà cũng kêu ca".
Đêm đó nằm không ngủ được, tôi hạ quyết tâm ly hôn chị em ạ. Sáng hôm sau chồng tôi biết chuyện thì nhảy dựng lên trách tôi quá đáng, nông nổi, chỉ vì miếng cơm mà đòi ly hôn chồng. Mẹ chồng được con trai mách cũng gọi lên bảo tôi đừng chi li nhỏ nhặt kẻo sau này hối hận. Tôi làm đúng hay sai hả mọi người?
Vừa cưới xong mẹ chồng đã giục về ngoại, lý do đằng sau khiến tôi khóc nguyên ngày Nghe mẹ nói vậy, tự nhiên tôi oà khóc ôm lấy bà xin lỗi vì chưa làm tròn trách nhiệm dâu con. Thú thực không có chồng bên cạnh ở nhà chồng một mình tôi cũng áp lực, căng thẳng. Cả tôi và Quân đều là những kẻ thất bại trong tình yêu, đúng lúc thất tình đi sinh nhật người bạn chung...