Răng khôn mọc lệch có nguy hiểm không?
Răng khôn mọc lệch sẽ gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bạn. Vậy răng khôn mọc lệch có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
1. Tại sao răng khôn lại thường mọc lệch?
Răng khôn (Hay còn gọi là răng số 8) là răng thường mọc ở lứa tuổi 15-25. Vốn là răng mọc lên cuối cùng trong cung hàm, tức là khi cung hàm đã đủ chỗ cho 28 răng cố định (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới), nên răng khôn thường phải tự tìm đường khác để có thể phát triển, bởi vậy mà các răng này thường mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc so với các răng bên cạnh. Chỉ có một số ít răng số 8 là mọc thẳng và không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đối với các răng xung quanh.
Bên cạnh đó, răng số 8 cũng không hề có bất cứ tác dụng nào đối với chức năng ăn nhai, nó lại nằm ở phía trong cùng của cung hàm nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ.
2. Răng khôn mọc lệch có nguy hiểm không?
Triệu chứng răng khôn mọc lệch là những đợt đau âm ỉ kéo dài nơi cuối của hàm, sưng má, khi nhìn vào gương sẽ thấy chồi răng đâm xé vào lợi, lộ ra những khoảng thân răng nhỏ.
Răng khôn mọc lệch gây khá nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến sức khỏe và hàm răng của bạn.
Video đang HOT
- Gây áp lực, thậm chí xô lệch răng kế cận và răng toàn hàm là nguy cơ rất rõ ràng khi răng khôn mọc lệch. Răng mọc chen chúc không đúng vị trí, sẽ tạo một lực lớn xô đẩy vị trí của các răng còn lại đã cố định trên hàm, lâu ngày đẩy chân răng kế cận, làm răng này bị dịch chuyển.
- Nhiễm trùng răng là điều không thể tránh khỏi, bởi vì răng khôn mọc lệch nằm ở vị trí sâu bên trong khoang miệng, đâm vào trong cơ má, khiến cho bạn rất khó vệ sinh vùng răng này, dễ hình thành mảng bám, tích tụ vi khuẩn, gây viêm nướu, viêm nha chu và gây bệnh cho răng toàn hàm.
- Gây u, nang xương hàm
Với nhiều người, quá trình mọc răng khôn kéo dài hàng năm trời, mỗi năm, răng chỉ nhú lên một chút rồi không có bất kỳ dấu hiệu gì trong suốt một khoảng thời gian dài. Quá trình mọc không hoàn chỉnh này khiến cho răng rất dễ bị nhiễm trùng mãn tính. Kết quả là hình thành nên khối u xương hàm và nang thân răng, khiến cho hàm răng bị tổn thương nặng nề.
- Rối loạn về phản xạ và cảm giác
Có không ít trường hợp ghi nhận răng khôn mọc lệch ngầm, đâm vào phía bên trong hàm hoặc về bên má gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến hiện tượng mất cảm giác ở môi, da và niêm mạc răng. Hiện tượng này tác động không nhỏ đến việc ăn uống hàng ngày, khiến cho người bệnh cảm thấy chán ăn, không ngon miệng, không cảm nhận được mùi vị thức ăn…
Theo www.phunutoday.vn
Biến chứng của răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những biến chứng do răng khôn gây ra, bạn hãy chú ý theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân khiến răng khôn mọc lệch
Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba. Mỗi người thường có bốn răng khôn ở bốn góc hàm. Răng khôn thường mọc lúc 18 - 25 tuổi tuy nhiên cũng có thể mọc sớm hơn (16 - 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi), có người không thấy răng khôn mọc lên nhưng thực tế vẫn có thể có răng khôn và do răng mọc lệch, ngầm dưới xương hàm và bị mô mềm che phủ. Do đó, chỉ khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, bạn mới có thể biết chính xác mình có gặp vấn đề với răng khôn hay không.
Răng khôn thường có hình dạng bất thường cả ở thân răng và chân răng, do vậy nó làm cản trở quá trình mọc lên bình thường của răng.
Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Do vậy việc hiểu biết về nguy cơ, biến chứng do răng khôn gây ra là rất cần thiết trong việc dự phòng các bệnh răng miệng.
2. Những biến chứng do răng khôn mọc lệch gây ra
- Viêm nhiễm tại chỗ
Là tai biến hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn. Trong một số trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, xuống cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu... gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Gây tổn thương răng bên cạnh (răng số 7)
Răng khôn mọc lệch ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.
Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này nhiều khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó bạn cần biết rằng, răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.
- Bị lợi trùm bám phần răng khôn, từ đó gây ra viêm lợi và đọng thức ăn, tổn thương lợi trong quá trình nhai. Trong trường hợp này, cứ để cho răng tự mọc. Khi răng mọc lên khỏi mặt lợi mà bị che khuất một phần mặt nhai thì cần đến cơ sở chuyên khoa răng để cắt bỏ lợi trùm, tránh biến chứng sau này.
Theo www.phunutoday.vn
Xử trí thế nào khi răng khôn 'mọc dại' Răng số 8 hay còn gọi răng khôn thường gây các vấn đề rắc rối như sâu, mọc lệch, nhiễm trùng gây đau đớn. Ảnh minh họa Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên khuôn hàm và có thời gian mọc chênh lệch so với những răng trước khoảng 10-15 năm. Chiếc răng này xuất hiện vào lúc chúng ta bước...