Rạng Đông cùng 22 doanh nghiệp không phải di dời trước 2020
Trong số 113 cơ sở phải di dời, Hà Nôi loại bỏ 32 cơ sở và bổ sung 9 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng đất do không phù hợp với quy hoạch…
UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo về lộ trình di dời các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành, trong đó danh sách đã có sự rút gọn đáng kể so với kế hoạch từ 2017.
Theo đó, thành phố cho biết, thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ tháng 9/2017, Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Quy hoạch và Kiến trúc và UBND 12 quận rà soát kỹ từng cơ sở sản xuất phải di dời theo 3 nhóm: Nhóm cơ sở phải di dời do gây ô nhiễm môi trường nặng; nhóm gây ô nhiễm môi trường nhưng có thể khắc phục bằng các biện pháp công nghệ; nhóm cơ sở sản xuất phải di dời theo quy hoạch xây dựng.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn thành phố còn chậm do doanh nghiệp không muốn di chuyển ra xa nội thành; năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ sạch…
Đến thời điểm này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thiết lập hồ sơ danh mục 113 cơ sở công nghiệp đề xuất di dời do không phù hợp với quy hoạch xây dựng.
Tuy nhiên, sau khi xem xét, Tổ công tác liên ngành của thành phố đã rà soát phân loại, loại bỏ 32 cơ sở và bổ sung 9 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng đất do không phù hợp với quy hoạch.
Video đang HOT
Như vậy đến nay, danh mục cơ sở sản xuất công nghiệp được đề xuất di dời do không phù hợp quy hoạch gồm 90 cơ sở, trình UBND thành phố xem xét để trình Hội đồng Nhân dân thành phố thống nhất thông qua.
Trước đó, trong báo cáo của UBND Hà Nội về lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường gửi Bộ Xây dựng hồi tháng 6, cơ quan này cho biết, theo kế hoạch vạch ra năm 2016, đến năm 2020 sẽ có 117 cơ sở sản xuất phải di dời khỏi địa bàn 12 quận.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 113 cơ sở chưa thể di dời ở quận Đống Đa (113), Ba Đình (2), Cầu Giấy (2), Hai Bà Trưng (16), Hoàn Kiếm (6), Hà Đông (29), Bắc Từ Liêm (6), Thanh Xuân (9), Nam Từ Liêm (2), Hoàng Mai (11), Long Biên (17).
Trong danh sách nhà máy thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trường của UBND thành phố Hà Nội có Công ty Cổ phần Xây lắp và Cơ khí Cầu Đường (Trần Quý Cáp), Công ty Thuốc lá Thăng Long (Nguyễn Trãi)….
Riêng Công ty Rạng Đông – nơi vừa xảy ra vụ cháy gây thiệt hại và ô nhiễm môi trường mới đây không nằm trong nhóm này.
Tại hội nghị phản biện về công tác di dời các cơ sở tổ chức cuối tuần qua, các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học cơ bản đồng tình với dự thảo nghị quyết và cho rằng, đây là vấn đề nóng bởi trong những năm qua, nhiều cơ sở gây ô nhiễm vẫn ngang nhiên hoạt động; có doanh nghiệp không sử dụng hết quỹ đất đã cho thuê kinh doanh, thậm chí xây nhà trọ…
Một số đại biểu đề nghị, sau khi được ban hành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố tuyên truyền, vận động, giám sát, thực hiện nghị quyết một cách hiệu quả.
Theo Bảo Quyên
Vneconomy
Rạng Đông làm ăn ra sao trong quý bị hoả hoạn?
Theo công bố báo cáo tài chính, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng trưởng 18,7% và 21,8%. Kế hoạch lợi nhuận cán đích mục tiêu cả năm.
Nguồn ảnh: tuoitrethudo.
Sau sự cố hỏa hoạn hôm 28/8 xảy ra trên 6.000 m2 kho tàng, hoạt động kinh doanh của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) bị ảnh hưởng lớn trong 1/3 chặng đường cuối của quý III vừa qua. Tuy nhiên, theo công bố báo cáo tài chính mới đây, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng trưởng 18,7% và 21,8%. Kế hoạch lợi nhuận cũng đã cán đích mục tiêu cả năm (204 tỷ đồng) chỉ sau 9 tháng dù doanh thu mới chỉ hoàn thành 75% kế hoạch.
Trong báo cáo giải trình, Rạng Đông cho hay, kinh doanh tăng trưởng nhờ chuẩn bị tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và nỗ lực giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cũng ứng dụng thành công các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo giá bán cạnh tranh.
Theo đó, quý III, chi phí tài chính Rạng Đông giảm hơn 14%, chi phí bán hàng giảm gần 20% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm hơn 15%, ghi nhận lần lượt gần 19 tỷ đồng, 102 tỷ đồng và xấp xỉ 24 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, Rạng Đông đạt doanh thu thuần gần 2.704 tỷ đồng, tăng 20%. Lợi nhuận gộp thu về mức hơn 775 tỷ đồng, tăng 21%. Tính chung, RAL lãi ròng gần 161 tỷ đồng, tăng gần 21%.
Cũng theo báo cáo, tại thời điểm cuối tháng 9, Rạng Đông có tài sản ngắn hạn hơn 2.555 tỷ đồng, tăng 5% so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho đang ghi nhận ở mức gần 1.144 tỷ đồng, tăng 15%.
Kết quả kinh doanh của RAL từ 2006 đến nay. Đơn vị tính Doanh thu, LNST: Tỷ đồng. Nguồn: SSI
Trên sàn chứng khoán, mã RAL hiện đứng mức 74.700 đồng, giảm 300 đồng mỗi cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ giảm 0.4%. Tính riêng trong quý III (từ 1/7 - 30/9), mã cổ phiếu Rạng Đông giảm 1,54%, tương ứng mỗi cổ phiếu mất 1.174 đồng.
Sự cố hỏa hoạn hôm 28/8 vẫn chưa gây ra biến động bất thường trong tình hình tài chính của Rạng Đông. Giá trị tài sản cố định, cụ thể là máy móc và thiết bị, giảm hơn 52 tỷ đồng nhưng bởi doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán. Công ty cũng chưa trích lập dự phòng cho hàng tồn kho bao gồm thành phẩm, hàng hóa bị thiệt hại. Trước đó, theo báo cáo ước tính công bố hôm 12/9, cũng là một trong hai báo cáo hiếm hoi của Rạng Đông liên quan đến sự cố, vụ hỏa hoạn này không gây ra thiệt hại về người, thiệt hại tài sản ước tính khoảng 150 tỷ đồng, dưới 5% tổng tài sản của công ty.
Thuyết minh báo cáo tài chính của RAL cũng cho biết, sự cố hoả hoạn đã làm cháy một phần kho tàng tại 87-89 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội và công ty đang kết hợp với đơn vị bảo hiểm, đơn vị giám định độc lập, kiểm toán và các cơ quan chức năng khác kiểm kê, đánh giá hiện trường để xác định giá trị thiệt hại do sự cố gây ra. Ngay sau khi có kết quả sẽ báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Nguồn Tổng hợp
Theo nhipcaudautu.vn
Rạng Đông kinh doanh thế nào trong quý xảy ra hỏa hoạn? Dù giá cổ phiếu giảm song doanh thu và lợi nhuận RAL tăng trưởng khá trong quý III - quý xảy ra sự cố hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn khu nhà kho ở Hà Nội. Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Rạng Đông, mã chứng khoán RAL) công bô kêt qua kinh doanh quy III vơi doanh thu...