Rắn lục đuôi đỏ cắn người: Không nên quá hoang mang
Gần đây, loài rắn lục đuôi đỏ xuất hiện tràn lan và tấn công người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi trong lúc đi làm vườn, phát rẫy,… Mới đây, loài rắn này còn xuất hiện tại Đà Nẵng khiến người dân bất an.
Rắn lục cắn khiến nhiều người nhập viện
Nằm điều trị tại khoa Y học nhiệt đới (BV Đà Nẵng), ông Lê Viên Dũng (40 tuổi, trú Nông Sơn, Quảng Nam) kể: “Cách đây một tuần, tôi đang đi phát rẫy thì bất ngờ bị một con rắn lục đuôi màu đỏ to gần bằng cổ tay chui từ trong bụi rậm ra cắn vào chân. Lúc đó, tôi choáng váng, đau nhức. Tôi được cấp cứu tại Bệnh viện Quế Sơn. Sau vì độc tố phát tác khiến chân sưng phù, khắp người bầm tím nên các bác sĩ yêu cầu tôi chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng”.
Sau một tuần điều trị, hiện sức khỏe của ông Dũng đã hồi phục, nhưng chỗ vết thương vẫn sưng tấy, trên người còn vết bầm tím nên ông vẫn được bác sĩ theo dõi.
Ông Lê Viên Dũng (trú Nông Sơn, Quảng Nam) bị rắn lục đuôi đỏ cắn đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng
Ông Nguyễn Công Minh (44 tuổi, trú thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam) cho hay, cách đây 2 tuần, ông đi bẫy chim. Dù đã đeo ủng nhưng ông Minh vẫn bị một con rắn lục đuôi đỏ bò vào cắn xuyên vào ngón chân. Ông được đưa đến trung tâm y tế địa phương sơ cứu, sau đó chuyển ra khoa Hồi sức tích cực-Chống độc-Bệnh viện Đà Nẵng.
Tại khoa Y học Nhiệt đới còn có trường hợp của bà Lê Thị Lại (50 tuổi, Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam) đang điều trị vì rắn lục đuôi đỏ cắn trong lúc đang làm vườn.
Ngoài Bệnh viện Đà Nẵng, các bệnh viện tại Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng tiếp nhận hàng chục ca đến chữa trị do bị rắn lục đuôi đỏ tấn công.
Xuấn hiện nhiều nơi tại Đà Nẵng
Ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi, thời gian vừa qua, người dân sống tại quận Sơn Trà, Liên Chiểu, huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) cũng liên tục phát hiện rắn lục đuôi đỏ.
Một con rắn lục đuôi đỏ bị người dân phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) phát hiện và đập chết
Ông Nguyễn Văn Hoàng (38 tuổi, trú tổ 210, phường Hòa Minh) cho biết: “Chiều 21/11, tôi đang chặt cây tại trại gà ở hạ lưu kênh cầu Đa Cô thì bất ngờ nhìn thấy con rắn lục đuôi đỏ to hơn ngón chân cái, dài khoảng 60cm chui từ trong bụi rậm ra. Tôi liền kêu thêm mấy anh em công nhân làm công trình gần đó chạy đến dùng xẻng, gậy gộc đập chết con rắn này.”
Ông Hoàng cho biết thêm, cách đây hơn một tuần, người bạn ông tên Quang đi chặt cây ở khu vực phường Hòa Khánh Nam cũng phát hiện và đập chết một con rắn lục đuôi đỏ.
Video đang HOT
Trong vòng một tháng trở lại đây, rắn lục đuôi đỏ liên tục bò vào nhà tấn công gần người ở tổ 4, phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà). Tại gia đình chị Nguyễn Thị Thúy Vân, chỉ trong vòng 20 ngày, đã có 2 con rắn lục đuôi đỏ bụng to bò vào nhà.
Hôm qua (23/11), người dân sống trên đường Hồ Nghinh (tổ 4, Phước Mỹ) cũng vừa phát hiện và đập chết một con rắn tương tự.
Không nên quá hoang mang
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Lương-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.Đà Nẵng cho biết, thời gian qua có theo dõi thông tin trên báo chí nói về việc rắn lục đuôi đỏ xuất hiện và tấn công người dân ở các địa phương khác. “Riêng ở Đà Nẵng, chúng tôi có nghe một số thông tin từ người dân có rắn lục xuất hiện và đã điều tra hai ngày qua nhưng chưa có kết quả gì. Nếu sự việc nghiêm trọng như các tỉnh khác, chúng tôi sẽ xin y kiến chỉ đạo từ cấp trên để có hướng giải quyết” – ông Lương nói.
Theo thạc sỹ, bác sỹ Lâm Trọng Cơ-Trưởng phòng Cấp cứu (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng), người dân không nên quá hoang mang vì rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có độc tố nhưng rất khó gây tử vong. Tuy nhiên, nếu không biết cách sơ cứu và chữa trị kịp thời thì sẽ gây hoại tử phần mềm.
Khi bị rắn cắn, người dân không nên quá hoảng loạn mà phải biết cách sơ cứu theo khoa học. Không nên dùng vật sắc nhọn rạch vết thương để hút máu vì không hiệu quả, lại dễ gây nhiễm trùng. Nếu gặp chứng rối loạn đông máu phổ biến ở nọc độc rắn thì rất dễ gây mất máu cấp. Tuyệt đối không ga-rô vết thương vì làm như vậy sẽ ngăn cản tuần hoàn, lưu thông máu.
Thay vào đó, chỉ cần lấy vải hoặc dây thun băng ép đoạn trên vết cắn để hạn chế hoạt động của hệ bạch huyết, đồng thời dùng các vật cứng nẹp cố định khu vực bị cắn. Cần hạn chế vận động để làm giảm quá trình trao đổi máu. Ngay sau khi sơ cứu, chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt.
Theo Nguyễn Dương (Khám phá)
Dân Đà Nẵng liên tục bị rắn lục cắn
Sau Quảng Ngãi, Quảng Nam, đến lượt người Đà Nẵng liên tục bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện. Các địa phương này phải huy động đến lực lượng công an truy tìm, tiêu diệt rắn.
Những ngày gần đây, nhiều khu dân cư ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng xuất hiện loài rắn lục đuôi đỏ cắn người và đã có hàng chục người phải nhập viện.
Rắn xuất hiện ngày càng nhiều
Ngày 23/11, tại khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng, ba bệnh nhân ở quận Liên Chiểu, Thanh Khê và Sơn Trà đang điều trị vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Anh Lê Minh Thắng (quê Thăng Bình, Quảng Nam) kể, ngày 18/11, anh cùng với hai người bạn đến một quán nhậu ở đường Phạm Văn Đồng (Sơn Trà, Đà Nẵng) để nhậu. Khi anh vừa bước chân lên vỉa hè thì bất ngờ có một con rắn bằng ngón tay cái lao đến cắn phập vào chân trái. Nghe tiếng kêu la, mọi người chạy đến đập chết con rắn rôi đưa anh đến bệnh viện cấp cứu.
Một nạn nhân khác tên Nguyễn Hoa (trú phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê) cho biết, chiều ngày 16/11, ông đang phát quang bụi rậm ở gần nhà thì bất ngờ có một con rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân.
"Lúc nó cắn, chân tôi đau nhức như có dao cắt vào. Tôi chỉ kịp la lên rồi được mọi người đưa đến bệnh viện cấp cứu", ông Hoa kể.
Ông Nguyễn Văn Hùng bị rắn lục cắn đang điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng.
Ngoài ông Hoa, anh Thắng thì tại Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng vừa tiếp nhận thêm một bệnh nhân khác tên Hùng (trú quận Liên Chiểu) đến cấp cứu với nguyên nhân tương tự.
Theo ông Hùng, ngày 21/11, ông đi chăn bò ở khu bãi đất trống thuộc phường Hòa Hiệp Nam thì bị một con rắn màu xanh dài khoảng 80 cm tấn công.
Chỉ trong 2 ngày qua, nhiều người dân ở các quận Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu (Đà Nẵng) liên tục phát hiện rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ở các khu dân cư.
Nhà anh Lê Văn Nam (trí quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) có một bụi rậm sau nhà. Ngày 22/11, anh thấy 5 con rắn lục đuôi đỏ đang quấn trên thân cây nên kêu gọi mọi người đến truy bắt.
"Từ đầu tháng 11/2014, ngày nào cũng có người nhập viện cấp cứu do rắn cắn" - bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Đà Nẵng)
Ngày 21/11, tại đường Tô Hiệu (quận Liên Chiểu), một con rắn lục đuôi đỏ to bằng cán dao, dài gần 1m xuất hiện và bò vào một nhà dân. Ngay lập tức, chủ nhà tri hô và con rắn này đã được mọi người tiêu diệt. Tương tự, nhiều ngày qua đã có 10 hộ dân ở tổ 4, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, xuất hiện rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc ( Bệnh viện Đà Nẵng), cho biết, trước đây, mỗi tháng, khoa tiếp nhận cấp cứu từ 2-3 bệnh nhân ở Quảng Nam, Quảng Ngãi bị rắn lục cắn, chủ yếu là người đi làm vườn, rẫy, đi rừng. Nhưng từ đầu tháng 11/2014, ngày nào cũng có người nhập viện cấp cứu do rắn cắn.
"Chúng tôi làm xét nghiệm với bệnh nhân để xác định loại độc tố và xem có rối loạn đông chảy máu hay không. Nếu đúng là bị rắn lục đuôi đỏ cắn và có rối loạn đông chảy máu thì dùng huyết thanh kháng nọc rắn lục để điều trị", bác sỹ Hùng nói.
Tại Quảng Nam, bác sĩ Đoàn Văn Sen, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, cho biết, một tháng qua, Trung tâm tiếp nhận 10 trường hợp người dân bị rắn cắn. Trong đó có 2 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện. Hai trường hợp này, sau 3 - 5 ngày theo dõi, đều bị biến chứng chức năng đông máu, phải chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam chữa trị.
Còn tại Quản Ngãi, thống kê của các cơ sở y tế, bệnh viện ở tỉnh này, cho biết từ đầu tháng đến nay, hơn 45 người dân ở các địa phương bị loài rắn lục đuôi đỏ cắn nhập viện cấp cứu.
Trong vòng 1 tháng qua, có gần 40 người dân ở Quảng Nam và Quảng Ngãi bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện. Loài rắn này xuất hiện ngày càng nhiều khiến người dân lo lắng.
Huy động công an và kiểm lâm tiêu diệt rắn lục đuôi đỏ
Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều rắn lục đuôi đỏ, chính quyền các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng đã liên tục yêu cầu các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp phòng tránh.
Ông Phạm Ngọc Ẩn, Giám đốc bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, khuyến cáo, khi bị loài rắn này cắn không nên băng ép bất động, vì có thể làm gia tăng thêm tổn thương; tuyệt đối không chích, rạch, châm, chọc vết cắn và hút nọc độc, đắp các loại thuốc nam.
Việc cần làm là tiêm kháng sinh chống nhiễm khuẩn; dùng dây, vải buộc gần nơi bị cắn, tránh để độc tố lan rộng, khẩn trương đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu.
Tỉnh ủy Quảng Ngãi yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định loài rắn cắn nhiều người trong thời gian qua có phải là rắn lục đuôi đỏ hay không; nguyên nhân rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường trên địa bàn để kịp thời xử lý.
Lãnh đạo tỉnh cũn yêu cầu lực lượng công an tỉnh nắm tình hình, xác minh thông tin phản ánh của người dân về các nghi vấn thả rắn ở một số địa phương.
Sở Y tế được giao nhiệm vụ hướng dẫn người dân cách phòng, sơ cấp cứu khi bị rắn cắn, đặc biệt là rắn lục; phát động phong trào toàn dân dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm để tiêu diệt, xua đuổi rắn...
Ông Nguyễn Hoa, bị rắn lục đuôi đỏ cắn đang điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng.
Sau khi nhận được thông báo của cấp trên, UBND các huyện Thăng Bình, Núi Thành...(ở tỉnh Quảng Nam) và các huyện Mộ Đức, Bình Sơn, Nghĩa Hành (của tỉnh Quảng Ngãi) đã chuẩn bị lực lượng phối hợp cùng các hội đoàn thể cũng như người dân truy tìm rắn lục đuôi đỏ, trước mắt tập trung ở các khu dân cư.
Để đề phòng loại rắn này tấn công, người dân đã đổ xô đi mua tỏi và cây sả treo trước cửa nhà để đuổi rắn theo kinh nghiệm của dân gian.
Bác bỏ thông tin có người lạ mặt thả rắn vào các khu dân cư, ông Nguyễn Văn Hân, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cho rằng có thể do lượng mưa năm nay thấp hơn trung bình các năm trước, lại chưa có lũ về đã tạo điều kiện cho loài rắn lục đuôi đỏ sinh sôi nhiều ở vùng đồng bằng.
"Con người phá các vùng đất là nơi trú ẩn của rắn hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại quá nhiều khiến các loài bò sát, lưỡng cư - là thức ăn của rắn - không còn, bắt buộc chúng phải tìm thức ăn ở nhiều nơi khác", ông Hân nhận định và cho biết, khi bò vào khu dân cư, tức là rắn lục đuôi đỏ đã gần như sắp hết nơi trú ngụ.
Bị người vây quanh, rắn hổ mang chúa nặng 6,3 kg chui vào hang chuột tìm cách trốn thoát. Tuy nhiên, do quá dài nên chui không lọt, rắn bị người dân đánh nhừ tử rồi bắt bỏ vào bao.
Đoàn Nguyên
Theo_Zing News
Đứng xem hoa mận, bị rắn lục lao vào cắn Đang đứng rung cành mận để nước trên cành rơi xuống, bất ngờ ông Năm bị con rắn lục đuôi đỏ cắn vào tay. Hiện bàn tay của ông Năm đang có nguy cơ bị hoại tử. Rắn lục đuôi đỏ liên tục tấn công người dân ĐBSCL (ảnh bác sĩ Kiên cung cấp) Ngày 11/10, ông Hồ Văn Năm (SN 1951) ở...