Rắn độc tràn về làng tấn công người dân ở Nghệ An
Chỉ trong thời gian ngắn, rất nhiều rắn lục không biết từ đâu đã xuất hiện hàng loạt ở Khánh Sơn (Nam Đàn, Nghệ An) tấn công nhiều người dân, thậm chí rắn lục còn bò vào tận nhà.
Rắn nhan nhản, xóm làng bất an
Thời gian qua, người dân Khánh Sơn thực sự bất an trước sự xuất hiện ngày càng nhiều của loại rắn lục đuôi đỏ. Nhiều người dân đã bị rắn tấn công.
Trao đổi với phóng viên, người dân địa phương cho hay, rắn lục xuất hiện liên tiếp, lúc ở bụi cỏ trong vườn, lúc trên bờ rào, thậm chí rắn bò vào cả trong nhà. Theo mô tả, loại rắn lục xuất hiện nhiều bất thường trong thời gian qua thân màu xanh dài chừng 60cm, đuôi đỏ.
Rắn lục đuôi đỏ bò quanh nhà dân vào ban đêm.
“Trước đây, khi làm vườn tôi đã từng gặp và đập chết rất nhiều loại rắn khác nhau trong đó có rắn lục. Nhưng loại rắn lục đuôi đỏ thì chỉ mới xuất hiện trong thời gian qua”, ông Đào, một người dân địa phương cho biết.
Ông Đào nói thêm, có nhiều người dân trong lúc đi làm đã bị rắn lục cắn. Thậm chí gia đình anh Hà Văn Nhàn (SN 1972, xóm 1, Khánh Sơn) có đến 6 người bị rắn cắn. Rất may các nạn nhân đều được chữa trị kịp thời nên giữ được tính mạng.
Xóm trưởng xóm 1 Hà Văn Cường tỏ ra lo lắng khi có nhiều người dân bị rắn cắn. Theo ông Cường, hiện tình trạng này vẫn đang diễn ra nhưng không có biện pháp nào để ngăn chặn.
Là người từng chứng kiến rắn lục bò trong vườn nhà, ông Cường rùng mình khi nhớ lại cảnh rắn bò bên bờ rào. Theo ông Cường, rắn đã phát triển thành từng ổ với số lượng rất nhiều.
“Chuột, muỗi thì còn có thuốc mà diệt chứ rắn lục thì dân làng chịu. Mùa này tiết trời ẩm ướt lại rất phù hợp để rắn sinh sôi nữa. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì chẳng còn ai dám ra vườn.
Người lớn có khi còn tránh được, lỡ trẻ con mà dẫm phải rắn thì chết mất”, ông Cường bày tỏ.
Video đang HOT
Bà Quyền, một người dân trong xóm cũng lo lắng nói: “Hôm trước đi làm vườn tôi hoảng hồn khi phát hiện liên tiếp 3 con rắn màu xanh. May mà kịp nhìn thấy để đập chết chứ lỡ dẫm phải thì chắc bị rắn cắn rồi”.
Theo người dân địa phương, năm 2013 rắn đã cắn chết 2 em nhỏ ở địa bàn.
Cả 6 người trong gia đình bị rắn lục cắn
Gia đình anh Hà Văn Nhàn sinh sống ở vùng xa nhất của xã, sát chân núi và cách xa khu dân cư. Vợ chồng anh là nông dân quanh năm làm lụng nuôi 4 đứa con.
Nhớ lại hôm bị rắn cắn, chị Hiền (vợ anh Nhàn) kể: “Hôm đó, ngày 3/10, sau khi cắt cỏ xong tôi đang ngồi nghỉ mệt, thì không biết nó ở đâu bò đến cắn ngay vào chân tôi một phát đau điếng người, tôi gọi chồng thất thanh khi phát hiện ra là rắn lục đuôi đỏ. Thật may cho tôi là đã đi bệnh viện kịp thời”, chị Hiền (vợ anh Nhàn) rùng mình kể lại.
Người dân địa phương hoang mang trước tình trạng rắn lục đuôi đỏ cực độc xuất hiện nhan nhản.
“Khi đó trời tối om mà tôi không mang đèn, tôi lội qua suối thì giật mình vì dưới chân đau nhói. Biết mình bị rắn cắn, tôi đành xé vội áo rịt chặt vết thương rồi được hàng xóm chở đi viện trong đêm”, anh Nhàn hoảng sợ kể lại.
Quá lo lắng, vợ chồng anh Nhàn đã đưa con nhỏ đi gửi nhà người thân để tránh bị rắn cắn. Được ít hôm, anh chị vừa đón con về &’cho đỡ nhớ’ thì lập tức đã bị rắn cắn.
Người dân địa phương hoang mang trước tình trạng rắn lục đuôi đỏ cực độc xuất hiện nhan nhản.
Anh Nhàn cho biết: “Do nhà gần đồi, con cái bữa nào cũng phải đi chăn trâu bò nên dù hết sức đề phòng nhưng cũng không được. 4 đứa con liên tiếp bị rắn tấn công. Đến nỗi 2 đứa con nhỏ của tôi ở trong nhà, đang nằm trên giường cũng bị rắn lục đuôi đỏ bò vào cắn”.
Không chỉ gia đình anh Nhàn, rất nhiều người dân khác tại Khánh Sơn đã bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Xóm làng trở nên bất an khi mối nguy hiểm rình rập khắp nơi.
Bà Nguyễn Thị Hòa, trú xóm 2, xã Khánh Sơn cũng là một trong những nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ tấn công vào đầu tháng 9.
Bà Hòa cho biết, lúc ấy khoảng 12h trưa, bà ra chặt bỏ cây khế mọc hoang giữa vườn thì nắm phải thân rắn.
“Tôi chưa phản ứng kịp thì nó đã quay ra cắn ngay vào ngón tay. Lúc ấy tôi đau nhói ở cánh tay, may mắn được hàng xóm đưa đi bệnh viện”, bà Hòa kể.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trọng Tranh, Chủ tịch UBND xã Khánh Sơn xác nhận sự xuất hiện nhiều bất thường của loài rắn lục đuôi đỏ. Dù nhiều người dân đã bị rắn cắn nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp khả thi để ngăn chặn.
“Nhiều bà con bị rắn lục cắn khi đang làm vườn, hái rau, cắt cỏ. Hiện chưa có biện pháp nào hữu hiệu để ngăn chặn, chỉ phát động, tuyên truyền bà con phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, bao tay để tránh những điều đáng tiếc xảy ra”, ông Tranh cho biết.
Rắn lục đuôi đỏ (danh pháp hai phần: Trimeresurus albolabris) thuộc họ Rắn lục (Viperidae), bộ Có vảy (Squamata).
Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram. Tổng chiều dài con đực 600mm, con cái dài 810mm; chiều dài đuôi con đực 120mm, con cái 130mm.
Theo một số chuyên gia, rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa.
Theo Vietnamnet
Người dân đòi lại rắn hổ mang chúa dài 3,1 m để... làm thịt
Nhiều ngày qua, hàng trăm người hiếu kỳ kéo đến xem và chụp hình rắn hổ mang chúa nặng 6,3 kg ở Đồng Tháp. Đề phòng nguy hiểm, người dân dùng dây may miệng con rắn lại.
Người dân đòi lại rắn hổ mang chúa dài 3,1 m để... làm thịt
Ngày 13/10, Công an xã Phú Đức (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, đơn vị sẽ kiến nghị ngành chức năng có biện pháp xử lý rắn hổ mang chúa đang được giữ tại trụ sở, được người dân mang đến nộp vào 9/10. Con rắn này nặng 6,3 kg, dài khoảng 3,1 m, toàn thân có màu đen khoang vàng, vẩy ánh bạc xanh, dưới bụng màu vàng.
Ông Nguyễn Thanh Bình (ngụ xã Phú Đức) - người trực tiếp bắt rắn - cho hay sáng 9/10, trong lúc ông cùng với một số nông dân phát hiện con rắn khoanh tròn, nằm dưới các bao phân. Lúc này, người dân vây lưới bắt rồi mang đến nộp cho công an xã xử lý.
Ngay sau đó, Hạt kiểm lâm liên huyện Tam Nông và Tân Hồng đã đến hiện trường, lập biên bản xác nhận đây là hổ mang chúa (còn gọi là hổ mây), là loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo vệ.
Rất đông người hiếu kì đến xem và chụp hình rắn độc.
Tuy nhiên, nhiều ngày qua, con rắn "khủng" này vẫn chưa được trả về tự nhiên bởi những người vây bắt đề nghị ngành chức năng hỗ trợ họ 1 triệu đồng, vì công bắt rất cực khổ, nguy hiểm. Trong khi đó, đại diện Hạt kiểm lâm huyện cho rằng hổ mang chúa là động vật quý hiếm, cấm săn bắt nên không đồng ý hỗ trợ. Người dân đã dùng dây sắt xuyên miệng, khép mỏ rắn vào bao lưới để không cho nó phun nọc độc hoặc cắn người. Mỗi ngày rất đông người dân đến trụ sở công an xã để xem rắn, chụp hình, trong đó có nhiều em nhỏ hay lấy cây chọc phá rất nguy hiểm.
Hổ mang chúa bị may miệng để không cắn người.
Dù nhiều ngày không ăn uống, nhưng con hổ mang "khủng" này vẫn rất khỏe, thường xuyên ngóc đầy dậy với vẻ hung tợn. "Chúng tôi phải cử công an viên túc trực, canh chừng suốt ngày, không cho người dân đến gần xem cũng như đề phòng có kẻ trộm. Điều lo ngại nhất là chẳng may rắn thoát ra ngoài, lúc đó vô cùng nguy hiểm", ông Vũ - công an xã Phú Đức - nói. Theo ông Vũ, do không thống nhất được tiền hỗ trợ nên người dân có ý đòi rắn lại để... làm thịt.
Hổ mang chúa là loài rắn có trọng lượng, kích cỡ lớn nhất thế giới. Chúng có chiều dài lên đến 6 m và nặng tới 20 kg. Đầu, lưng rắn hổ mang chúa có màu nâu xám, vàng lục hay màu chì. Những vảy thân từ giữa cơ thể tới hết đuôi có viền xám đen. Nọc độc của chúng đầu độc thần kinh, do đó, có thể tước mạng sống con người chỉ bằng một cú mổ.
Nguồn Zing.vn
Công an xã khổ vì giữ rắn 'khủng' cực độc Ngày 12.10, ông Nguyễn Hồng Vũ, Trưởng công an xã Phú Đức (H.Tam Nông, Đồng Tháp), nói trong hôm nay (13.10), công an xã sẽ kiến nghị ngành chức năng quyết liệt xử lý con rắn hổ mang chúa đang giữ tại trụ sở công an xã. Theo ông Vũ, từ ngày hay tin công an đang giữ con rắn "khủng", đã có...