Rắn độc gieo rắc nỗi kinh hoàng khi liên tiếp chui vào nhà dân
Thời gian qua, nhiều nhà dân ở Nghệ An liên tục phát hiện rắn độc ( rắn cạp nia) chui vào nhà. Thực trạng này đang gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều người dân khi có nạn nhân đã bị rắn cắn tử vong.
Rắn cạp nia là một trong những loài rắn cực độc, hầu hết các trường hợp bị rắn cắn sẽ bị liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và tử vong.
Ngày 18/7, chị N.T.H. (trú tại xóm 5, xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, tối qua (17/7) gia đình chị bất ngờ phát hiện một con rắn cạp nia ngay trong phòng tắm nhà mình.
Cụ thể, vào khoảng 20h30 ngày 17/7, sau khi đi tắm xong chị H. đứng chải tóc thì hoảng hồn phát hiện một con rắn cạp nia dài gần 1 m đang bò ở phía sau. Rất may lúc đó, chị H. vẫn đang xả nước mạnh nên con rắn bị cản lại. Ngay lập tức, chị H. đã bỏ chạy ra ngoài, hô hoán người nhà xử lý con rắn này.
Trước đó, vào khoảng 21h ngày 15/7, một con rắn cạp nia dài khoảng 1 m đã bò vào nhà vệ sinh của một hộ dân xóm Chợ Mõ, xã Hậu Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An). Rất may người nhà đã kịp phát hiện và đánh chết con rắn độc này.
Video đang HOT
Thời gian qua, xuất hiện nhiều vụ rắn độc chui vào nhà dân ở các huyện Kỳ Sơn, Diễn Châu, thị xã Thái Hòa, Nghĩa Đàn, TP Vinh… (Nghệ An), trong đó có một cô gái trẻ không may bị rắn cạp nia cắn tử vong.
Cụ thể, khoảng 2h sáng ngày 3/7, N.T.L. (SN 2000, trú tại xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn) khi đang ngủ thì bị một con rắn cạp nia ở trong chăn chui ra cắn. Sau 5 ngày điều trị, do tình trạng quá nặng nên L. đã không qua khỏi.
Tiếp đó, vào 20h tối 8/7, cháu N.T.Q. (SN 2016, trú xã Hưng Đông, TP Vinh) trong lúc ra vườn nhà không may bị rắn cạp nia cắn vào bàn chân phải. Rất may, cháu Q. đã được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Theo bác sĩ Phan Trọng Thông – Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Yên Thành: “Rắn cạp nia là một trong những loại rắn chứa các độc tố rất cao, hầu hết các trường hợp bị loài rắn này cắn sẽ bị liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và tử vong. Vì vậy khi người dân bị rắn cắn phải nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, điều trị kịp thời, tích cực với các biện pháp cấp cứu, hồi sức, đặc biệt thở máy…”.
“Vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời cao rắn sẽ tìm các nơi mát mẻ để trú ẩn. Loại rắn cạp nia thường đi săn mồi vào ban đêm, vì vậy mọi người cảnh giác để tránh gặp phải rủi ro”, bác sĩ Thông cho biết thêm.
Ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Châu Đốc
Sau 45 vụ sạt lở, 100 nhà dân phải di dời, tỉnh đã ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ đông sông Châu Đốc tại ấp An Thạnh, thị trấn An Phú.
Quyết định do ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ban hành ngày 24/6.
Theo đó, tính từ năm 2018 đến, 9 căn nhà bị thiệt hại hoàn toàn trong các vụ sạt lở ở sông Châu Đốc. Gần đây, ngày 5/6, sụt lún kéo dài 70 m, ăn sâu vào nền đất 15 m, làm sụp một phần 8 căn nhà và nhiều căn nguy cơ tiếp tục bị cuốn trôi.
Hiện trường vụ sạt lở ngày 5/6 đoạn sông Châu Đốc thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Ảnh: Ngọc Tài
Tại vị trí công bố tình huống khẩn cấp, kết quả đo đạc phát hiện hố sâu bất thường, địa hình đáy sông dạng chữ U. Phía bờ đối diện đang bồi lắng mạnh, sạt lở tại bờ lõm của đoạn cong.
Nguyên nhân sạt lở được xác định do địa hình khu vực này nằm trên đoạn gấp khúc của sông, dòng chảy uốn cong, gây xâm thực mạnh và tạo mái bờ dốc đứng, dạng hàm ếch, đồng thời ghe, tàu chạy tạo nên sóng gây bào mòn chân bờ.
Theo dự báo, đoạn đường bờ dài 550 m từ cửa hàng vật liệu Quyên Phát đến Nhà máy nước đá Tân Long Hưng (thị trấn An Phú) nguy cơ xảy ra sạt lở trong thời gian tới, đe dọa đến an toàn tỉnh lộ 957.
Vụ trí sạt lở là đoạn sông uốn công hình chữ U. Ảnh: Google maps
UBND An Giang yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tỉnh phối hợp với công an và các đơn vị có liên quan phân luồng, điều tiết giao thông đường thủy và đường bộ qua khu vực sạt lở; đồng thời khẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công có đủ năng lực, kinh nghiệm, tổ chức lập phương án xử lý cấp bách.
Đây là lần thứ ba trong tháng 6, An Giang ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông. Trước đó, ngày 2/6 và 16/6 tỉnh làm động thái tương tự sau khi sông Ông Chưởng qua huyện Chợ Mới bị sạt lở. Tín từ đầu năm đến nay, tỉnh xảy ra 25 vụ sạt lở tại các huyện An phú, Chợ Mới, Tri Tôn, Châu Phú và TP Long Xuyên.
Sau vụ sạt lở ngày 5/6 nhiều hộ dân phải tiến hành di dời nhà cửa. Ảnh: Ngọc Tài
An Giang là địa phương bị sạt lở bờ sông nặng nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh này có 53 đoạn nằm trong cảnh báo sụp lún, với chiều dài hơn 170 km, nguy cơ ảnh hưởng khoảng 20.000 hộ dân. Trong đó, hơn 5.380 hộ cần di dời khẩn cấp.
Trước tình hình cấp bách, UBND An Giang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính Phủ hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng, xây kè xử lý 6 đoạn sụt đất cặp trên sông Tiền, sông Hậu... với tổng chiều dài khoảng 8 km.
Một học sinh lớp 2 bị rắn cắn tử vong khi đi chăn bò Trong lúc đang đi chăn bò ngoài đồng, một học sinh lớp 2 không may bị rắn cắn tử vong. Tối 24/6, ông Nguyễn Văn Hải, Hiệu trưởng trường tiểu học Bùi Thị Xuân (xã Ea M'droh, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) thông tin, 1 học sinh của trường vừa tử vong do bị rắn cắn. Theo thông tin ban đầu, vào...