Rắn độc Cottonmouth cắn cổ đối thủ to lớn trên mặt nước, mất công nhưng chẳng được gì
Mặc dù ở thế thượng phong nhưng cuối cùng, con rắn độc cũng chẳng thu lợi được gì sau nỗ lực của mình.
Một người đàn ông đang câu cá thì bất ngờ phát hiện ra một trận chiến sinh tử đang diễn ra ngay trên mặt nước, đó là một trận đấu giữa rắn độc Cottonmouth và một con rắn nước dải băng ( banded water snake).
Rắn Cottonmouth là một loài rắn độc nguy hiểm, nó đã cắn chặt vào cổ của con rắn nước dải băng (Tên khoa học là Nerodia fasciata) – một loài rắn không hề có nọc độc mặc dù vẻ ngoài của chúng rất giống rắn độc.
Cả hai đều nổi lềnh bềnh trên mặt nước trong suốt cuộc chiến, mặc dù nọc độc của rắn Cottonmouth có thể giết chết được con rắn nước nhưng nó khó lòng có thể ăn thịt đối thủ vì kích thước bé nhỏ hơn nạn nhân rất nhiều.
Nhân viên sở thú bị rắn độc cắn
Cơ quan y tế của San Diego, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ tình trạng của nạn nhân nhưng chưa công bố thông tin cụ thể.
Một con rắn độc cắn nhân viên của Sở thú San Diego vào chiều 12/4 và các nhân viên y tế đã đưa người này đến bệnh viện địa phương, Latimes đưa tin cùng ngày.
Theo chia sẻ từ người phát ngôn của vườn thú, Andrew James, khoảng 14h, một con rắn vảy sừng Bush Viper châu Phi đã cắn một chuyên gia chăm sóc động vật hoang dã, khi người này đang làm công việc chăm sóc các loài bò sát bên ngoài khu vực công cộng.
"Những sự cố như thế này rất hiếm xảy ra và những con rắn độc luôn bị nhốt cẩn thận trong chuồng", ông James nói trong một tuyên bố.
Rắn Bush Viber có nhiều màu sắc và có thể dài đến 2,5 m. Ảnh: Seneca Park Zoo.
Theo quy trình của sở thú, các nhân viên khác đã ngay lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện để được đánh giá và chăm sóc y tế. Tình trạng của người nhân viên kém may mắn chưa được tiết lộ, nhưng cơ quan chức năng cho biết họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ mọi chuyển biến.
Rắn vảy sừng Bush Viper (tên khoa học là Atheris) là một chi trong họ rắn lục phân bố nhiều trong các khu rừng mưa, rừng thưa và đầm lầy và một số quốc gia vùng Trung Phi.
Loài rắn này thường không tấn công con người và các động vật to lớn nhưng lượng nọc độc tiết ra sau mỗi cú đớp có thể gây tử vong cho một người trưởng thành.
Theo Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, những con Viper trưởng thành có thể dài tới 2,5 m và màu sắc cơ thể có thể thay đổi từ xanh nhạt, ô liu đến nâu hoặc đỏ.
Nọc độc của cây Bush Viper có khả năng gây độc cho máu, phá hủy các tế bào hồng cầu và làm vỡ quá trình đông máu dẫn đến tổn thương cơ quan hoặc mô. Hiện chưa có huyết thanh được sản xuất riêng cho loài này, nhưng đa số các liệu pháp tương thích đều thành công trong việc chống lại nọc độc.
Kỳ đà bị rắn hổ mang phun nọc độc vào mắt: Pha lật ngược tình thế đáng sợ đã xảy ra Nạn nhân bị hổ mang phun nọc độc vào mắt có thể bị mù tạm thời, liệu con kỳ đà dưới đây sẽ ứng phó ra sao? Một con kỳ đà Monitor đá (Tên khoa học là Varanus albigularis) đang lang thang trên hoang mạc khô nóng để tìm kiếm thức ăn, ở nơi chỉ toàn là cát như vậy thì việc tìm...