Rằm tháng Giêng, nên cúng ở nhà hay trên chùa?
Lễ cúng rằm tháng Giêng diễn ra hằng năm nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về nghi thức, như nên cúng ở nhà hay trên chùa, trong nhà hay ngoài trời…
Năm nay, ngày Tết Nguyên tiêu – rằm tháng Giêng nhằm vào Chủ nhật ngày 5/2 dương lịch. Tại Việt Nam, rằm tháng Giêng mang ý nghĩa cầu mong một năm tốt lành, gia đạo bình ổn, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đây là một trong 2 ngày rằm được coi trọng nhất (bên cạnh rằm tháng Bảy, với Phật tử thì có thêm ngày rằm quan trọng nhất là rằm tháng Tư – lễ Phật đản). Dân gian có câu “Cả năm được rằm tháng Bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng” là vậy.
Vào ngày này, phật tử sẽ bái Phật, các gia đình khác cúng thần linh, Thổ công, Thổ địa và nhất là ông bà tổ tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn bề trên phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt trong năm.
Cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay chùa?
Rất nhiều người phân vân việc nên cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay trên chùa. Người thì cho rằng cúng ở nhà là được rồi, người khác lại nói phải lên chùa mới đúng, nhưng cũng có người quan niệm phải cúng cả ở nhà và trên chùa. Vậy, cúng rằm tháng Giêng ở đâu mới đúng?
Thường vào ngày này, hầu hết mọi người làm lễ mặn cúng gia tiên, nếu cúng Phật thì làm thêm lễ chay. Tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình mà đồ lễ mỗi nhà mỗi khác, cái chung là đều thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” đối với ông bà, tổ tiên và tấm lòng thành kính, tri ân Phật, thánh.
Cúng rằm tháng Giêng 2021, nhiều gia đình ngoài cỗ mặn cúng gia tiên còn có cỗ chay cúng Phật. Ngoài mâm cúng ở nhà, nhiều gia đình còn chuẩn bị lễ ngọt lên chùa dâng Phật, thánh, mục đích vẫn là cầu mong sức khỏe, bình an, con cháu ngoan ngoãn, học hành tấn tới.
Đi lễ chùa là hoạt động phổ biến trong dịp rằm tháng Giêng.
Vào ngày rằm tháng Giêng, người Việt còn có phong tục dâng sao giải hạn, lễ này được thực hiện ở chùa, đền. Nếu gia đình có người bị sao xấu chiếu trong năm đó thì lễ này sẽ giúp giải tai ách, xua đuổi rủi ro, cầu mong tai qua nạn khỏi.
Cúng rằm tháng Giêng vào ngày, giờ nào?Nhiều người băn khoăn không biết nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 âm lịch? Theo các chuyên gia tâm linh, cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 âm lịch đều được, bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để cúng đúng rằm.
Có gia đình bận rộn, không sắp xếp được công việc để cúng vào chính ngọ ngày 15/1 âm lịch thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức 14 tháng Giêng. Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14/ đến trước 19h ngày 15.
Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch).
Thực tế, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Việc cúng Rằm tháng Giêng vào ngày giờ nào được nhiều người quan niệm khá cởi mở. Việc thờ cúng không ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở tấm lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và thần linh.
Video đang HOT
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần có gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2022 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới. Các món ăn khác như giò, chả, rau xào…cũng được dùng cúng gia tiên vào ngày này. Ngoài ra còn có hương, hoa tưởi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Cúng rằm tháng giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng.
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng
Năm lạng thịt vai luộc
Một bát canh măng
Một đĩa xào thập cẩm
Một đĩa nem
Một đĩa rau xào
Một đĩa giò
Một đĩa xôi gấc
Một đĩa trái cây
Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng
Trái câyChè xôiCác món đậuCanh xào không thêm nhiều hương liệuBánh trôi nước
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Năm mới, học cách yêu thương bản thân để trở nên hạnh phúc hơn mỗi ngày
Điều đầu tiên để giúp cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn trong năm mới, đấy chính là yêu thương bản thân.
Một năm nữa đã lại trôi qua và chúng ta đang bắt đầu bước đi trong những ngày đầu tiên của năm mới. Việc thay đổi con người, làm mới lại bản thân cũng có thể được coi như một cách để mỗi người đón chờ một năm mới rực rỡ hơn. Và điều đầu tiên để giúp cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn, đấy chính là yêu thương bản thân mình.
Dưới đây là những cách để bạn có thể yêu thương bản thân hơn, chăm sóc bản thân tốt hơn.
1. Nhận biết chính mình
Hãy lấy một tờ giấy và viết tên của bạn lên trên cùng. Sau đó, chia tờ giấy thành 4 phần với các nhãn thích, không thích, điểm yếu, điểm mạnh và bắt đầu ghi ra. Bạn không cần phải đi theo thứ tự, nghĩ được điều gì về bản thân hãy ghi ra luôn điều đó. Hãy lặp lại chuyện này thường xuyên và lưu giữ lại những gì bạn đã ghi.
Mục đích của hoạt động này về cơ bản là để bạn có thể nhìn rõ được con người bạn, cả những điểm tốt đẹp và cả những phần khuyết, đồng thời giúp bạn chấp nhận và đón nhận tất cả điều này. Hãy nghĩ về những điểm đó như thể bạn đang hẹn hò với chính mình. Bạn đi chơi với chính mình, dành cho bản thân tất cả sự chú ý và thực sự gắn kết với con người của bạn. Theo thời gian và sự luyện tập, bạn sẽ thực sự biết mình là ai và mình có khả năng gì.
2. Tránh độc thoại tiêu cực
Bạn có thấy rằng chính bản thân bạn là người phê bình tàn nhẫn hơn những người khác không? Có phải giọng nói bên trong của bạn giống như một cuộn băng lặp đi lặp lại những điều gây tổn thương và mệt mỏi, liên tục khiến bạn sợ hãi? Là con người, chúng ta đôi khi phải đấu tranh với những hoài nghi. Tuy nhiên, khi bước sang một chương mới về tình yêu dành cho chính mình, thì những lời độc thoại tiêu cực cần phải biến mất. Chú ý đến cách bạn nói chuyện với chính mình là bước quan trọng nhất để học cách nuôi dưỡng tình yêu bản thân.
3. Tạo ra các nghi thức cho chính mình
Bạn có bắt đầu ngày mới với một chút xáo trộn không? Bạn cảm thấy không được hướng dẫn trong cuộc sống hàng ngày và cảm thấy bị ngắt kết nối với chính mình? Hãy tạo một nghi thức, có thể là hàng ngày hoặc hàng tuần, điều đó sẽ giúp bạn giảm bớt vấn đề này.
Trái ngược với những thói quen, các nghi thức mang ý nghĩa và mục đích sâu xa hơn. Nó đòi hỏi bạn phải chú ý và tập trung hơn một chút. Dành thời gian trong một ngày bận rộn của bạn cho các hoạt động chăm sóc bản thân, cho dù đó là hoạt động thể chất, thiền, yoga, viết nhật ký hay cầu nguyện. Khi có những nghi thức, bạn sẽ yêu bản thân mình hơn, bởi nó giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho những nhu cầu cơ bản của bạn.
4. Từ bi với chính mình
Bạn có xu hướng tự hành hạ bản thân bằng những hành động hoặc lời nói tiêu cực không? Bạn luôn đánh giá bản thân mình chưa đủ tốt? Bạn khắt khe với chính mình? Hành vi này có hại cho bạn vì nó ảnh hưởng đến ý thức về giá trị bản thân và lòng tự trọng. Bằng cách không cho bản thân có bất kỳ sự ưu ái nào khi có những thiếu sót, bạn đã kìm hãm sự phát triển của chính mình và kìm hãm tình yêu với chính mình.
Từ bi với bản thân cũng tương tự như thể hiện lòng trắc ẩn với người khác. Đó là một cách để nhận ra rằng bạn đang đau khổ và sau đó thể hiện sự hiểu biết và lòng tốt của mình. Tiến sĩ Kristin Neff đã nói trong cuốn sách "Lòng trắc ẩn: Sức mạnh đã được chứng minh từ việc từ tế với chính mình" rằng: "Bạn có thể cố gắng thay đổi theo cách cho phép mình khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, nhưng điều này được thực hiện bởi vì bạn quan tâm đến bản thân bạn, không phải vì bạn vô giá trị hay không thể chấp nhận được hiện tại của bản thân."
Một gợi ý ở đây là tập ôm lấy bất cứ cảm xúc nào mà bạn cảm thấy. Thay vì kìm nén nó hoặc để nó hoàn toàn lấn át bạn, hãy thừa nhận nó như nó vốn có và cả việc bạn có thể trở thành như thế nào sau này. Ví dụ, nếu bạn đang cảm thấy đau buồn, hãy thừa nhận rằng cảm xúc đó là bình thường, đó là cảm giác hiện tại của bạn và bạn có thể ổn định với nó, cuối cùng nó sẽ qua đi.
5. Khám phá ngôn ngữ tình yêu của bản thân
Ngôn ngữ tình yêu là cách con người thể hiện và đón nhận tình yêu. Có 5 loại ngôn ngữ tình yêu là: Lời khẳng định, quà tặng, hành động, sự thân mật thể xác và thời gian chất lượng. Những ngôn ngữ tình yêu này cũng có thể được áp dụng cho bản thân theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào ngôn ngữ tình yêu mà bạn đang có.
Hãy tưởng tượng cách bạn đối xử với bản thân hàng ngày như thể bạn là một người khác đang trong mối quan hệ với bạn. Bằng cách khám phá ra ngôn ngữ tình yêu của bản thân, bạn có thể kết hợp các phương pháp thực hành yêu bản thân hàng ngày dành riêng cho bạn và khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Ví dụ, nếu ngôn ngữ tình yêu của bạn là quà tặng, thì bạn có thể mua những thứ bạn muốn và mang lại sự tích cực cho cuộc sống của bạn, hoặc bạn có thể đầu tư vào sở thích hay những trải nghiệm trong danh sách mong muốn của mình. Mục đích của việc này là để học cách trở nên thoải mái khi có sự hiện diện của chính bạn.
6. Tạo không gian để tự suy ngẫm
Là con người, chúng ta có thể cực kỳ khắt khe với chính bản thân mình, đặc biệt là sau một thất bại. Đôi khi, mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, cho dù bạn đã lên kế hoạch đó tốt đến đâu. Chúng ta trừng phạt bản thân vì những sai lầm khi thay vào đó, chúng ta có thể học hỏi từ chúng.
Thay vì đổ lỗi cho bản thân, bạn có thể sử dụng những thất bại này như một cơ hội để phát triển bản thân. Một số ví dụ về tự phản ánh có thể ở dạng đánh giá hàng tuần, viết nhật ký, gặp gỡ thường xuyên với một người bạn đáng tin cậy để trò chuyện, hoặc dành thời gian để tự suy ngẫm về những trải nghiệm và thách thức gần đây của bạn. Hãy nhớ rằng, không có thất bại nếu bạn đã học hỏi và trưởng thành từ những sai lầm của mình.
Sông Kiên lung linh hoa đăng cầu Quốc thái dân an Tối 22-9, Ban Tổ chức Lễ hội kỷ niệm 154 năm ngày hy sinh của Anh dân tộc Nguyễn Trung Trực (1868-2022) đã tổ chức thả hoa đăng cầu Quốc thái dân an trên sông Kiên. Sông Kiên lung linh trong đêm hoa đăng. Ảnh: QUỐC BÌNH Sông Kiên là đoạn cuối của nhiều dòng sông, kênh đổ vào TP Rạch Giá (tỉnh...