Rằm tháng 7 con cháu không về, mẹ tôi ăn đùi gà mà rơi nước mắt
Rằm tháng 7 con cháu không về, mẹ tôi một mình chuẩn bị mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên. Tôi xem camera thì bắt gặp mẹ lau nước mắt khi cầm đùi gà lên ăn.
Nhà tôi có thông lệ cúng Rằm tháng 7 từ ngày 14/7 âm lịch. Cho nên, tôi luôn để dành 3 ngày phép để cùng chồng con về thăm nhà ngoại.
Cha mẹ tôi chỉ sinh 2 cô con gái. Cha mất sớm, 2 con gái lấy chồng xa nên mẹ tôi lủi thủi ở quê một mình.
Tôi ở TPHCM, em gái lập nghiệp tại Bình Dương, còn mẹ ở Đắk Lắk. Khoảng cách xa xôi, chúng tôi chỉ về thăm mẹ vào dịp Tết,, Rằm tháng 7 và vài ngày lễ lớn.
Mẹ tôi buồn và tủi thân lắm nhưng biết làm sao, con gái theo chồng là lẽ dĩ nhiên. Để kết nối, chị em tôi mua điện thoại thông minh, lắp wifi cho mẹ.
Tối nào, mẹ tôi cũng gọi Facebook hoặc Zalo cho chúng tôi. Mục đích chính của bà là ngắm cháu, còn tâm sự với con gái chỉ là phụ.
Những năm trước, mẹ tôi biết con cháu sẽ về vào dịp Rằm tháng 7 âm lịch. Thế nên, bà đi chợ, chuẩn bị trước mấy ngày. Bà mua gà vịt về nhốt sẵn trong chuồng, mỗi ngày cho ăn gạo, bắp để vỗ béo.
Không chỉ gà vịt, mẹ tôi còn chọn mua nếp, măng khô loại ngon để hấp xôi và hầm canh giò heo với lá mắc mật.
Quê tôi thường có mưa dầm vào dịp Rằm tháng 7 âm lịch. Nếu chúng tôi không về chơi thì với mẹ, đó là những ngày thật não nề.
Video đang HOT
Năm nay, con trai tôi vào lớp 1. Rằm tháng 7 trùng ngày bé tựu trường. Em tôi cũng có việc bận không thể thu xếp. Thế nên, chúng tôi không thể cùng chồng con về thăm mẹ.
Tôi không lúc nào yên lòng khi mẹ già hiu quạnh ở quê. Ảnh minh họa: PX
Hồi tháng 6/2024, chúng tôi đã sắp xếp cho mấy đứa nhỏ về nghỉ hè và thăm ngoại. Thế nhưng, lễ Vu Lan không về bên mẹ, tôi thấy buồn và cảm giác mình có lỗi.
Biết hôm nay mẹ chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm, tôi thấp thỏm trong lòng, cứ vài phút lại nhìn vào điện thoại, xem camera ở quê.
Con cháu không về, mâm cúng cũng đơn giản hơn nhưng không thiếu con gà, đĩa xôi. Mẹ tôi thắp nhang, rồi ra trước hiên ngồi nhìn về phía đường lớn.
Chắc là mẹ đang ước con cháu sẽ về bất ngờ như các clip cảm động mà mẹ từng xem trên mạng.
Chờ mãi vẫn không có phép màu xảy ra, mẹ tôi lủi thủi vào nhà. Bà từ tốn bày gà luộc, xôi,… ra chiếc chiếu ăn cơm.
Mẹ tôi lấy một ít xôi vào chén, rồi đặt thêm cái đùi gà lên trên. Mẹ nhìn về phía camera một lượt như gọi con cháu ở xa ăn cơm với mình.
Mẹ tôi cầm đùi gà lên, chuẩn bị đưa vào miệng thì bỗng dưng dừng lại. Bà lấy tay áo lau nước mắt.
Tôi thấy màn hình điện thoại của mình nhòe dần. Tôi hít một hơi thật sâu, nén nỗi buồn trong lòng và gọi cho mẹ.
Điện thoại đổ một hồi chuông, mẹ tôi đã bắt máy. Tôi chưa kịp chào thì mẹ vội nói: “Mẹ nhớ thằng Bon quá! Giờ này mà Bon ở đây, bà ngoại cho ăn đùi gà”.
Tôi chết lặng, không nói nên lời. Bên kia đầu dây, mẹ tôi khóc thút thít. Tôi động viên mẹ cố gắng đừng buồn nhiều sẽ sinh bệnh. Tôi hứa sẽ sắp xếp thời gian đưa Bon về chơi với ngoại nhiều hơn.
Cúp máy, tôi thấy mình tệ quá. Tôi lại nói dối mẹ rồi. Dù tôi rất muốn nhưng làm sao lời hứa ấy thành hiện thực.
Nước mắt chảy xuôi, tôi rồi phải lo cho con, thời gian dành cho mẹ cứ ít dần. Nghĩ vậy, lòng tôi lại buồn vời vợi, lạc lõng với xung quanh đang rộn tiếng nói cười.
Nhìn những gì mẹ chồng chuẩn bị cho rằm tháng 7 mà tôi hoảng hồn
Tôi đã dặn bà kĩ lưỡng nhưng không hiểu sao bà mang cái "mớ" ấy ở đâu về.
Tôi từng nghe rất nhiều câu chuyện sống chung với mẹ chồng vô cùng kinh khủng. Thường thì các nàng dâu bị mẹ chồng soi xét, không cùng quan điểm, hệ tư tưởng. Nhà tôi lại oái oăm hơn cả. Không biết miêu tả thế nào cho đúng chứ mẹ chồng tôi rất khó hiểu, vô sư vô sách, gì cũng thích làm trái khoáy theo ý mình.
Nhà tôi bố chồng mất từ lâu, có mình chồng tôi là con trai nên buộc phải ở cùng mẹ chồng. Mẹ chồng tôi bán hàng đồ khô ngoài chợ, bà cũng chịu khó, tham công tiếc việc vì không muốn phiền kinh tế đến các con. Cũng vì thế mà mọi việc trong nhà đều tay tôi làm hết. Nói thật là để mẹ chồng tôi làm tôi chẳng ưng, đặc biệt là việc thờ cúng.
Ảnh minh họa
Ví dụ lễ Tết cần chú trọng việc cúng bái thì cái gì mẹ chồng tôi cũng làm qua loa. Ngày 23 tháng Chạp tôi mà bận không làm cơm ông Công được thì chắc chắn mẹ chồng tôi sẽ mua đĩa xôi với miếng thịt luộc đặt lên ban thờ. Ngay cả việc tôi nói rất nhiều lần cúng cơm phải để cháy 2/3 hương hoặc cháy hết hương mới được hạ mâm nhưng chả mấy khi bà để tâm. Nói thì bà lại gắt mắng tôi: "Mày cứ như mẹ tao ấy, chỉ lắm chuyện".
Người ta quan niệm, cúng cả năm không bằng cái rằm tháng 7. Tôi làm ăn buôn bán nên càng chú trọng ngày này. Tôi cũng tham khảo, hỏi han các thầy chùa để sắm lễ, cúng bái cho tươm tất nên khoản này tôi rất tự tin. Năm nay tôi mới sinh bé thứ 2, tháng 7 âm thì con gái tôi mới được hơn 1 tháng tuổi. Chồng tôi cũng bảo: "Em không cần ôm đồm mọi thứ đâu, cái gì nhờ mẹ được thì để mẹ làm đỡ cho".
Cuối tuần này là rằm tháng 7, tôi dặn mẹ chồng đi chợ sớm giúp tôi rồi về bà hãy đi bán hàng, tôi vừa trông con vừa nấu nướng được. Cô em gái chồng cũng bận việc nhà chồng nên tôi chẳng dám nhờ. Sợ mẹ chồng làm qua loa như mọi khi, tôi viết ra giấy các thứ cần mua, địa chỉ lấy đồ lễ, cả văn khấn rằm tháng 7. Mẹ chồng tôi miễn cưỡng cầm rồi chẹp miệng 1 cái.
Ảnh minh họa
Sáng nay tôi chủ động lên lau chùi ban thờ trước, lúc dọn dẹp gầm ban thờ tự dưng thấy 1 tập giấy rơi ra. Tôi đọc mà choáng váng, đánh rơi cả chiếc cốc trên tay. Không biết mẹ chồng tôi nhặt nhạnh ở đâu mấy cái bài văn khấn rằm tháng 7 photo nội dung lung tung không đâu với đâu, vừa sai vừa lôm côm. Với 1 người khó tính trong vấn đề này như tôi thì tôi không chịu nổi. Tôi gọi ngay cho mẹ chồng hỏi, bà trả lời 1 câu xanh rờn: "Giấy mày đưa mẹ bỏ vào túi quần máy giặt nó quay nát rồi. Mấy cái đấy mẹ xin của các cô ở chợ. Mày không cần trứng đòi khôn hơn vịt, để đấy về tao làm hết".
Cứ động góp ý gì là mẹ chồng tôi khó chịu, bảo tôi láo hỗn dạy khôn bà. Tôi nói đúng, đóng góp cho gia đình thì có gì sai? Tôi ức không chịu nổi mà giờ chẳng biết làm thế nào, con thì nhỏ, không thể bao quát hết mọi việc như trước được. Tôi phải làm thế nào cho mẹ chồng chịu nghe tôi đây? Đồng ý việc các cụ có kinh nghiệm sống hơn nhưng có những cái cũng phải tham khảo ý kiến của con cháu chứ, đâu phải mẹ chồng lúc nào cũng đúng?
Tuổi già ốm đau con cháu ít tới thăm, tôi tuyên bố một điều các con tranh nhau chăm sóc Nhìn các con nịnh nọt, tranh nhau chăm nom mà lòng tôi đau thắt vì buồn. Tôi năm nay gần 70 tuổi, các con đã lập gia đình hết, tôi cháu nội cháu ngoại đủ cả. Khi về già tôi đã cảm thấy mạn nguyện khi cuộc đời mình đã chăm lo đầy đủ cho các con, không ai hư hỏng, đều đã...