Raito Kogyo chính thức sở hữu 19,5 triệu cổ phiếu của Fecon
Raito Kogyo vừa chính thức trở thành cổ đông lớn sở hữu 19,5 triệu cổ phiếu FCN của CTCP Tập đoàn Fecon (HOSE: FCN), tương đương 17,13% vốn.
Theo tin từ Vietnamfinance, Raito Kogyo vừa chính thức trở thành cổ đông lớn tại Fecon mặc dù trước đó, tập đoàn Nhật Bản này không nắm giữ cổ phiếu FCN nào.
Hồi đầu tháng 4, Fecon và Raito Kogyo đã ký hợp tác chiến lược với cam kết đối tác Nhật Bản nhận chuyển nhượng toàn bộ trái phiếu chuyển đổi do Development Bank of Japan (DBJ) nắm giữ và 2,5 triệu cổ phiếu trên thị trường, để sở hữu trên 19% vốn Fecon. Đồng thời, Raito Kogyo cũng sẽ nắm 9,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 36% vốn điều lệ Công ty Công trình ngầm Fecon (FCU).
Raito Kogyo trở thành cổ đông lớn tại Fecon. Ảnh: Diễn đàn Doanh nghiệp
Theo Thời báo Chứng khoán Việt Nam, sau khi trở thành nhà đầu tư chiến lược của Fecon, Raito Kogyo sẽ cùng doanh nghiệp triển khai mảng kinh doanh mới sử dụng công nghệ bảo vệ mái dốc đã áp dụng thành công tại Nhật Bản. Đây là bước đi chiến lược của công ty liên quan đến mảng công trình ngầm đô thị, xử lý nền đất phòng chống sạt lở, các công trình đi qua khu vực miền núi, các công trình hạ tầng ven sông ven biển đang có nhiều nguy cơ sạt lở do biến đổi khí hậu
Video đang HOT
Về phía Fecon, năm 2019, công ty đặt mục tiêu khoảng 4.200 tỷ đồng doanh thu- tăng 47%, LNST 356 tỷ đồng – tăng 43%.
Công ty sẽ tiếp tục triển khai các dự án trong năm 2019 như: Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhiệt điện Nam Định, Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 2, Dự án đường sắt đô thị Metro Line 3 Hà Nội, Metro 2 TP.HCM, dự án thoát nước ngầm Yên Xá Hà Nội, Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FCN đang giao dịch ở mức 14.550 đồng/cổ phiếu với thanh khoản tạm tính tại thời điểm kết phiên sáng ngày 31/05 đạt 57.320 đơn vị.
Số liệu báo cáo tài chính cho thấy, sau 5 năm, tổng tài sản của Fecon tại thời điểm 31/12/2018 đạt 4.716 đồng, tăng 114% so với năm 2014. Trung bình doanh thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng lần lượt ở mức 22% và 15% hằng năm.
Trước đó, hồi tháng 4, Diễn đàn Doanh nghiệp từng từng dẫn lời của Fecon cho biêt, mục tiêu đến 2024, tổng doanh thu hợp nhất toàn hệ thống Fecon đạt gần 12.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất là hơn 1.000 tỷ đồng.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Đảo chiều, VN-Index mất hơn hai điểm
Phiên giao dịch ngày 22-5, thị trường về cuối phiên chịu áp lực bán rất mạnh. Nhóm cổ phiếu dầu khí (GAS, PVD, PVT) cùng nhiều cổ phiếu trụ cột (VNM, VHM, VCB, VRE, MSN, TCB, HDB...) chìm trong sắc đỏ đã khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm. Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,15 điểm, xuống mức 106,13 điểm; VN-Index giảm 2,51 điểm, xuống mức 983,78 điểm.
Diễn biến VN-Index và HNX-Index phiên giao dịch ngày 22-5.
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay chìm trong sắc đỏ ở nửa cuối phiên chiều, VNXALL-Index đóng cửa giảm 4,40 điểm (-0,32%), xuống mức 1.354,66 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với KLGD đạt 207,08 triệu cổ phiếu, tương ứng GTGD đạt 4.141,36 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 136 mã tăng giá, 87 mã đứng giá và 168 mã giảm giá.
* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 106,13 điểm, giảm 0,15 điểm (-0,15%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 39,09 triệu CP được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt hơn 438,08 tỷ đồng. Toàn sàn có 60 mã tăng, 64 mã đứng giá và 77 mã giảm giá.
Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 1,21 điểm (-0,62%) và xuống mức 194,59 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 24,30 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 349,72 tỷ đồng.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index đóng cửa tại mốc tham chiếu 55,39 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, tổng KLGD đạt hơn 8,05 triệu CP, GTGD tương ứng đạt hơn 129,14 tỷ đồng.
* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 2,51 điểm (-0,25%) và xuống mức 983,78 điểm. Thanh khoản đạt hơn 172,98 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 3.853,95 tỷ đồng. Toàn sàn có 131 mã tăng, 53 mã đứng giá và 164 mã giảm giá.
Chỉ số VN30 giảm 3,70 điểm (-0,41%) và ở mức 897,66 điểm. Thanh khoản đạt hơn 55,29 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 1.919,46 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 9 mã tăng, 4 mã đi ngang và 17 mã giảm giá.
Năm CP có khôi lương giao dịch nhiêu nhât là ROS (hơn 9,55 triệu đơn vị), PVD (hơn 5,29 triệu đơn vị), CTG (hơn 4,99 triệu đơn vị), MBB (hơn 4,81 triệu đơn vị), STB (hơn 4,45 triệu đơn vị).
Năm CP tăng giá nhiều nhất là HOT (6,99%), TS4 (6,98%), VNL (6,94%), HAP (6,90%), VAF (6,86%).
Năm CP giảm giá nhiều nhất là HUB (-9,86%), HU1 (-7,00%), MCP (-6,84%), SC5 (-6,58%), KSH (-6,52%).
* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 90,836 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 8.263,44 tỷ đồng.
Theo nhandan.com
ĐHĐCĐ SSI: Ông Nguyễn Duy Hưng nói gì về khả năng hoàn thành mục tiêu kinh doanh và nâng hạng thị trường? Nhận định hoạt động kinh doanh và diễn biến trên thị trường chứng khoán là các nội dung được nhiều cổ đông đặt câu hỏi với ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm CEO SSI. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm CEO SSI - Ảnh: Huyền Trâm. Chiều ngày 25/4, CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm...