Rainbow Six Mobile chính thức ra mắt với đồ họa không tưởng, 100% miễn phí, nhưng cái gì cũng có giá của nó
Mới đây, Ubisoft đã mang đến thông tin không thể vui hơn đối với game thủ khi công bố dự án Rainbow Six Mobile.
Ubisoft đang đưa dòng game hành động bắn súng chiến thuật Tom Clancy’s Rainbow Six Siege lên các thiết bị di động với tên gọi Rainbow Six Mobile. Các nhà phát triển của bom tấn này mô tả Rainbow Six Mobile giống như phiên bản mang đến những giá trị tốt nhất của Rainbow Six Siege mà mọi người đều biết và yêu thích,” nhưng được thiết kế riêng cho các thiết bị màn hình cảm ứng.
Các nhà phát triển tại Ubisoft Montreal cho biết Rainbow Six Mobile chưa có ngày phát hành và sẽ có lối chơi tấn công – phòng thủ giống hệt như phiên bản PC. “Mặc dù lối chơi cốt lõi, nhân vật và bản đồ có thể có những điểm tương đồng với Siege , nhưng chúng tôi đã xây dựng lại mọi thứ từ đầu để tính đến khả năng sử dụng trên thiết bị di động,” các nhà phát triển cho biết trong một thông báo chính thức.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để điều chỉnh trải nghiệm Siege cho các thiết bị di động. Điều này bao gồm một hệ thống điều khiển lối chơi hoàn toàn mới được phát triển đặc biệt cho thiết bị di động và tối ưu hóa giao diện người dùng cũng như tính trực quan trong trò chơi. “
Rainbow Six Mobile sẽ được phát hành miễn phí, tuy nhiên thì người chơi sẽ chủ yếu chi tiền mua vật phẩm trong game hoặc “skin” và các Operator sẽ được mở khóa và và người chơi có thể “thử một lần những Operator mà người chơi chưa sở hữu. Trang web Rainbow Six Mobile và đoạn trailer thông báo cho biết ít nhất 10 Operator đã được xác nhận cho phiên bản di động: Ash, Sledge, Twitch, Thermite, Hibana, Caveira, Bandit, Smoke, Valkyrie và Mute.
Rainbow Six Siege ban đầu được phát hành vào tháng 12 năm 2015, và kể từ đó đã phát triển lên đến hơn 70 triệu game thủ trên toàn cầu. Ubisoft đã phát hành một spinoff, Rainbow Six Extraction , vào tháng 1, nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Nhanh tay tải ngay game miễn phí Tom Clancy's Splinter Cell: Chaos Theory
Tom Clancy's Splinter Cell: Chaos Theory là một huyền thoại ở thể loại hành động, lén lút.
Kể từ lần đầu tiên ra mắt vào năm 2002, Splinter Cell được đánh giá là một trong những thương hiệu hàng đầu của Ubisoft, cùng với các sản phẩm nổi tiếng khác cũng do nhà văn Tom Clancy sáng tạo nên như Rainbow Six hay Ghost Recon.
Về cơ bản, Splinter Cell có thể xem như câu trả lời mà Ubisoft dành cho loạt Metal Gear Solid của Konami và mang đến cho game thủ một cách tiếp cận thực tế, ít lấy cảm hứng từ anime hơn trong cốt truyện.
Tom Clancy's Splinter Cell: Chaos Theory là phiên bản chính thứ ba và được cộng đồng fan đánh giá hay nhất trong series. Nó vẫn xoay quanh các hoạt động của Sam Fisher, nhưng mang tông màu tối hơn đáng kể. Vì thế, Chaos Theory trở thành trò chơi Splinter Cell đầu tiên nhận được xếp hạng M (dành cho tuổi trưởng thành) bởi ESRB.
Trò chơi đã bổ sung thêm nhiều tùy chọn hành động ẩn nấp, cho phép Sam di chuyển linh hoạt hơn và mang lại cảm giác mở tự do hơn so với các phần trước. Ngoài thanh đo ánh sáng tiêu chuẩn, trò chơi còn trang bị màn hình âm thanh đo tiếng ồn mà Sam tạo ra, cùng với tiếng ồn xung quanh môi trường. Vì thế, Sam phải tạo ra ít tiếng ồn hơn môi trường xung quanh, bởi nếu không thì lính canh sẽ nghe thấy.
Chaos Theory nhanh chóng đạt thành công về mặt thương mại, khi bán được 2,5 triệu đơn vị trên tất cả các nền tảng trong vòng một tháng phát hành. Phiên bản Xbox và PC của trò chơi đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ giới phê bình, nhờ vào lối chơi và đồ họa sống động ở thời điểm đó.
Ở hiện tại, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Ubisoft, nhà sản xuất đến từ nước Pháp đã quyết định phát tặng miễn phí 100% phiên bản Tom Clancy's Splinter Cell: Chaos Theory.
Game NFT bị cho là bước "thụt lùi" của ngành công nghiệp game, đưa hàng loạt studio về thời kỳ "hút máu" game thủ Các game thủ vẫn chưa có cái nhìn quá tích cực với sự phát triển của ngành game NFT thì phải. Trong năm qua, NFT và các tựa game NFT đang dần trở nên phổ biến. Thậm chí, dưới góc độ của nhiều phương tiện truyền thông, đây còn được coi là một sự tiến hóa tự nhiên, mang tới những ích lợi...