“Radar” bắt sóng tín hiệu xấu của người bệnh, chặn đứng nguy cơ trở nặng
Với bộ công cụ chuyên dụng, Đội phản ứng nhanh (Rapid Respones Teams – RRT) gần 100 bác sĩ – điều dưỡng hồi sức cấp cứu – điều dưỡng nội trú tại Vinmec đã trở thành những “radar” bắt sóng sớm các tín hiệu diễn biến xấu của người bệnh, ngăn chặn kịp thời nguy cơ cấp cứu.
Hoạt động phản ứng nhanh tại Vinmec tương tự mô hình cấp cứu tại Mỹ đã góp công lớn đảm bảo an toàn người bệnh.
Ông Đào Duy Luận, 55 tuổi, ung thư phổi nhập viện để truyền hóa chất định kỳ. Trước khi truyền, ông được bác sĩ kê đơn thuốc Pantoloc bảo vệ dạ dày. Ngay khi tiêm, ông có biểu hiện ngứa, khó thở, đau ngực, tụt huyết áp. Nhận thấy những dấu hiệu không bình thường này, khoa Ung bướu đã ngay lập tức yêu cầu sự hỗ trợ của Đội phản ứng nhanh Vinmec.
Tiếp cận người bệnh, với kinh nghiệm của một bác sĩ hồi sức cấp cứu dày dạn, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, thành viên RRT đã chẩn đoán đây là tình trạng sốc phản vệ Pantoloc hiếm gặp và xử trí ngay. Chỉ sau 2h được cấp cứu, ông Luận đã trở lại bình thường, tiếp tục điều trị truyền hóa chất và hiện tại đã ra viện. Nếu tình trạng sốc phản vệ này không được phát hiện và xử trí kịp thời ngay tại thời điểm tiêm, ông Luận đã có thể suy thận, hôn mê và dẫn tới tử vong.
Với sự hoạt động của đội RRT, gần 100 trường hợp có dấu hiệu xấu cấp tính đã được phát hiện và cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Vinmec Times City trong 6 tháng qua
Phối hợp đa khoa, phát hiện sớm và ngay lập tức dấu hiệu bất thường của các ca bệnh nặng, phối hợp chặn đứng được nguy cơ diễn biến nặng, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh – Đây là mô hình hồi sức cấp cứu tiên tiến được áp dụng tại Mayo Clinic (bệnh viện hàng đầu nước Mỹ), và nay đã được triển khai tại Vinmec.
Dưới sự dẫn dắt của GS Christopher Farmer, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Mayo Clinic Arizona, Bệnh viện Vinmec Times City đã thành lập Đội phản ứng nhanh RRT (Rapid response teams) với các thành viên là bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu và các điều dưỡng tại các khoa nội trú đã ra đời. Đội RRT đã được trang bị những bộ công cụ hữu hiệu để đo lường được xác tình trạng sức khỏe người bệnh như: KDIGO (bộ công cụ phát hiện và giám sát tổn thương thận cấp), MUSE (phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu đe dọa), CERTAIN (phát hiện sớm và xử trí sớm các bệnh nhân có thương tổn và các dấu hiệu đe dọa), SEPSIS BUNDLE (bộ công cụ kiểm soát nhiễm khuẩn)…
Video đang HOT
Đội phản ứng nhanh là m ô hình hồi sức cấp cứu tiên tiến được áp dụng tại Mayo Clinic (bệnh viện hàng đầu nước Mỹ) và lần đầu tiên tại Việt Nam được triển khai ở Vinmec.
Với các công cụ hữu hiệu này, thành viên RRT tại các khoa phòng trở thành các “radar” nhanh nhạy, kịp thời phát hiện nguy cơ xấu từ các dấu hiệu tưởng chừng như mơ hồ ở người bệnh. Với kinh nghiệm xử trí các tình huống khẩn cấp, kíp bác sĩ và điều dưỡng RRT Hồi sức cấp cứu khi có mặt có thể chẩn đoán và xử lý kịp thời, ngăn chặn các diễn biến xấu. Hoạt động từ tháng 4/2019, RRT Vinmec giúp cho gần 100 người bệnh tránh được tình trạng sốc nhiễm khuẩn huyết, ngừng tim, suy tạng… – những vấn đề điều trị khó khăn và tốn kém, tử vong cao 40 – 60%, hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Mô hình hoạt động RRT này đã được các bác sĩ Vinmec chia sẻ tại Hội thảo “ Đáp ứng hồi sức tích cực sớm: Phát hiện và phòng ngừa sớm, nâng cao hiệu quả hồi sức tích cực” do Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec tổ chức từ ngày 03 – 05/10 tại Hà Nội.
Mô hình Đội phản ứng nhanh đã được Vinmec chia sẻ tại Hội thảo hồi sức cấp cứu Vinmec lần III tổ chức từ 3 – 5/10 vừa qua.
Mô hình RRT đã có ở Mỹ và một số quốc gia khác nhưng còn mới ở Việt Nam nên bài trình bày của Vinmec thu hút của đông đảo các bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tại một hội thảo ở Việt Nam, các bác sĩ hồi sức cấp cứu bàn câu chuyện giúp người bệnh không phải chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu. Vấn đề thoạt nghe tưởng chừng mâu thuẫn này lại là tâm điểm của nhiều hoạt động nhằm nâng cao sự an toàn cho người bệnh suốt thời gian qua tại Vinmec, trong đó có các hoạt động hiệu quả của RRT.
Tại Việt Nam, Vinmec là một trong những bệnh viện đầu tiên triển khai mô hình Đội phản ứng nhanh (RRT) nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc và an toàn cho người bệnh.
Theo anninhthudo
Còn bao nhiêu hot girl được "nâng đỡ", bổ nhiệm không trong sáng?
Lần lượt các tỉnh Thanh Hóa, Đắk Nông, Đắk Lắk ... phát hiện những trường hợp cán bộ nữ dù học tại chức nhưng được ưu ái.
Đặc cách viên chức thậm chí chỉ mới là nhân viên hợp đồng nhưng cũng được giao trọng trách trưởng, phó phòng. Câu hỏi được đặt ra, còn bao nhiêu trường hợp như thế chưa lộ?
Nữ trưởng phòng mới học hết cấp 2
Mới đây, dư luận lại "dậy sóng" về thông tin 1 nữ trưởng phòng dùng bằng cấp 3 của chị gái công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Sua khi sự việc vỡ lở, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác nhận thông tin và qua làm việc bước đầu, nữ trưởng phòng có tên Trần Thị Ngọc Ái Sa thừa nhận dùng bằng cấp 3 của chị gái để vào làm nhân viên hợp đồng tại Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk, rồi sau đó học thêm đại học, thạc sĩ. Tên thật của nữ trưởng phòng này là Trần Thị Ngọc Thảo.
Ngoài việc sử dụng bằng giả, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo) còn không trung thực trong việc kê khai hồ sơ lý lịch cán bộ, đảng viên về bằng cấp của bản thân và khai thiếu một số anh chị em ruột của mình trong hồ sơ trước đây. Được biết, sau khi làm việc với cơ quan chức năng, bà Thảo nhận khuyết điểm của mình và đã có đơn xin thôi việc tại đơn vị này.
Nữ điều dưỡng viên hợp đồng vẫn được "tin tưởng" giao phụ trách phòng
Sau vụ việc nữ trưởng phòng dùng bằng giả để "tiến thân" chưa làm nguôi dư luận thì tiếp đến, một trường hợp khác ở Đắk Nông lại khiến dư luận thêm 1 lần nữa "dậy sóng". Đó là trường hợp 1 điều dưỡng viên tại Trung tâm y tế huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắk Nông) chỉ có bằng trung cấp và mới được tuyển dụng vào trung tâm làm việc theo diện hợp đồng nhưng đã được giám đốc trung tâm ưu ái giao nhiệm vụ phụ trách nhiều phòng, khoa khác nhau.
Đó là điều dưỡng viên Trương Huyền Trang (29 tuổi), hiện đang phụ trách Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Điều dưỡng của Trung tâm y tế huyện Đắk R'lấp. Theo đó, chỉ trong vòng từ tháng 9/2016 đến tháng 11/2018, đang là nhân viên hợp đồng có thời hạn, bà Trương Huyền Trang được giám đốc ký 5 quyết định giao đảm nhiệm các vị trí quan trọng, phụ trách nhiều phòng chuyên môn của đơn vị.
Đáng lưu ý, dù được giao trọng trách quan trọng, nhưng phải đến tháng 9/2019, điều dưỡng Trương Huyền Trang mới chính thức được Sở Y tế tỉnh Đắk Nông ra quyết định tuyển dụng vào viên chức nhà nước.
Ngoài bà Trang, trước đó, giám đốc trung tâm Y tế huyện Đắk R'lấp còn ký quyết định bổ nhiệm bà Đỗ Thị Thanh Dung lên vị trí phó khoa, phụ trách và điều hành toàn bộ hoạt động của khoa khi bà này mới hợp đồng làm việc tròn 5 tháng.
Điều khiến dư luận bức xúc tại thời điểm bà Dung được bổ nhiệm làm phó khoa, phụ trách điều hành hoạt động thì Trung tâm y tế huyện Đắk R'lấp có tới 16 cán bộ, viên chức, nhân viên có trình độ sau đại học.
"Quan lộ thần tốc" của hot girl xứ Thanh
Dường như câu chuyện "nâng đỡ không trong sáng" không còn quá lạ lẫm. Trước đó, vào năm 2017, đường quan lộ thần tốc của hot girl Thanh Hóa Trần Vũ Quỳnh Anh cũng gây xôn xao trong dư luận.
Là người khá xinh xắn nên từ hồi đi học và kể cả khi đi làm, bà Quỳnh Anh luôn được bạn bè, mạng xã hội nhận xét như một hot girl.
Trong vòng 5 năm, từ cán bộ hợp đồng Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển), Trần Vũ Quỳnh Anh đã được bổ nhiệm làm Phó rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hóa (10/2015)...
Sau đó, đã có lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chịu hình thức kỷ luật chỉ vì "nâng đỡ không trong sáng" đối với hot girl này. Câu hỏi được dư luận đặt ra là, còn bao nhiêu hot girl được "nâng đỡ không trong sáng" chưa bị lộ diện?
N. Huyền
Theo infonet
Hơn 1.000 thầy thuốc cập nhật, chia sẻ thông tin y khoa Ngày 30/9, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu cho biết, bệnh viện vừa tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) với hơn 1.000 thầy thuốc tham dự. ACP là cơ hội để các thầy thuốc trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp đến từ các bệnh viện tuyến trên, các bệnh viện khu vực ĐBSCL, các chuyên...