Rác thải nhựa trên biển ai là thủ phạm?
Các nước giàu, có cơ sở hạ tầng tốt để tái chế rác thải thì cho rằng Đông Nam Á phải chịu trách nhiệm cho ô nhiễm biển. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.
Các nước giàu có xu hướng thải ra nhiều rác nhựa hơn các nước nghèo. Đức và Mỹ có lượng rác nhựa mỗi ngày nhiều gấp 10 lần so với Kenya và Ấn Độ. Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và Úc đã và đang vận chuyển vô số rác thải nhựa đến Đông Nam Á để tái chế đến mức năm nay Maylaysia và Việt Nam đã quyết định ngừng nhập khẩu các kiện hàng này, còn Trung Quốc đã ngừng từ năm 2018.
Các nghiên cứu đã tiến hành về ô nhiễm biển thì đưa ra các kết quả không giống nhau. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu môi trường Helmholtz, Đức, nhận định rằng phần lớn rác thải nhựa trên biển đến từ các dòng sông ở châu Á và châu Phi. Một nghiên cứu khác của Nhóm nghiên cứu Jambeck thuộc Trường đại học Georgia, Mỹ, lại kết luận rằng rác thải nhựa trên biển chỉ có thể giảm đi nếu châu Âu và Bắc Mỹ ngừng sử dụng nhựa.
Vậy rác nhựa trên biển là lỗi của ai và có ảnh hưởng gì không?
Chỉ cần một mẩu nhựa cũng có thể làm chết một con rùa biển.
Những con cá voi chết và dạt vào bờ với hàng trăm mẩu nhựa trong dạ dày.
Từ khay đựng các lon đồ uống làm rùa biển bị mắc kẹt cho đến túi ni lông đựng hàng làm cá voi tắc dạ dày mà chết, mỗi năm có hàng triệu tấn nhựa bị tống ra biển.
Nghiên cứu Helmholtz nói trên, được thực hiện vào năm 2017, đã bị truyền thông bóp méo khi đưa tin rằng 90% nhựa trên biển đến từ 10 con sông, trong đó có 8 sông ở châu Á và 2 sông ở châu Phi. Truyền thông đã bỏ qua mà không tính đến lượng nhựa đổ ra biển qua các nguồn như là do sóng thần tàn phá đất liền hay do ngư dân đánh bắt cá thải ra.
Video đang HOT
Theo bà Monique Retamal, nghiên cứu viên của Viện Tương lai Bền vững của Trường đại học Công nghệ Sydney, thì nhựa trên biển đến từ rất nhiều nguồn chứ không chỉ là rác thải từ đất liền. Có rất nhiều nhựa thải ra từ ngành đánh bắt hải sản và đổ rác phi pháp mà chúng ta không đo đếm được.
Nghiên cứu Jambeck nói trên được công bố vào năm 2015 cho rằng chỉ riêng 4 nước châu Á là Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Việt nam đã phải chịu trách nhiệm về một nửa lượng rác nhựa từ đất liền thải ra biển. Châu Âu và Bắc Mỹ chỉ thải ra gần 5% tổng lượng rác nhựa trên biển vì đã có các hệ thống xử lý rác hiện đại. Ở các nước này, rác được đốt hoặc tái chế, phần nhựa còn lại được chôn thì không thể trôi ra biển được.
Bà Kara Law – nhà hải dương học tham gia vào Nhóm Nghiên cứu Jambeck – cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm trả lời câu hỏi có bao nhiêu nhựa từ đất liền đổ ra biển. Nếu không tính đến lượng rác mà các nước này chở đến các nước châu Á thì dữ liệu về quản lý rác mà họ có đã cho thấy Bắc Mỹ và châu Âu quản lý được toàn bộ rác thải của họ. Tuy nhiên chúng ta biết rằng điều đó là không chính xác.
Bộ trưởng Môi trường Malaysia nói rằng nước này sẽ không trở thành “bãi rác” của thế giới.
Buôn bán rác thải
Khi Trung Quốc cấm gần như tuyệt đối không nhập rác thải nhựa nữa kể từ năm 2018, hệ thống tái chế của thế giới gặp khó khăn vô cùng. Trước đó Trung Quốc vốn là nước nhập khẩu rác thải nhựa lớn nhất thế giới, cho nên khi các nước phương Tây không còn chỗ để chuyển rác tới thì giá cả tăng vọt và các công ty ở Đông Nam Á bắt đầu mua nhiều rác hơn để tái chế lấy lãi. Nhưng họ không lường trước được khối lượng sẽ nhập vào và không có đủ nhà máy để xử lý, và chính phủ các nước ngày càng thắt chặt quy định hơn.
Trong hai tháng vừa qua, Malaysia, Indonesia và Philippines đã gửi trả hàng chục công ten nơ rác nhựa về lại châu Âu và Bắc Mỹ. Trong nhiều trường hợp, nhựa vẫn còn lẫn trong tã dùng 1 lần và trong đồ điện tử. Một số nước ở Đông Nam Á đã cấm nhập khẩu rác nhựa hoặc thu hồi giấy phép.
Bà Law cho biết bà đang xem xét kĩ hơn vấn đề đổ rác phi pháp và xuất khẩu rác để đánh giá lại phần rác nhựa mà Mỹ thải ra. Ông Arnaud Brunet – Tổng giám đốc Cơ quan Tái chế quốc tế ở Brussels, Bỉ – lại cho rằng đến nay vẫn chưa rõ bao nhiêu phần trong lượng rác được mua bán lại đổ ra biển. Trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016, khi Trung Quốc được coi là bãi rác của thế giới, nước này chỉ nhập khẩu rác bằng 1/10 lượng rác của chính mình. Phần lớn rác thải vẫn được xử lí tại chỗ.
Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu rác nhựa để bảo vệ môi trường trong nước
Các nước phương Tây thiếu cơ sở hạ tầng để tái chế toàn bộ rác thải của nước mình.
Câu chuyện đổ lỗi cho nhau
Một nghiên cứu khác của Nhóm Nghiên cứu Jambeck cho biết từ năm 1950, ngành sản xuất nhựa đã tăng trưởng gấp 200 lần nhưng sau đó chỉ có 9% nhựa được tái chế, phần còn lại được đốt hoặc chôn vào bãi rác hoặc vứt bỏ vào môi trường.
Nhựa có tính bền vững rất cao nên nó tồn tại hàng trăm năm mà không bị phá hủy, hay có thể hiểu rằng nhựa được sản xuất ra trong quá khứ, mà chủ yếu là do các nước giàu sản xuất, ngày một tích tụ và chủ yếu là đổ ra biển. Các chuyên gia nhận định cùng với việc thiếu dữ liệu về nhựa thải từ ngành thủy sản và các nguồn khác thì việc đổ lỗi cho nhau xem nước nào là thủ phạm chính cũng chẳng ích gì.
Nhà hải dương học Kara Law nói rằng “điều chúng tôi lo sợ nhất khi công bố kết quả nghiên cứu Jambeck là mọi người sẽ nói rằng chính Trung Quốc là bên có lỗi, và thực tế là nhiều người đã nói như vậy”. Nhưng bà cũng nói thêm rằng “chúng tôi cũng nhận được nhiều phản hồi từ các nước Đông Nam Á nói rằng cũng may là đã có người chỉ ra vấn đề thiếu cơ sở hạ tầng”.
Một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích làm sạch nhựa trên biển có tên là Quỹ Làm sạch biển cũng đã công bố một nghiên cứu, trong đó họ ước tính rác thải nhựa không quản lý hàng năm sẽ tăng lên gấp 3 lần vào năm 2060 nếu chúng ta tiếp tục vứt rác như hiện nay, và chính châu Phi và châu Á sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Các nước nghèo có thể giảm nhẹ tác hại này nếu họ kết hợp tăng trưởng đi đôi với đầu tư vào hạ tầng xử lý rác, như là xây dựng các trung tâm tái chế và các bãi chôn lấp an toàn. Các nước giàu có thể đóng góp thêm vào việc giảm nhẹ tác hại bằng cách giảm tiêu thụ hàng nhựa để giảm rác thải nhựa và tự xử lý nhiều hơn thay vì xuất khẩu sang nước khác.
Không nên để một quốc gia nào biến thành bãi rác – ông Heng Kiah Chun, một nhà vận động của tổ chức Hòa bình Xanh Malaysia nói – đây là vấn đề toàn cầu mà chúng ta cần cùng nhau giải quyết để chấm dứt.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn
Người mắc bệnh động kinh ở các nước nghèo có nguy cơ tử vong cao
Ngày 20/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về bệnh động kinh, trong đó nêu quan ngại về việc điều trị, chăm sóc người bị mắc bệnh động kinh ở các nước nghèo.
Ảnh minh họa
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), WHO cho biết 7 trong số 10 người mắc bệnh động kinh ở các nước đang phát triển không nhận được sự chăm sóc y tế cấn thiết với chi phí thấp. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh động kinh ở các nước nghèo cao hơn đáng kể so với các nước công nghiệp phát triển.
Theo báo cáo của WHO, khoảng cách điều trị giữa nước giàu và nước nghèo tồn tại ngay cả khi thuốc chữa bệnh có thể chỉ 5 đô la Mỹ mỗi năm cho mỗi bệnh nhân. Ngoài việc thiếu thuốc chữa bệnh, nhiều nước nghèo còn có quá ít bác sỹ chuyên khoa để điều trị, hỗ trợ cho những người mắc bệnh động kinh.
Bà Tarun Dua làm việc ở Vụ sức khỏe tâm thần và Lạm dụng chất gây nghiện của WHO bày tỏ lo ngại ở một số quốc gia, chỉ có một bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa thần kinh trên một triệu dân, do đó thúc đẩy điều trị được chuyển qua các trung tâm y tế cộng đồng.
Chuyên gia y tế của WHO cho rằng khoảng cách điều trị cho người mắc bệnh động kinh ở các nước giàu và nước nghèo là không thể chấp nhận được. Các nghiên cứu cho thấy gần 1/4 các trường hợp động kinh có thể phòng ngừa được; 70% những người mắc bệnh này có thể không bị động kinh nếu họ được tiếp cận với các loại thuốc điều trị thông qua hệ thống y tế.
Người mắc bệnh động kinh có thể do cú sốc tinh thần khi sinh con, bị đột quỵ, bị nhiễm trùng hoặc chấn thương não. Bệnh động kinh hiện nay ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên khắp thế giới, trong đó có 80% số bệnh nhân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Hữu Thanh
Theo TTXVN
Người dân các nước phát triển hoài nghi vaccine Tỷ lệ tin tưởng vaccine - một trong những sản phẩm y tế được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất thế giới, ở những nước nghèo cao hơn so với những nước giàu - nơi chính những nghi ngờ về lợi ích của vaccine đã và đang làm bùng phát các dịch bệnh nghiêm trọng trong đó có dịch sởi. Đây...