Rắc rối với mỡ trong máu
Một chị phóng viên truyền hình xinh đẹp đã hốt hoảng thổ lộ: “Máy đo cho biết trong người em mỡ nhiều quá!” Một số bác sĩ cũng đau khổ thú nhận bị tăng mỡ trong máu.
Gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu, tỷ lệ mỡ cao… là những cụm từ chúng ta thường nghe sau một đợt kiểm tra sức khoẻ.
Một trong những cách đơn giản giúp giảm nguy cơ tăng mỡ máu là chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, kho,… (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: Trí Dũng
Có thể nói cứ ba người là có một gặp rắc rối với mỡ trong máu. Không đợi đến tuổi trung niên, cũng không chờ đến lúc thừa cân béo phì, nạn “ rối loạn lipit máu” đã xuất hiện ở cả những người trẻ có vóc dáng bình thường.
Mỡ trong máu tăng: rất đáng sợ
Tăng mỡ trong máu còn gọi là tình trạng rối loạn lipit máu. Các loại lipit trong cơ thể bao gồm: triglyceride, phospholipid và cholesterol. Có 10% triglyceride được tổng hợp ở gan và mô mỡ, 90% còn lại có nguồn gốc từ thức ăn. Cholesterol có hai nguồn gốc: 30% ngoại sinh từ các thức ăn có nguồn gốc động vật và 70% nội sinh do gan tổng hợp.
Cholesterol trong máu bao gồm: VLDL, IDL, LDL và HDL, trong đó chỉ cần quan tâm hai loại chính là LDL và HDL. LDL-cholesterol cung cấp cholesterol cho các mô, khi LDL tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch, do đó LDL được xem là cholesterol xấu. HDL-cholesterol đóng vai trò chính trong chuyên chở cholesterol thặng dư ra khỏi mạch máu, do đó được xem là cholesterol tốt, có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Những mảng cholesterol khi lững lờ trôi trong mạch máu của chúng ta, gặp nơi thích hợp sẽ lắng đọng, bám vào thành của các mạch máu. Những mảng xơ vữa này ngày càng nhiều làm cho thành mạch máu trở nên cứng, giòn, mất tính đàn hồi mềm dẻo và gây hẹp lòng mạch máu, làm dòng máu chảy yếu, giảm nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan.
Quan trọng nhất là mạch máu não, tim, thận… bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Máu chảy yếu làm tim phải cố gắng co bóp để thắng sức cản của mạch máu bị xơ vữa, lâu dần có thể dẫn đến cao huyết áp và suy tim.
Mạch máu não bị xơ vữa trở nên giòn và dễ vỡ trong cơn cao huyết áp, cũng dễ bị tắc nghẽn bởi mảng xơ vữa làm não thiếu máu nuôi, gây những cơn tai biến bất kỳ. Mạch vành nuôi tim nếu bị xơ vữa sẽ gây những cơn thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim rất dễ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, mỡ máu cao cũng là một triệu chứng trong hội chứng chuyển hoá với nguy cơ cao huyết áp, béo bụng và tăng đường huyết (tiểu đường).
Video đang HOT
Làm gì khi bị rối loạn mỡ máu?
Trước tiên, cần đạt và duy trì cân nặng lý tưởng: BMI 20 – 22 kg/m2 (BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m)); ăn mỡ (lipit), cholesterol dưới 200mg/ngày. Trong tự nhiên, lipit có nhiều loại: lipit bão hoà (mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ…), lipit không no một nối đôi (dầu ôliu, mỡ cá, hải sản, tảo…), lipit không no nhiều nối đôi (dầu bắp, dầu hạt bông, dầu đậu nành, dầu mè…), người tăng mỡ máu nên hạn chế lipit bão hoà. Đặc biệt, người thừa cân béo phì, cao huyết áp, tăng mỡ máu… nên chú ý lượng mỡ trong khẩu phần vì lipit cung cấp nhiều năng lượng.
Có một số cách đơn giản giúp làm giảm lipit và cholesterol trong khẩu phần: ăn thịt nạc, bỏ mỡ, bỏ da; không ăn đồ lòng phủ tạng, óc; lòng đỏ trứng ăn hai cái/tuần. Uống sữa tách béo (không béo, sữa gầy). Hạn chế ăn thức ăn chiên, xào; chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, kho, nướng. Dùng ít bơ, margarine, dầu. Tránh ăn thức ăn mua tại nhà hàng. Đọc kỹ thành phần thức ăn bán sẵn. Tăng khẩu phần trái cây, rau củ. Hạn chế rượu (chỉ nên uống một lon bia/ngày hay 30ml rượu vang), tuyệt đối cữ rượu nếu có tăng triglyceride.
Ngoài ra, cần tăng cường vận động, tập thể dục 30 phút/ngày, ít nhất bốn lần/tuần. Nên đi bộ khoảng 30 – 45 phút/ngày.
Theo BS Đào Thị Yến Thuỷ
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
SGTT
Cụng ly không say mới hay
Ông bà ta đã dạy "đa tửu bại tâm" bởi lẽ não là nơi hút rượu nhiều nhất. Kế đó mới là gan, thận, cơ bắp.
Giãn - nở, đỏ - tái với rượu
Các nhà khoa học nhận thấy, khi trong 100g máu có 0,52ml rượu nguyên chất, thì trong não có 0,41ml; thận có 0,39ml; cơ bắp có 0,33ml. Và cũng chính vì vậy, người uống rượu thường rơi vào trạng thái phấn khích tinh thần, khó kiểm soát hành vi và suy nghĩ của mình.
Đối với hệ thần kinh, ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (tương đương 0,3l bia hoặc 100ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi.
Các nhà nghiên cứu cho biết, uống 50g cồn hằng ngày sẽ tác hại không ít tới hệ thần kinh. Ước lượng có khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu, con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.
Rượu bia cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Rượu làm giảm tính tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn được xếp vào danh mục các chất có hại cho tinh hoàn và tinh trùng.
Nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục không những làm tăng khả năng sẩy thai, mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.
Về diện mạo bên ngoài, có người phản ứng mạnh thiên về giãn nở mạch máu ngoại vi, co mạch nội tạng. Nhưng cũng có những người thần kinh lại phản ứng bằng cách giãn nở hệ mạch máu trong các cơ quan nội tạng như tim, gan, dạ dày, ruột, lá lách; còn mạch máu ở da (ngoại vi) thì co lại.
Khi bị rượu tác động mạnh tới não, các mạch máu bên trong (các phủ, tạng) co nhưng mạch máu bên ngoài (dưới da) lại giãn mạnh nên mặt đỏ bừng.
Ở nhóm khác, thần kinh phản ứng bằng cách ra lệnh giãn các mạch máu nội tạng, co mạch máu ở ngoại vi nên da mặt bị tái. Khi quá chén, mạch máu các cơ quan nội tạng thường bị giãn nở nhiều, có thể gây chảy máu dạ dày, ruột, thận, lá lách và xơ cứng động mạch vành (động mạch nuôi dưỡng tim).
Người uống rượu mặt đỏ là do diện rộng của da tiếp xúc với bên ngoài, mạch máu ngoại vi giãn nở mạnh nên cơ thể mất nhiều nhiệt. Nếu đang từ nơi ấm đi ra ngoài mà gặp lạnh, rất dễ bị trúng gió hoặc cảm lạnh.
Trong cuộc đời mỗi người, có lẽ ai cũng đã từng một lần say. Trong giao tiếp xã hội, hình như không thể thiếu các thức uống có cồn trong các buổi liên hoan, tiệc tùng... Ở một góc độ nào đó, người ta còn dùng tửu lượng để đánh giá con người.
Vì vậy, chúng ta sẽ thấy có người uống rượu vào thì đỏ mặt, còn người khác mặt lại tái xanh, nhưng không phải tửu lượng người này hơn người kia, khác nhau chẳng qua là ở nguy cơ biến chứng với rượu mà thôi.
Miệng vui nhưng gan buồn
Tại các cơ quan tiêu hóa, rượu được hấp thụ trên toàn tuyến, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Ở đấy, rượu đi thẳng vào máu và phân tán ra trên toàn cơ thể, hấp thụ ở ruột rồi đi cùng với máu đến gan và được phân hủy một phần ở gan.
Trong gan, rượu được phân hóa thành "sản phẩm" trung gian êtanal, và đây chính là thủ phạm của các cơn đau đầu, hậu quả của việc uống nhiều rượu.
Theo khảo sát, khoảng 1/3 số người uống rượu sẽ bị viêm gan do rượu; 9 - 25% tiến triển sang xơ gan. Uống rượu suốt nhiều năm khiến các tế bào gan bị tổn thương thường xuyên.
Sự tác động của rượu lên gan và mức độ trầm trọng của bệnh gan do rượu chỉ có thể được xác định cùng với liều lượng và tần suất sử dụng rượu hằng ngày.
Đa số người uống rượu nhiều sẽ bị gan nhiễm mỡ, đây là giai đoạn sớm của bệnh gan do uống rượu, nếu bệnh nhân ngừng uống rượu ở giai đoạn này thì bệnh có thể tự khỏi.
Viêm gan do uống rượu thường xảy ra ở người nghiện rượu, nhưng những người thỉnh thoảng uống rượu cũng không là ngoại lệ. Gan ở cơ thể mỗi người phản ứng với rượu theo nhiều cách khác nhau.
Bên cạnh đó, uống rượu cũng làm axit Uric trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh gút (một loại bệnh về khớp).
Hầu như ai trong chúng ta cũng biết tác hại của rượu, bia và các thức uống có cồn, nhưng lại thật khó nói lời từ chối với rượu, bia vì những quan hệ và ứng xử trong giao tiếp hằng ngày. Thêm vào đó, rượu, bia đã trở thành thứ không thể thiếu trong văn hóa giao tiếp.
Đôi lúc chính nhờ nó mà ta lại "sáng tạo" hơn trong ý tưởng, cảm thấy vui hơn, yêu đời hơn. Cuộc sống có nhiều nỗi lo, nhưng cũng có nhiều niềm vui và rượu, bia cũng nên chỉ là những niềm vui nho nhỏ, nên điều tiết và hạn chế tối đa rượu, bia trong đời sống của mình.
Chỉ nên cho phép rượu bia là người bạn đường vui tính khi cần thiết.
Theo DVT
Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ. Tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể...