Rắc rối chuyện teen đi “bắt bài” tâm lí người khác
Có những teen rất biết cách nắm bắt tâm lí người khác và rất ” biết ý” đối phương. Hiểu tâm lí “người ta” trong chuyện tình cảm hay trong cuộc sống đều là một lợi thế lớn. Vậy các teens của chúng mình áp dụng “lợi thế đó ” như thế nào?
Hiểu tâm lí không có nghĩa là luôn tự tin
Tất nhiên không phải ai cũng có thể biết cách để nắm bắt tâm lí người khác, nhưng một số teen lại rất nhanh nhạy vì đã trải qua những kinh nghiệm trong cuộc sống, số khác do học được những vốn sống và những kinh nghiệm từ bạn bè xung quanh.
Đáng ra, khi nắm bắt được tâm lí chung của “đối phương” thì phải tự tin hết sức. Nhưng trên thực tế, những teen hiểu tâm lí người khác một cách “cá biệt” lại không hoàn toàn tự tin. Đến 60% teen cho biết chỉ hiểu tâm lí “người ta” muốn gì và sẽ làm như thế nào, nhưng không tự tin và không biết làm như thế nào để phát huy lợi thế đó. Vì càng “hiểu quá rõ” thì lại càng “không biết nên làm sao cho trọn vẹn”.
Thanh Trúc, 16 tuổi cho biết: “Mọi người thường bảo mình khéo léo trong cách ứng xử. Nhưng mình chỉ có một bí quyết duy nhất là chú ý vào tâm lí người khác để xử sự. Đôi khi mình cũng lo lắm vì không ai biết chắc rằng mình có luôn đúng và có luôn hiểu “người ta” không. Cuộc sống là một bức tranh muôn màu và tâm lí chính là sự kết hợp của tổng thể những gram màu ấy”.
Video đang HOT
Cũng như Thanh Trúc, 10% không tự tin vào việc nhận xét tâm lí “quá chuẩn” của mình. Con người thay đổi theo thời gian, nên không thể “tự tin một cách thái quá ” được.
30% còn lại biết cách làm thế nào để phát huy tốt khả năng của mình và luôn tự tin trong mọi việc. Đôi khi, cũng có những trường hợp xảy ra ngoài ý muốn, nhưng do đã quá hiểu tâm lý của bạn bè hay người yêu trong việc đó mà teen đã có những cách giải quyết rất tuyệt vời, khắc phục ngay tình trạng “giông bão nổi lên”.
Qúa hiểu tâm lý đối phương cũng là một rắc rối đấy! (Ảnh: Antoniblue)
Hiểu tâm lí không có nghĩa là luôn thành công
Nhiều teen cho rằng chỉ cần nắm bắt được tâm lí đối phương thì mọi chuyện đều “đơn giản như đang giỡn”. Ai cũng nghĩ rằng chỉ cần nắm bắt tâm lí của “đằng ấy” thì có thể “xoay” người ta như theo ý mình. Nói cách khác là “xoay như chong chóng” . Nhưng trên thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy. Teen hiểu tâm lí đối phương nhưng không có nghĩa là teen luôn biết cách xử trí tình huống. Nhất là trong những tình huống liên quan đến tính cảm thì lại càng “phức tạp”.
Quốc Hùng, 18 tuổi và Ngọc My 18 tuổi đã trở thành “cặp đôi” được ngưỡng mộ nhất trong đám bạn thân gần một năm nay. Do rất hiểu tâm lí của My, biết My thích gì, muốn gì và sẽ như thế nào, nên Hùng luôn tự tin rằng sẽ luôn giữ My được mãi bên mình.
Đôi khi rất vui vì bạn trai hiểu ý nhưng đôi khi My rất ghét cách “tự tin quá” ấy của Hùng. Tự tin rằng luôn nắm bắt tâm lí My, nên mỗi lần Hùng đi chơi quá đà, hay làm chuyện gì có lỗi, Hùng đều cho rằng sẽ không sao. Vì “mình năn nỉ đúng cách” làm nên “nàng” sẽ lại xiêu lòng.
Do biết tính My hiền lành lại thương Hùng, nên cứ thế, một lần, hai lần rồi nhiều lần sau đó, Hùng cứ làm sai rồi xin lỗi. Những tưởng chỉ cần “biết cách, biết ý” thì sẽ “trăm trận trăm thắng”, nhưng giọt nước trong ly cũng có lúc trào. Một lần do mải chơi game cùng mấy thằng bạn, Hùng đã để My đợi ngoài mưa rồi tự tin nghĩ rằng “từ từ xin lỗi cũng chẳng sao”. Hùng nghĩ rằng nếu “viện vài lí do, rồi xin lỗi năn nỉ thảm thiết” thì My lại “một lần như mọi lần”.
Nhưng kết quả lại hoàn toàn không giống như vậy. My quyết tâm chia tay cho dù Hùng có xin lỗi đến bao nhiêu, và cũng bởi “mọi thứ đều có giới hạn của nó”, Hùng đã sai khi cho rằng mình hiểu “người ta” và có thể giải quyết mọi vấn đề dựa trên “cái hiểu ấy”.
Bên cạnh đó, teens thường không muốn và không dám thể hiện “khả năng” của mình ra ngoài. Nhiều người cảm thấy thiếu niềm tin đối với những người đoán biết tâm lí người khác dễ dàng, vì họ cho rằng, khi biết tâm lí thì cách đối xử cũng hơi “tâm lí quá”, nghĩa là “không thật hoàn toàn”.
Hoàng Long, 16t cho biết: “Mình thấy chính những người hiểu và nắm bắt tâm lí người khác thì họ lại không thể hiện ra ngoài và không để cho quá nhiều người biết về khả năng của mình. Họ đa phần sợ người khác nghĩ rằng mình “không thật lòng lắm”. Còn những người hiểu tâm lí theo kiểu “ngáp phải ruồi” thì lúc nào cũng dương dương tự đắc và “bô lô ba la” tư vấn cho người khác, cứ như là “không thể sai ” vào đâu được”. Đúng là thùng rỗng kêu to”.
Kết
Trước nay, quan điểm của teens luôn cho rằng chỉ cần đoán ý đối phương thì “không còn điều gì phải lo lắng”. Nhưng thực tế chứng minh hoàn toàn không hẳn như thế đâu teens nhé. Những người “khéo léo, tâm lí” cũng có suy nghĩ và tình cảm riêng. Hãy hòa hợp hơn, trong lối sống và cách cư xử của mình với những người teens cho rằng “khéo quá”. Thậm chí nếu teens may mắn trở thành người “hiểu tâm lí người khác”, thì hãy cố gắng phát huy nó một cách tích cực hơn.