Rác Nhật Bản tràn ngập Thái Bình Dương
Trong vòng một năm tới, những mảng rác lớn từ thảm họa động đất sóng thần 11/3/2011 tại Nhật Bản trên khắp vùng biển bắc Thái Bình Dương với chiều dài lên tới 4.828 km sẽ cập bến các vùng biển phía tây nước Mỹ.
Khoảng 1 – 2 triệu tấn rác sóng thần vẫn còn lưu lạc trên đại dương
Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) ước tính hàng tấn rác rưởi cuốn theo trận sóng thần đang tiến lại gần khu vực đảo san hô phía tây bắc quần đảo Hawaii. Trong khi đó những mảng rác còn lại sẽ tiến tới bờ biển bang Oregon, Washington, Alaska và Canada trong khoảng từ tháng 3/2013 – 3/2014.
Nhà nghiên cứu Ruth Yender công tác tại NOAA cho biết, hiện các nhân viên đang tuần tra trên không ,khu vực vùng biển Hawaii, trong đó có đảo sản hô Midway, nhằm xác định dòng rác trôi để vớt chúng.
Phần lớn mảng rác trôi dạt trên vùng biển sau thảm họa sóng thần là nhà cửa, tàu thuyền, ô tô và nhiều đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người dân sinh sống gần bờ biển phía đông Nhật Bản.
Video đang HOT
Vào tháng 9/2011, một tàu huấn luyện của Nga cũng đã vớt được một chiếc tủ lạnh, một tivi và nhiều thiết bị gia dụng khác trong khu vực phía tây vùng biển Hawaii.
Nikolai Maximenko – chuyên gia nghiên cứu hải lưu thuộc Đại học Hawaii nhận định, hiện còn khoảng 1 – 2 triệu tấn rác sóng thần vẫn còn lưu lạc trên đại dương, nhưng chỉ có 1 – 5% lượng rác này có khả năng cập bến trên vùng biển bang Hawaii, Alaska, Oregon, Washington và bang British Columbia thuộc Canada.
Trong khi đó trận động đất mạnh 9 độ richter kích hoạt một đợt sóng thần dữ dội tấn công Nhật Bản vào ngày 11/3/2011, đồng thời hình thành cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa Chernobyl vào năm 1986, đã tạo ra khoảng 20 – 25 triệu tấn rác rưởi, phần lớn nằm lại trên đất liền.
Theo nhà khoa học Yender hiện chưa có bất cứ mảng rác nào từ thảm họa sóng thần của Nhật Bản tiến tới khu vực bờ biển nước Mỹ kể cả việc một chiếc phao lớn bị nghi là đồ dùng trong một trang trại nuôi sò tại Nhật Bản được tìm thấy tại Alaska vào năm ngoái.
Điều đáng nói là khả năng rác sóng thần mang theo các chất phóng xạ nguy hiểm là khá thấp bởi phần lớn lượng rác rưởi xuất phát từ bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, chứ không gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ngoài ra, các bè rác hiện đang lênh đênh ngoài đại dương được những đợt sóng thần cuốn theo chứ không hòa lẫn cùng nước nhiễm xạ trong các vụ rò rỉ hạt nhân tại nhà máy Fukushima.
Nhà sinh vật học Nicholas Mallos thuộc Tổ chức Bảo vệ đại dương Mỹ cho rằng phần lớn lượng rác rưởi trôi dạt trên đại dương thuộc ngành công nghiệp thủy sản của Nhật Bản. Các nhà khoa học cho rằng đây là nguy cơ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của sinh vật hoang dã như loài hải cẩu sư có nguy cơ sắp tuyệt chủng sinh sống tại Hawaii nếu như các thiết bị đánh cá vướng vào các dải san hô ngầm hoặc khu vực bờ biển.
Theo TTXVN
Phát hiện phóng xạ ở ngoài khơi Nhật Bản
Phóng xạ thoát ra sau thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vừa được phát hiện ở cách bờ biển Nhật Bản tới 650 km trên Thái Bình Dương.
Hình vẽ mô tả đường phân tán của phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Đồ họa: Australian Radiation Services
Mức phóng xạ trong nước biển tại khu vực này cao gấp 1.000 lần so với trước đó, AP đưa tin. Tuy nhiên, nồng độ đồng vị phóng xạ cesium-137 vẫn thấp hơn rất nhiều mức được cho là gây nguy hiểm cho động vật biển, hoặc những người ăn các loại hải sản, ông Ken Buesseler thuộc Viện Hải dương học Woods Hole ở bang Massachusetts, Mỹ, cho hay.
Ông Buesseler hôm qua công bố thông tin kể trên tại Hội nghị Khoa học Đại dương thường niên ở thành phố Salt Lake, bang Utah, Mỹ. Có hơn 4.000 nhà nghiên cứu tham gia vào cuộc hội thảo này.
Các kết quả đo nồng độ phóng xạ có được từ những mẫu nước được lấy hồi tháng 6/2011, tức là 3 tháng sau thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima I. Cùng với việc xem xét hàng nghìn mẫu nước, các nhà nghiên cứu còn lấy các mẫu cá và sinh vật phù du để xét nghiệm, và cũng tìm thấy đồng vị phóng xạ cesium-137 ở mức thấp hơn ngưỡng gây hại cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, theo ông Buesseler, khó khăn và nguy hiểm vẫn chưa hết, vì sự rò rỉ phóng xạ đang tiếp diễn tại nhà máy Fukushima I. Ông Buesseler là trưởng nhóm các nhà khoa học thực hiện việc thu thập dữ liệu nghiên cứu liên quan tới thảm họa hạt nhân Nhật Bản.
Đồng vị phóng xạ cesium-137 không phải là chất phóng xạ duy nhất thoát ra từ nhà máy Fukushima I, nhưng nó được đặc biệt quan tâm vì sự tồn tại lâu dài trong môi trường. Chu kỳ bán rã của nó kéo dài tới 30 năm.
Ngày 11/3/2011, vùng đông bắc nước Nhật rung chuyển vì trận động đất mạnh 9 độ Richter, kéo theo cơn sóng thần cao 15 m, khiến ít nhất 19.000 người thiệt mạng và vẫn còn rất nhiều người mất tích. Thảm họa kép này còn làm hư hại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, dẫn tới cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl hồi năm 1986.
Theo VNExpress
Nhật Bản: Lại rò rỉ 300 tấn nước nhiễm xạ Vào hôm thứ Năm (12/1), ban điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thông báo khoảng 300 tấn nước thải chứa các chất phóng xạ hàm lượng cao đã được phát hiện dưới một đường hầm gần tổ máy số 3. Thảm họa kép động đất sóng thần khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi liên tục gặp các sự...