Ra Tết, bối rối vì người giúp việc ‘mất tích’
Mùng 5 Tết là thời gian mà đa số người giúp việc hẹn chủ nhà để tiếp tục công việc. Nhưng không phải osin nào cũng &’đúng hẹn’ như vậy.
Mất tăm mất tích
Cả gia đình chị Lan Chi (Ba Đình – Hà Nội) đang vô cùng bối rối vì chị giúp việc hẹn mùng 4 sẽ lên Hà Nội tiếp tục công việc mà hôm nay vẫn chưa thấy đâu. Vợ chồng chị thậm chí phải hủy tour du lịch ngắn ngày đã đặt trước vì không có người ở nhà chăm sóc con nhỏ và ông bà nội. Chị than thở:
“Đầu tiên là gọi điện thoại không thấy nghe máy. Sau đó, lấy số lạ gọi vào có nghe máy, trả lời, khi vừa xưng tên thì ngay lập tức bảo là nhầm máy rồi. Thế rồi điện thoại tắt nguồn luôn. Gọi về số máy bàn nhà hàng xóm bên cạnh thì luôn được trả lời rằng không có nhà. Vợ chồng mình chẳng biết phải làm sao nữa. Chán vô cùng. Chắc lại đánh bài chuồn rồi. Năm nào cũng khốn khổ vì người giúp việc sau Tết, dù trước khi về nghỉ Tết mình đã đầy đủ quà bánh, lương, thưởng và cả hứa hẹn tăng lương sau Tết, vậy mà…”.
Video đang HOT
Nhiều chị em chấp nhận vất vả để không phải “quỵ lụy” người giúp việc.
Tương tự như chị Lan Chi, nhà chị Huyền Trang (Đống Đa – Hà Nội) không tài nào liên lạc được với người giúp việc. Cố gắng lắm mới liên lạc được với chồng chị ấy thì nhận được câu trả lời: “
Chắc chị không lên làm được đâu em ạ. Lương thấp lại phải xa nhà. Thôi, anh chị ở nhà, rau cháo nuôi nhau cho gia đình đoàn tụ”.
Chị Trang bực tức nói: “Lại bài đòi tăng lương đấy. Làm gì có chuyện ở nhà rau cháu nuôi nhau hả em? Chị này làm giúp việc ở Hà Nội mấy năm nay rồi. Khi thuê mình cũng đã nghe qua là thế nào sau Tết cũng có &’trò’ này nhưng vẫn không thể hết bực. Lương đã trả 2 triệu/tháng, mỗi mùa 2 bộ quần áo mới. Tết có tháng lương thứ 13, có thưởng. Nhà chị cũng hết sức rồi. Chắc lại phải vất vả tìm người mới thôi. Chứ trả thêm chắc lương chị chẳng đủ nuôi giúp việc”.
Người giúp việc nhà chị Hồng Anh (Tây Hồ – Hà Nội) trước Tết còn &’thề sống thề chết’ rằng:”Mùng 3 Tết cháu sẽ lên với cô chú. Cô chú tốt với cháu thế làm sao cháu bỏ mà đi được”. Chẳng là &’cháu’ Liên mới giúp việc cho gia đình chị Hồng Anh được 2 tháng, được chị trả lương 2 triệu/tháng. Tết mua cho một chiếc áo khoác mới, thưởng một triệu và cho thêm vô số quần áo cũ của cô chủ. Gọi là cũ nhưng có cái mới chỉ mặc một lần, còn rất mới và đẹp. Ấy vậy mà, đã mùng 5 &’cô chú’ vẫn chẳng thấy &’cháu’ đâu. Gọi điện về thì &’cháu’ lảng tránh, đầu tiên xin ở nhà thêm 1 ngày. Sau thì nói: cháu ở nhà làm công nhân thôi, không đi làm osin nữa, người ta cười chê.
Về tận quê đón giúp việc lên Hà Nội
Hôm nay, nhà chị Quỳnh Anh (Ba Đình – Hà Nội) đã đành ô tô về tận Phú Thọ để đón người giúp việc lên. Chị cho biết:
“Người giúp việc mà oai thế đấy em ạ. Cũng tại nhà mình cần người quá phải chịu. Con bé con nó lại quen với cô giúp việc này rồi, không chịu người khác. Osin hẹn nhà chị mùng 3 lên sớm mà rồi cứ kiếm cớ không bắt được xe, rồi hết tiền đi ô tô. Nhà chị kêu gọi taxi lên hai vợ chồng thanh toán cũng không đồng ý. Cuối cùng hôm nay anh xã chị phải về quê đón đấy. Tết năm nào cũng thế. Lại giải quyết khâu oai cho người giúp việc mà, còn mình thì vất vả quá cơ. Số chị chắc cung nô bộc nó kém”.
Chị Thu Hằng (Gia Lâm – Hà Nội) thì từ mùng 3 đã hành trình về quê người giúp việc để chúc Tết và &’đón bác lên’. Chị chia sẻ: “Bác giúp việc này nhà mình rất ưng nết ăn nết ở. Chỉ có mỗi cái là hay sai hẹn. Về quê một ngày thế nào cũng kéo dài đến 2, 3 ngày. Tết xin về 4 ngày thì phải thành cả tuần nếu mình không trực tiếp đốc thúc. Vậy nên cứ mùng 3 hàng năm là vợ chồng mình cùng về quê chúc Tết và &’rước’ bác lên. Làm vậy bác mới không có lý do để từ chối. Mình nói thật, nhà mình còn cưng giúp việc hơn cưng trưởng phòng marketing của công ty chồng”.
Chấp nhận vất vả để khỏi &’quỵ lụy’ người giúp việc
Chị Hương Giang (Hoàng Mai – Hà Nội) sau năm lần, bảy lượt liên lạc với người giúp việc không được đã quyết định từ năm nay sẽ không thuê giúp việc nữa. Chị cho biết: “Năm nào cũng khốn khổ với những chiêu trò trước Tết và sau Tết của osin. Chị quyết định dẹp hết. Dù sao hai đứa cũng khá lớn rồi, không quá vất vả nữa. Cơm nước chị chịu khó để lo toan. Anh đưa đón con đi học. Dĩ nhiên là sẽ mệt hơn, nhà sẽ bẩn hơn, bớt gọn gàng đi. Nhưng bù lại tiết kiệm được một khoản tiền, thật sự chủ động và tự do muôn năm”.
Không chỉ riêng chị Giang, nhiều người do mệt mỏi vì phải cưng chiều osin nên đã quyết định không thuê người giúp việc nữa cho khỏi &’quỵ lụy’. Chị Lan Anh (Thanh Trì – Hà Nội) cười nói: “So giữa hai cái vất vả giữa có và không có osin, cũng chả biết cái nào hơn cái nào em ạ. Nhưng về mặt kinh tế thì thoải mái hơn hẳn. Nhà chị từ sau giêng này cũng bắt đầu một cuộc sống không osin đây”.
Theo PLXH