Ra Tết, bà nội không trả lại tiền lì xì cho cháu
Ban đầu tôi nghĩ họ không lì xì lại con mình nên cũng thấy có vẻ hơi lạ nhưng lại không dám hỏi bà.
Mấy ngày Tết, hai vợ chồng cũng tiêu kha khá tiền, nhất là khoản tiền lì xì cho người già và trẻ nhỏ. Tính đi tính lại cũng chẳng còn dư ra được mấy. Chỉ có mấy đồng bạc còn sót lại để tiêu nốt tháng Giêng rồi lại tiếp tục chiến đấu với công việc, tích cóp cho năm mới. Nghĩ mà cũng nản vì mỗi năm, Tết là tiêu hết rất nhiều tiền.
Lẽ ra, mình đi mừng tuổi con người ta, thì người ta mừng tuổi lại con mình, coi như cũng bớt được phần nào. Nhưng khổ tâm lắm, năm mới đã nói về chuyện nhà chồng, nhất là mẹ chồng thì quả là không hay. Nhưng không nói thì không được. Ai đời, mẹ chồng đòi thu hết tiền lì xì của cháu. Đặc biệt là, những người đến chơi mà bố mẹ cháu không có nhà, cho đi chơi, gửi bà cầm là bà ỉm đi, không nói gì.
Ban đầu tôi nghĩ họ không lì xì lại con mình nên cũng thấy có vẻ hơi lạ nhưng lại không dám hỏi bà. Mấy hôm sau, gọi điện nói chuyện với họ, họ nói là có gửi tiền lì xì chỗ bà nội thì tôi mới tá hỏa là tí nữa thì hiểu lầm người ta. Cũng hỏi lại bà xem họ lì xì bao nhiêu cũng là để nhắc bà đưa lại cho cháu. Nhưng, bà có vẻ không hài lòng, càu nhàu, bà bảo &’có vài đồng, đáng bao nhiêu mà hỏi. Mà tao cũng không nhớ là bao nhiêu nữa, tao cầm lẫn cả tiền của tao rồi. Với lại, cũng lì xì lại con cái nhà người ta hết’.
Nghĩ cho cùng, chẳng đáng là bao nhưng khoản bà lì xì là tiền của bà, còn khoản của cháu vẫn là của cháu. Bố mẹ cháu đã đi mừng tuổi con người ta rồi thì bây giờ, bố mẹ cháu nhận lại cũng là đương nhiên. Có lý do gì mà bà lại giữ. Hay bà nghĩ, bà cũng mừng tuổi con cháu nhà người ta nên tiền này là phải do bà giữ. Xưa nay làm gì có chuyện đó.
Video đang HOT
Năm đầu làm dâu đã thấy mẹ chồng lạ lạ. Ngay hôm mùng 1 khách tới nhà, bà cứ bế cháu ra. Có người nào lì xì bà cũng cầm luôn rồi đút vào túi bà. Tôi thì nghĩ đơn giản, bà không muốn đưa tiền trước mặt người khác nên cất đi rồi đưa lúc khác. Nghĩ thế cho tới tận ngày hôm nay, hết Tết, không thấy bà đưa lại một đồng nào. Mà bà rất hay giành bế cháu, để được nhận lì xì của người ta. Bây giờ thì tôi đã hiểu lý do vì sao, cứ có khách vào là bà bế cháu ra ngoài.
Đã tính là, lấy tiền lì xì để mua cho con ít đồ chơi cũng là tiện mua cho con cái xe để con tập đi lại. Nhưng con dâu có gợi ý như vậy thì mẹ chồng vẫn nhất định giữ hết tiền lì xì của cháu, không bỏ ra một đồng.
Đây là việc chính đáng, hỏi mẹ chồng cũng không có gì ngại vì là tiền của cháu được người ta lì xì để hay ăn chóng lớn. Nhưng mẹ chồng vẫn có vẻ không chịu hiểu hoặc cố tình không hiểu để làm khó con cái. Thật sự quá mệt mỏi luôn.
Tôi có nói với chồng chuyện này, anh cũng ngần ngừ rồi bảo chẳng đáng bao nhiêu. Tôi cũng đâu phải nói là to tát này kia. Cũng không đáng bao nhiêu thật nhưng về lí về lẽ thì không thể nào để bà giữ hết như thế. Bà cũng không biết sống, ai lại đi thu hết tiền mừng tuổi của cháu mình trong khi người ta đến nhà chơi, mình cũng mừng tuổi con cái người ta nhiều rồi, mà là bố mẹ cháu mừng có phải bà mừng đâu.
Nói là bà nội tham thì hơi quá nhưng không còn biết dùng từ nào để nói về việc này. Nếu không phải vậy, bà phải nên hiểu, bà không nên giữ tiền lì xì của cháu như thế. Bà làm vậy thì không thể nào khiến con dâu phục bà, cũng không thể khiến con dâu thoải mái sống được với bà chung một nhà. Thật sự, tôi bắt đầu có cảm giác khó sống ngay trong chính căn nhà mà tôi đã gắn bó gần 1 năm qua.
Theo Khám phá
Bà nội đòi trả tiền mới trông cháu, liệu có sai?
Nhiều người làm cha, làm mẹ, khi đi làm luôn có tư tưởng giao hẳn trọng trách trông con cho bà nội. Có nhiều người còn ỷ lại vào bà nội, cứ đi làm về muộn, nghĩ ở nhà có bà chăm lo nên yên tâm.
Nhiều chị em cho rằng, chuyện bà nội đòi tiền mới trông cháu giúp là chuyện hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nếu vậy, khác gì thuê người giúp việc, khác gì coi bà như người ngoài. Về phía bà, bà làm như vậy thì còn nói gì đến tình yêu thương?
Nhiều bậc làm cha, làm mẹ khi đi làm là giao hẳn trọng trách trông con cho bà nội. Có nhiều người còn ỷ lại vào bà nội, cứ đi làm về muộn, nghĩ ở nhà có bà chăm lo nên yên tâm. Nhiều bố mẹ vô tâm còn kệ con, cứ vi vu đi chơi như ngày còn chưa có con cái.
Câu chuyện bố mẹ như vậy đã dẫn đến tình trạng, cháu chỉ theo ông bà mà không hề theo bố mẹ. Nhiều trường hợp, người làm mẹ khó chịu vì sau này, cái gì cháu cũng làm theo ý bà, thậm chí là không nghe lời mẹ. Rồi lại đổ lỗi tại ông bà dạy hư cháu. Đấy là do lỗi của phụ huynh, lỗi của những người làm cha làm mẹ mải mê công việc, không dành thời gian chăm sóc con mình. Tối về lại khư khư với đống công việc còn dang dở, trong khi cả ngày đã máy tính, sổ sách. Như vậy là bố mẹ đã sai. Dù thế nào, buổi tối ngắn ngủi cũng nên dành trọn thời gian cho con. Có như thế, con trẻ mới quấn mình.
Chăm trẻ con không phải là chuyện dễ dàng, rất mệt mỏi. Vì vừa phải cho con ăn, phải vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh và ăn uống là hai công việc vô cùng vất vả. Cộng với việc bế ẵm, ru con ngủ. Người làm mẹ chắc chắn sẽ hiểu được nỗi vất vả của việc này. Người làm bà nội, tuổi tác đã cao, chuyện chăm cháu càng khó khăn và vất vả hơn nhiều. Vậy nên, quan điểm các bà đòi tiền trông cháu, tính ra thì là không hợp lý, vì tính toán tiền nong, vất chất thì còn gì là chuyện yêu thương. Nhưng, xét cho cùng, cũng không phải là không có lý. Nên con cái nếu gặp trường hợp như vậy, cũng đừng vội nổi khùng, nói ông bà này nọ, mà phải suy nghĩ lại, giải quyết cho chu toàn.
Hãy tạo thời gian thảnh thơi cho bố mẹ để bố mẹ được thực sự hưởng những ngày tháng an nhàn. Chuyện chăm con đừng bó buộc người làm ông, làm bà. Hãy để ông bà tự quyền quyết định. (ảnh minh họa)
Nhiều người cho rằng, đứng ở phương diện làm bà nội, bà có quyền đòi hỏi như vậy, cũng không có nghĩa là bà không yêu thương cháu. Người già khi về hưu có quyền được hưởng cuộc sống an nhàn. Trên thực tế, có nhiều ông bà mặc kệ con cái, thích làm gì thì làm, bỏ tiền ra thuê người giúp việc về chăm con cháu. Những lúc ông bà thích bế cháu sẽ tình nguyện bế, ẵm cháu. Còn việc vệ sinh, bếp núc, giặt giũ hay thậm chí là việc cơm nước, cho cháu ăn là việc của người giúp việc.
Tư tưởng ấy đâu phải là không hợp lý. Còn nếu, con cái muốn ông bà bế cháu cả ngày, phụ giúp cơm nước cho vợ chồng con cái đi làm thì hãy trả lương ông bà. Biết rằng, với bố mẹ và con cái không có chuyện tính toán tiền nong nhưng đòi hỏi ấy cũng đâu phải là không hợp lý. Đừng vội quy kết tư tưởng ấy của ông bà nội.
Phận làm con, nếu tâm lý ra, có thể kiếm được tiền nên để cho bố mẹ thảnh thơi. Nên thuê người giúp việc, làm những việc nặng nhọc trong nhà và chăm sóc con mình. Cũng không nên ỷ lại quá vào ông bà già cả, để tuổi xế chiều. Nếu bà nội tình nguyện là người chăm cháu, không đòi hỏi bất cứ điều gì lại là chuyện khác. Việc chăm con cháu quá sức của ông bà, phận làm con cũng đừng ỷ lại, đừng nghĩ rằng, cháu của ông bà là ông bà phải chăm.
Hãy tạo thời gian thảnh thơi cho bố mẹ để bố mẹ được thực sự hưởng những ngày tháng an nhàn. Chuyện chăm con đừng bó buộc người làm ông, làm bà. Hãy để ông bà tự quyền quyết định.
Theo Eva
Cứ mỗi lần mẹ chồng bế con là tôi lại phải giật mình thon thót Ngân không biết góp ý với mẹ chồng thế nào cho phải, nhìn cách mẹ chồng chăm con mà Ngân xót thằng bé quá. Ngay từ lúc mới bắt đầu, tình yêu của Ngân và Đức đã gặp nhiều sự phản đối của gia đình, bạn bè. Cũng bởi 2 người có hoàn cảnh không tương xứng. Ngân là con gái Hà Nội...