Ra tay tàn độc với vợ rồi bỏ đi uống bia, U60 lĩnh 20 năm tù
Từ mâu thuẫn lời qua tiếng lại với vợ là bà T, Sáu đã đánh đập bà đến bất tỉnh.
Sau đó, Sáu dùng dây dù siết cổ bà T cho đến khi nạn nhân tử vong. Gây án xong, Sáu bỏ đi uống bia cả tiếng đồng hồ, rồi mới gọi điện báo cho các con biết.
Ngày 4/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Đăng Sáu (SN 1959, trú tại phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) về tội giết người. Điều rất đau lòng là bị hại trong vụ án lại là vợ của bị cáo Sáu, bà Hồ Thị T (SN 1959, ở cùng địa chỉ với bị cáo).
Theo cáo rạng của Viện KSND TP Hà Nội, khoảng 19h ngày 28/3/2022, khi Sáu và bà T ăn cơm tại nhà thì xảy ra mâu thuẫn lời qua tiếng lại. Sáu uống rượu trong bữa ăn và không kiểm soát được hành vi nên tát vợ. Ăn xong, hai vợ chồng Sáu tiếp tục cãi chửi nhau.
Khoảng 21h, Sáu nổ máy xe định đi uống bia thì bị bà T mắng. Thấy vợ lớn tiếng, Sáu dựng xe máy và đi vào nhà rồi đóng cửa lại. Lúc này, bà T vẫn ngồi xem tivi và cả hai tiếp tục cãi nhau.
Video đang HOT
Khi bà T đứng lên đi ra ngoài, Sáu dùng tay đẩy bà ngã xuống nền nhà rồi đánh, tát và đập đầu bà T xuống nền nhà chảy máu khiến nạn nhân nằm im.
Sáu tiếp tục lấy hai đoạn dây dù hai lần siết cổ bà T. Thấy mặt bà T đỏ ửng, nước ở miệng và mũi chảy ra, Sáu nghĩ bà đã chết nên buông dây, dùng tay kiểm tra mũi, miệng thì không thấy bà T thở nữa. Bỏ mặc nạn nhân nằm đó, Sáu bỏ đi uống bia hơn một tiếng sau mới trở về nhà.
Khoảng 2h ngày 29/3/2022, Sáu gọi điện cho con gái thông báo: “Mày lên xem mẹ mày đi, ngất lên ngất xuống mấy lần rồi, gọi cấp cứu đi”. Con gái Sáu cùng chồng đi ôtô đến đưa bà T tới bệnh viện. Nhưng bác sĩ cho biết, bà T đã chết trước khi vào viện. Bệnh viện xác định trên thi thể nạn nhân có nhiều vết thương có dấu hiệu bị siết cổ. Kết quả giám định pháp y cho thấy nạn nhân chết vì ngạt cơ học.
Sáng cùng ngày, con trai Sáu đến cơ quan công an trình báo sự việc liên quan đến cái chết nất thường của bà T. Ngay trong ngày 29/3/2022, cơ quan điều tra đã triệu tập Sáu và những người liên quan đến làm việc.
Tại phiên tòa, bị cáo Sáu thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Nói lời sau cùng, bị cáo xin lỗi đến mẹ vợ bị cáo và các con bị cáo. Bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm có cơ hội trở về gia đình.
Trước tòa, đại diện hợp pháp của bị hại cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử khẳng định, hành vi của bị cáo là rất nguy hiểm đối với xã hội khi tước đoạt mạng sống của người khác được pháp luật bảo vệ. Do đó cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với bị cáo mới tương xứng với tính chất, mức độ và hành vi phạm tội, đồng thời để cảnh báo và phòng ngừa chung trong xã hội.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả, có nhân thân tốt…
Với phán quyết trên, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Sáu 20 năm tù về tội giết người.
Cựu Chủ tịch và Tổng Giám đốc Cienco-1 hầu tòa vì tự ý xóa nợ hàng trăm tỷ đồng
Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 6/4, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Dũng (SN 1961, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) và bị cáo Cấn Hồng Lai (SN 1955, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty cổ phần Cienco-1) cùng đồng phạm về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Thẩm phán Đào Bá Sơn làm chủ tọa phiên tòa. Thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử là 4 kiểm sát viên Viện KSND TP Hà Nội. 14 luật sư tham dự phiên tòa để bào chữa cho các bị cáo. Phía Cienco-1 cũng có luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Theo cáo trạng, Cienco-1 ban đầu thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Năm 2013, có chủ trương cổ phần hóa nên Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa do bị cáo Phạm Dũng là Trưởng ban, bị cáo Cấn Hồng Lai là Phó trưởng Ban thường trực.
Tháng 6/2014, Cienco-1 được cổ phần hóa thành công với đăng ký kinh doanh mới thể hiện vốn điều lệ doanh nghiệp này là 700 tỷ đồng, trong đó có 35% của Nhà nước. Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải thoái toàn bộ 35% vốn. Quá trình cổ phần hóa, các bị cáo trong vụ án và một số người, đơn vị liên quan có sai phạm gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch HĐTV Cienco1 Phạm Dũng (trái) và cựu Tổng Giám đốc Cienco1 Cấn Hồng Lai.
Sai phạm thứ nhất thể hiện qua việc, nhóm bị cáo Cần Hồng Lai đã xóa khoản nợ phải thu 184 tỷ đồng sai quy định. Kết quả điều tra xác định, từ năm 2010 đến năm 2012, Cienco-1 đã trích lập dự phòng với những khoản thu khó đòi của 50 công ty với số tiền 306 tỷ đồng.
Năm 2013, để xử lý các vấn đề khi cổ phần hóa, nhóm bị cáo Cấn Hồng Lai xác định, 50 công ty trên nợ Cienco-1 với tổng số 364 tỷ đồng có 184 tỷ đồng là nợ "khó đòi" nên quyết định xóa nợ, dù đây là tài sản công. Sau khi cổ phần, nhóm điều hành mới của Cienco-1 đã đòi được 65 tỷ đồng trong số này nhưng không bàn giao cho Nhà nước.
Cienco-1 trước khi cổ phần hóa phải bàn giao "các khoản nợ phải thu đã xử lý xóa nợ" cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam. Tuy vậy, nhóm bị cáo Cấn Hồng Lai và cấp dưới khi bàn giao đã "bỏ quên" 184 tỷ đồng. Quá trình điều tra, bị cáo Cấn Hồng Lai thừa nhận sai phạm nhưng cho rằng, vẫn thực hiện với động cơ "Làm đẹp sổ sách kế toán, thuận tiện việc chào bán cổ phần phục vụ cổ phần hóa".
Sai phạm thứ hai thể hiện qua việc, Cienco-1 khi cổ phần hóa còn "bỏ quên" giá trị quyền sử dụng 4 khu đất vào giá trị doanh nghiệp. Số tài sản này gồm 422m2 tại số 135 Nguyễn Văn Đậu, TP Hồ Chí Minh; 916m2 tại TP Tân An, tỉnh Long An; 16.706m2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và 852m2 tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Theo quy định của Chính phủ, khi doanh nghiệp cổ phần hóa, UBND cấp tỉnh sẽ có ý kiến chính thức để làm căn cứ xác định giá trị đất. Tuy nhiên, nhóm lãnh đạo Cienco-1 và các bị cáo thuộc Công ty A&C đã xác định 4 khu đất trên là "tài sản cố định vô hình" với tổng giá trị 12,6 tỷ đồng.
Hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự tại 4 tỉnh thành trên xác định, năm 2013, tổng giá trị 4 khu đất của Cienco-1 là hơn 67,4 tỷ đồng. Do vậy, hành vi của bị cáo Cấn Hồng Lai và các bị cáo khác gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 54,7 tỷ đồng.
Người phụ nữ đốt nhà mẹ đẻ bị tuyên phạt 14 năm tù Sau khi ly hôn, Anh về nhà mẹ đẻ ở căn biệt thự thời Pháp xin ở cùng nhưng không được em trai đồng ý. Bị em trai đánh, Anh bỏ đi uống rượu. Khi quay lại nhà, Anh đổ xăng ra lối đi chung châm lửa đốt rồi gọi 114 báo cháy. Ngày 29/3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình...